Bạn đọc viết: “Học trước, quên sau” do học nhồi nhét

Theo dõi VGT trên

Sự cầu toàn của phụ huynh, việc chạy theo thành tích của giáo viên và nhà trường làm cho việc học của học sinh bị quá tải, khiến kiến thức bị trôi nhanh sau khi học.

Bạn đọc viết: Học trước, quên sau do học nhồi nhét - Hình 1

Ảnh minh họa

Ngày nay, con trẻ học như một cái máy, nhiều đứa học không phải vì niềm say mê, vui thích mà vì bị ép học. Học tập đối với chúng là trách nhiệm, cũng là để thỏa mãn kỳ vọng của cha mẹ. Chúng cảm thấy sợ và việc học là một nỗi lo lắng, mệt mỏi chứ không hề có ý nghĩa sâu xa, cao cả vốn có của nó.

Để đối phó với tham vọng thành tích của thầy cô và cha mẹ, để giải quyết xong đống bài vở khổng lồ nên học sinh luôn có tâm lý học tủ, học vẹt. Trừ một số môn học các em thích thì tìm hiểu và tham khảo nhiều hơn, còn lại thì đều học cho xong, cho thật nhanh. Thế nên thật dễ hiểu vì sao, bài kiểm tra của trẻ vẫn cứ 9, 10 điểm mà đến khi hỏi về kiến thức cơ bản thì chẳng còn gì lắng đọng trong đầu chúng nữa. Các em bị nhồi, bị học dồn liên tục trước lúc thi, học ôn theo đề cương và hướng dẫn có sẵn, để rồi đi thi được cho làm đề theo mẫu. Khi ra khỏi mẫu đó, nhiều em không hiểu gì và không thể làm được bài

Tôi là một gia sư bất đắc dĩ nhiều năm qua, chuyên đi dạy thêm cho các em học sinh cấp 2, 3. Với đồng lương văn phòng ít ỏi, nhưng kiến thức phổ thông vẫn chắc nên tôi đi dạy thêm để có t.iền trang trải cuộc sống. Càng thấy học sinh học nhiều, tôi càng thấy chúng bị hổng kiến thức cơ bản ghê gớm. Học lớp 9, đã qua cái t.uổi được coi là phải hoc thụ động nhưng nhiều học sinh chưa chủ động học hành, việc học vẫn là đối phó và theo thành tích chung của xã hội.

Ngày hai buổi, trung bình khoảng 8 tiết với 5 môn mỗi ngày, học sinh cũng đã đủ mệt để cõng một ba lô sách vở trên lưng. Chương trình học năm sau nhiều hơn và khó hơn năm trước. Kể cả học sinh học khá giỏi và những em vốn siêng năng cũng cảm thấy vất vả và quá sức. Học xong còn bài tập về nhà, đọc sách giáo khoa, làm sách bài tập của đủ các môn học.

Như thế còn chưa đủ vì ở nhà, phụ huynh còn cho con mình đi học thêm các lớp học nâng cao, bồi dưỡng, ôn thi… Đủ các lớp, lớn thì lo thi lớp chuyên, trường chọn, bé thì lo học năng khiếu, ngoại ngữ, kỹ năng sống…

Nói chung thời nay, dường như trẻ chỉ được sống hồn nhiên, vô tư đúng đến năm 6 t.uổi, sau đó chúng phải ở trong guồng quay học hành, thi cử triền miên. Nhiều gia đình có điều kiện, các gia đình ở thành phố dành tổng lực đầu tư cho con. Từ lúc đi mẫu giáo, mới bắt đầu nói sõi tiếng mẹ đẻ, cha mẹ đã cho con đi học ngoại ngữ, hội họa, âm nhạc

Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về việc kiện toàn kiến thức ngày càng cao nên các phụ huynh ra sức cho con mình học càng nhiều. Ngoài kiến thức sách vở, các em còn phải học nhiều kỹ năng khác trong cuộc sống. Nhưng ngay cả những ứng xử đơn giản trong trường học, trong cuộc sống, các em nhiều khi không tự mình làm được.

Video đang HOT

Nhiều phụ huynh đổ lỗi cho chương trình giáo dục nặng nề và thiếu khoa học nhưng chính họ lại tạo áp lực học tập và việc làm tương lai cho các con mình. Họ muốn con giỏi toàn diện, muốn chúng biết tuốt nên cho đi học đủ thứ, đủ môn. Nhưng khi để chúng viết một đoạn văn biểu cảm cảm xúc của bản thân thì chúng không thể tự viết được.

Tôi có một cô bạn đồng nghiệp đang có con học lớp 2 đã cho con đi học thêm đủ các môn, ngoài toán, tiếng Anh và tiếng Việt, cô còn cho con đi học vẽ, nhạc, bơi. Nói chung là cả gia đình cô bạn này đầu tư tổng lực cả t.iền bạc, thời gian và công sức cho con mình. Nhưng thỉnh thoảng có vài buổi con bị điểm kém môn Toán, chưa làm bài môn Văn là cô lại buồn, tức giận và đ.ánh mắng con mình.

Sự cầu toàn của phụ huynh, việc chạy theo thành tích của giáo viên và nhà trường làm cho việc học của học sinh bị quá tải, khiến kiến thức bị trôi nhanh sau khi học.

Học nhiều, khối lượng sách vở và kiến thức khổng lồ nên học sinh không đủ thời gian để tư duy và rèn luyện các kỹ năng lưu trữ kiến thức, vì vậy các em “học trước, quên sau”. Và thế là điệp khúc, học nhồi, học thêm cứ tiếp diễn thành một vòng tròn áp lực và gánh nặng cho các em.

Nguyễn Thị Minh

Theo Dân trí

Nhiều cha mẹ ép con học quá sức

Đã hơn nửa năm, bà Phượng vẫn chưa hết sợ hãi khi nhớ lại cảnh con gái dùng dao lam rạch tay vì bị mẹ ép học quá sức.

Cuối năm ngoái, con gái 15 t.uổi của bà Phượng (44 t.uổi, ngụ TP Biên Hòa, Đồng Nai) được phát hiện sớm, đưa đi cấp cứu khi m.áu loang trên ga giường. Cháu dùng dao lam rạch tay với mong muốn được giải thoát. "Nó kể trường phát bảng điểm nhưng không dám mang về nhà vì sợ mẹ. Mỗi lần bị điểm kém là tôi la nó không ra gì", bà kể.

Con gái bà từ nhỏ bị phát hiện tự kỷ nhẹ, không tập trung học bài, có biểu hiện khép kín ở trường và rất hay nói ở nhà. Ban ngày vợ chồng bận việc, tối về mới có chút thời gian nghỉ ngơi nên họ thuê gia sư dạy kèm cho con gái.

Nhiều cha mẹ ép con học quá sức - Hình 1

Phụ huynh ngóng nhìn con vào phòng thi kỳ tuyển sinh lớp 10. Ảnh: Mạnh Tùng.

Từ năm học lớp ba, con gái học sa sút, không theo kịp bạn bè, thường xuyên "học trước quên sau". Mỗi lần cùng gia sư chỉ bài cho con, người mẹ hay cáu giận, la mắng khi bé không nhớ bài, có hôm tát thẳng vào mặt con.

Học yếu, thường xuyên xếp hạng chót ở lớp nhưng con gái bà Phượng vẫn được cho lên lớp đều đặn. Em rất thích may vá và từng chia sẻ với mẹ ước mơ muốn làm thợ may, song bị mẹ gạt phăng: "Phải vào đại học".

Từ đầu năm học lớp 9, bà Phượng cho con học thêm đủ nơi, thuê cả gia sư dạy tiếng Anh về nhà. Bà cấm con không được vẽ, thêu thùa, hạn chế Internet và cắt điện thoại. Lâu dần, cô con gái ít nói ở nhà, sáng lặng lẽ cắp sách để ba chở đi học, tối về nhà lại dán mắt vào sách vở.

"Sau việc con t.ự t.ử, tôi hốt hoảng nhìn lại cách dạy. Hóa ra mình không quan tâm con muốn gì, thực lực ở đâu mà chỉ gò ép làm những gì mình muốn", bà thổ lộ.

Hiện bà Phượng đã cho con giảm học thêm, theo một lớp may đo quần áo gần nhà. Cô bé hay cười nói hơn, tỏ ra ham thích may vá. "Con học hành tiến bộ đôi chút, dù học lực chỉ trung bình. Bây giờ tôi nghĩ khác, chỉ cần nó vui và trưởng thành là đủ, đừng tạo áp lực quá sức cho con", bà nhắn nhủ.

Không giống bà Phượng, ông Công (ngụ quận 2, TP HCM) có hai con trai thông minh, giỏi giang. Cậu lớn đang du học ở châu Âu ngành Quản trị kinh doanh, nhiều năm đoạt giải học sinh giỏi thành phố môn Toán. Con út đang học lớp 11 chuyên ở một trường THPT có tiếng của TP HCM.

Với mục tiêu cho con út du học, vợ chồng ông Công không tiếc t.iền đầu tư cho con học thêm ở nhiều trung tâm và thuê gia sư về nhà kèm tiếng Anh. Họ đặt mục tiêu cho con ở mỗi môn văn hóa, bài kiểm tra phải đạt từ 8 điểm trở lên.

"Muốn du học thì trước hết phải tốt nghiệp giỏi, thành tích phải đẹp, cộng thêm tiếng Anh lưu loát thì mới vào được trường có tiếng. Chúng tôi không muốn cho con học trong nước", người cha quả quyết.

Khi được hỏi đặt áp lực quá lớn như vậy có sợ con bị trầm cảm hoặc hành động tiêu cực, ông Công bày tỏ: "Có đôi lúc nghĩ tới, nhưng cuộc sống phải có áp lực mới có động lực để tiến bộ và thành công. Tôi nghĩ áp lực tôi tạo ra là vừa sức chứ không quá đáng cho con".

Người cha cũng thừa nhận, đôi lúc con trai than với cha mẹ ngột ngạt bởi lúc nào cũng mang anh ra làm gương. Biết thông tin n.am s.inh trường Nguyễn Khuyến t.ự t.ử bởi không đáp ứng mong mỏi của gia đình trong việc học, vợ chồng ông giật mình. "Mục tiêu du học không đổi nhưng sẽ cho con tự chọn trường, chọn ngành và cách thức để giành được học bổng du học", ông chia sẻ.

Nhiều phụ huynh ở TP HCM cũng cho biết, sau sự việc ở trường Nguyễn Khuyến đã thay đổi suy nghĩ và cách quản lý con. Nhẹ nhàng hơn, bớt học thêm những môn không cần thiết, để con tự chọn nghề nghiệp tương lai là cách được nhiều ông bố, bà mẹ chọn.

Bà Thu (45 t.uổi, ngụ quận Bình Thạnh) phụ huynh trường THPT Thanh Đa kể, con trai lớn hiện học lớp 12 có lực học trung bình nên bà không đặt nặng mục tiêu thành tích. "Con tôi học không giỏi nhưng chơi bóng đá hay, chạy rất nhanh và muốn làm giáo viên dạy thể dục cấp một. Nó tự tin sẽ thi đậu vào ngành sư phạm thể thao nên tôi tùy ý cho con chọn", bà chia sẻ.

Ngoài việc học thêm hai môn Toán, Sinh để vào đại học, thời gian còn lại bà Thu để con trai thoải mái tự học và chơi thể thao.

Nhiều cha mẹ ép con học quá sức - Hình 2

Phụ huynh chờ đón con trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn.

Tuần trước, trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP HCM) xảy ra vụ n.am s.inh lớp 10 nhảy từ lầu bốn t.ự t.ử. Trong thư tuyệt mệnh, n.am s.inh với học lực giỏi đã nói lời xin lỗi cha mẹ bởi không đáp ứng được mong mỏi của họ trong việc học hành.

Sự việc làm dấy lên lo ngại áp lực học tập từ nhà trường và gia đình là nguyên nhân dẫn đến những chấn thương tâm lý của học sinh.

Lê Nam

Theo vnexpress.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz
06:47:05 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập cuối: Tất cả các nhân vật đều có cái kết đẹp trừ một người
06:18:43 04/07/2024
5 cầu thủ Anh nguy cơ bị treo giò ở Euro 2024
07:28:42 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bị bố chồng chèn ép suốt 3 năm, tôi choáng váng khi biết lý do xuất phát từ việc đáng xấu hổ của ông trong quá khứ

Góc tâm tình

09:02:10 04/07/2024
Nghe những gì bố chồng nói, tôi choáng váng đến mức đứng không vững. Tại sao ông lại có thể hiểu nhầm tai hại như thế cơ chứ.

Suối nước nóng Triêm Đức (Phú Yên)

Du lịch

08:56:48 04/07/2024
Từ Thị trấn La Hai (Huyện Đồng Xuân) đi ngược về hướng đầu nguồn Sông Kỳ Lộ khoảng 7km, phía dưới Vực Lò, thuộc Thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang II, có một nguồn nước nóng chảy quanh năm

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

Thế giới

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Mách các nàng cách diện đồ chiết eo đẹp

Thời trang

08:06:12 04/07/2024
Hãy diện đồ chiết eo theo 4 cách này, các cô gái sẽ có bảo bối giúp tạo điểm nhấn cho trang phục, che đi khuyết điểm ở vòng 2.Chiếc váy hoặc áo chiết eo sẽ khiến set đồ của bạn đặc biệt hơn, đồng thời tạo điểm nhấn tôn lên vóc dáng cho ...

EURO 2024: N'Golo Kante - Câu chuyện cậu bé nhặt rác, đến bài học về khát khao làm nên lịch sử

Sao thể thao

07:29:44 04/07/2024
Sau khi Pháp giành chiến thắng ngạt thở trước đội Bỉ tại vòng 1/8 giải EURO 2024, có một cái tên đã đi vào lịch sử bóng đá châu Âu.

'Ma nữ đẹp nhất Thái Lan' hóa thân cô gái Việt

Phong cách sao

07:09:25 04/07/2024
Diễn viên Mai Davika gây sốt mạng xã hội khi diện áo dài, đội mấn, tái hiện hình ảnh người phụ nữ Việt. Tạo hình này được nhiều tín đồ thời trang, makeup trong nước hưởng ứng.

Tăng Thanh Hà U40 có làn da đẹp không tì vết nhờ vào một cách đơn giản

Làm đẹp

07:04:06 04/07/2024
Những sản phẩm dược mỹ phẩm organic luôn chứa các thành phần cực kỳ lành tính và an toàn tuyệt đối cho làn da, vì vậy Hà Tăng rất yên tâm về hiệu quả và độ an toàn mà chúng mang lại.

"Biệt đội vá đường đêm" của trung uý công an xã

Netizen

06:46:11 04/07/2024
Thường xuyên chứng kiến cảnh người dân bị ngã xe khi qua những đoạn đường hư hỏng, nhiều ổ voi ổ gà, trung uý công an Lê Tuấn Thành đã lập nên Biệt đội vá đường đêm .

Nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy ra mắt chuỗi sự kiện âm nhạc, chọn Tăng Phúc mở màn

Nhạc việt

06:44:13 04/07/2024
Mới đây, buổi ra mắt và giới thiệu tour diễn âm nhạc Từ đây... Từ nay được tổ chức tại Phòng trà Bến Thành, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam.

Lisa 'nói kháy' Jennie, ngầm hạ bệ BLACKPINK?

Nhạc quốc tế

06:43:24 04/07/2024
Tuy nhiên, ca khúc ra mắt không lâu đã vướng loạt tranh cãi nghiêm trọng. Dù đạt được thành tích cao nhờ fandom mạnh nhưng ROCKSTAR vẫn khiến công chúng thất vọng.

Xem Esports World Cup 2024 ở đâu? Link trực tiếp EWC 2024

Mọt game

06:42:21 04/07/2024
Sự kiệnEsports World Cup 2024diễn ra tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê-út từ ngày 28/06 - 25/08. Ở thời điểm hiện tại, cộng đồng game thủ Việt Nam đang cực kỳ quan tâm đến giải đấu con thuộc sự kiện này: LOL Esports World Cup 2024.