Bạn đọc viết: “Học phí không đáng lo, phụ phí mới đáng ngại!”
Cứ mỗi dịp năm học mới bắt đầu, nỗi lo về các khoản đóng góp đầu năm lại canh cánh trong lòng phụ huynh có con đang độ tuổi đến trường. Bài viết “Miễn học phí, e ngại biến tướng khoản thu” trên báo Dân trí đã phản ánh đúng thực trạng phụ huynh ít “mặn mà” khi được miễn học phí.
Ảnh minh họa
Câu chuyện lạm thu cũng được dịp nóng lên từng ngày với những con số ngất ngưỡng khiến dư luận phải sững sờ. Mới đầu năm học này, tình trạng lạm thu ở Trường tiểu học Sơn Đồng (Hà Nội) đã khiến phụ huynh “sốc” thật sự với những khoản đóng góp vô tội vạ.
Đúng như tác giả Hoài Nam nhận định: “Khoản nào cần thu, phải thu vì chất lượng giáo dục, được sử dụng hiệu quả thì vẫn phải thu, người dân sẵn sàng đóng”. Bởi khi đưa con đến lớp, đến trường, ai cũng mong con trẻ được học tập và sinh hoạt trong môi trường đầy đủ tiện nghi, hiện đại. Chúng tôi mong muốn con em được hưởng nền giáo dục tốt nhằm phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách.
Và trong tình hình đất nước còn khó khăn chung, giáo dục đang thiếu thốn cơ sở vật chất trường lớp thì chủ trương xã hội hóa giáo dục là lời giải đúng đắn cho bài toán ngân sách hạn hẹp. Tuy nhiên, xã hội hóa giáo dục đang dần biến tướng thành “lạm thu” bởi không ít trường tự đề ra các khoản phí “trời ơi đất hỡi”, có những trường đang “móc túi” phụ huynh một cách trắng trợn.
Học phí trường công thật sự không đáng lo, mỗi tháng vài chục nghìn người dân nghèo vẫn có thể chạy vạy để lo cho con ăn học được. Nay nghe tin được miễn học phí, phụ huynh tất nhiên vui, mừng chứ! Tuy nhiên, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, cắt học phí có “mọc” lên các khoản thu khác bù vào không? Đó là nỗi lo có cơ sở của dư luận. Bởi cái đáng sợ là phụ phí với hàng chục khoản nhân lên thành tiền trăm, tiền triệu.
Phụ phí tồn tại muôn hình vạn dạng dưới danh xưng “hỗ trợ”, “vận động”, “đóng góp”. Nào là hỗ trợ việc học tập, sinh hoạt của học sinh như tiền điện nước, tiền vệ sinh, tiền học vi tính, tiền giữ xe đạp, tiền học buổi thứ hai, tiền học kỹ năng sống, tiền sinh hoạt câu lạc bộ,… Nào là vận động chỉnh trang khuôn viên nhà trường, nâng cấp sân bóng, cải tạo nhà vệ sinh, cải tiến hệ thống làm mát,…
Bấy nhiêu khoản thu đều danh chính ngôn thuận “núp” dưới cái bóng của mỹ từ “thỏa thuận” và “tự nguyện” mà tồn tại. Cấp trên về thanh tra tài chính chỉ cần trưng ra biên bản họp với ban đại diện cha mẹ học sinh, trong đó bao giờ cũng có câu chốt “100% phụ huynh nhất trí với các khoản thu của nhà trường”. Thế là xong! Thậm chí có trường còn in sẵn “Đơn xin tự nguyện đóng góp…” như một tấm lá chắn hữu hiệu nhất để tránh điều tiếng, đối phó với đoàn thanh kiểm tra.
Ngay từ đầu năm học, Bộ GD&ĐT đã có công văn nghiêm cấm tình trạng lạm thu trong trường học, răn đe sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, thực tế có không ít trường vẫn đang “nhờn luật”, tìm cách “lách luật”.
Trên cương vị phụ huynh, chúng tôi chẳng dám ao ước “miễn học phí, cắt luôn phụ phí” nhưng mong rằng những khoản đóng góp mà nhà trường đưa ra thật sự cần thiết cho việc học tập của con em.
Chúng tôi sẵn sàng đóng góp, hỗ trợ thêm cho công tác dạy học của nhà trường để con em mình được học tập thoải mái, tích cực hơn. Tuy nhiên, các khoản đóng góp cần phải được tính toán phù hợp với khả năng kinh tế chung của đại đa số phụ huynh.
Video đang HOT
Xin đừng để cảnh rụt vai, lè lưỡi, choáng váng lại tái diễn mỗi mùa họp phụ huynh đầu năm!
Nguyễn Ngọc
(TP Huế)
Theo Dân trí
Thông tư 16 đã tác động mạnh đến lạm thu, từ nay muốn "ăn" cũng khó
Việc ra đời Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT nhằm tránh cho các cơ sở giáo dục lợi dụng hoạt động tài trợ để thu tiền phụ huynh học sinh dưới dạng ép buộc, cào bằng.
LTS: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT nhằm ngăn chặn tình trạng lạm thu đầu năm học.
Đặt ra câu hỏi "Liệu Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT có ngăn được lạm thu", cô Phan Tuyết đã có bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Trước tình hình lạm thu vẫn bùng phát tại nhiều trường học trong cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT thay thế Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT quy định cụ thể nguyên tắc, nội dung, hình thức, làm rõ quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ trong các cơ sở giáo dục.
Việc ra đời của Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT nhằm tránh cho các cơ sở giáo dục lợi dụng hoạt động tài trợ để thu tiền của phụ huynh học sinh dưới dạng ép buộc, cào bằng như hiện nay.
Cần ngăn chặn tình trạng lạm thu tiền trường (Ảnh minh họa: plo.vn).
Liệu những nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo có ngăn chặn được tình trạng thu tiền núp bóng tự nguyện đã và đang diễn ra theo chiều hướng gia tăng?
Những nét mới của Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT
Thông tư này quy định rõ quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ mà không thả nổi cho các trường tự vận động, tự thu như hiện nay.
Cụ thể, các cơ sở giáo dục muốn được tài trợ phải xây dựng kế hoạch vận động tài trợ trình Sở giáo dục hoặc Phòng giáo dục và đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện.
Sở giáo dục và Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm thẩm định phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ sở giáo dục.
Trường hợp phát hiện kế hoạch vận động tài trợ không đúng quy trình, quy định và không công khai minh bạch thì phải yêu cầu cơ sở giáo dục dừng triển khai kế hoạch vận động tài trợ.
Quy định rõ các khoản được phép vận động, các cơ sở giáo dục chỉ được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ trong các trường hợp trang bị các thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.
Đồng thời, thông tư cũng quy định các cơ sở giáo dục không được vận động tài trợ để chi trả các khoản liên quan đến cán bộ giáo viên nhà trường.
Một điểm khác biệt so với những quy định cũ là quy định việc tiếp nhận tài trợ phải thông qua tổ tiếp nhận tài trợ gồm một số đại diện của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường.
Thông tư còn nêu rõ trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan như thủ trưởng đơn vị, chính quyền địa phương, Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo đều có trách nhiệm liên quan.
Riêng Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ đóng vai trò phối hợp, giám sát việc quản lý và sử dụng tài trợ của cơ sở giáo dục không trực tiếp đứng ra tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục, đồng thời các khoản tài trợ phải được phản ánh trên sổ sách kế toán của đơn vị.
Liệu có ngăn chặn được lạm thu?
Có thể nói sự ra đời của Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT đã có tác động khá lớn đến việc triển khai công tác thu ở nhiều địa phương hiện nay.
Do Thông tư có quy định rõ trách nhiệm của nhiều cấp liên quan (như người đứng đầu cơ sở giáo dục, Phòng, Sở giáo dục...) nên sẽ hạn chế kiểu thả lơ cho nhà trường coi như không biết, không hay và khi xảy ra sự việc lại đùn đẩy trách nhiệm như một số địa phương trong thời gian qua.
Hiện có một số tỉnh thành cụ thể nhất là tỉnh Phú Thọ (một số trường học nơi đây đang bị tố vì lạm thu) đã nhận chỉ đạo của cấp trên ngừng triển khai thu các khoản đóng góp cào bằng từ phụ huynh.
Nhiều trường học rồi đây sẽ không thể lợi dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh để tự đặt ra các khoản thu một cách áp đặt, cào bằng núp bóng là tự nguyện gây bức xúc dư luận như trong thời gian vừa qua.
Không phủ nhận những hiệu ứng tốt từ sự ra đời của Thông tư 16, bên cạnh những điểm mới tích cực, chặt chẽ hơn, nhiều người quan tâm đến giáo dục vẫn có một số điều băn khoăn. Nếu là lạm thu có sự "chỉ đạo" từ cấp trên thì sao?
Trong thực tế, không ít trường học lại xảy ra lạm thu "chỉ đạo" từ cấp trên. Nhà trường vẫn làm tờ trình xin Ủy ban nhân dân xã làm tờ trình xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện...thế là một số khoản học sinh phải đóng góp đã được duyệt.
Có tờ kí duyệt trong tay, chẳng khác nào "bảo bối" nên những trường học này cứ tự nhiên, thoải mái tiến hành thu.
Những khoản thu có chỉ đạo này không hề nhỏ, mức thu từ vài trăm đến cả triệu đồng.
Nếu dân phản ứng đưa đơn về phường, về Ủy ban thì những đơn thư kiểu này chỉ được nghe lời giải trình "đã được cấp trên cho phép thu, nhà trường không tự ý". Và như thế lạm thu vẫn không thể chấm dứt.
Thông tư sẽ là cơ sở pháp lý để ngăn chặn và xử phạt người làm sai khi có sự việc xảy ra. Nhưng, lương tâm của những người làm giáo dục (cụ thể là người đứng đầu cơ sở giáo dục) vẫn là quan trọng nhất.
Người lãnh đạo có cái tâm trong sáng, biết thấu hiểu, cảm thông với những gia đình nghèo khó, biết chi tiêu những đồng tiền ngân quỹ một cách hợp lý mới không "vẽ" ra những khoản thu trên trời để huy động phụ huynh đóng góp.
Có được những người lãnh đạo như thế thì chắc chắn chuyện lạm thu ở trường học sẽ biến mất một cách hoàn toàn.
Theo giaoduc.net.vn
Nói thật, Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ là bù nhìn Trong thực tế, phần nhiều Ban đại diện cha mẹ học sinh lại trở thành "cánh tay nối dài" cho Hiệu trưởng. Họ gần như chỉ làm công tác vận động phụ huynh. LTS: Câu chuyện lạm thu đầu năm học đang khiến nhiều phụ huynh rất bức xúc. Trong bài viết này, cô giáo Phan Tuyết bàn về vai trò của Ban...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân có "gương mặt kim cương" đẹp hoàn hảo nhất Hàn Quốc: Nhan sắc phong thần, mọi khung hình đều tuyệt đối điện ảnh
Hậu trường phim
23:37:27 11/04/2025
10 mỹ nam đẹp nhất Hàn Quốc 2025: Lee Min Ho chỉ xếp thứ 7, hạng 1 không ai dám phản đối
Sao châu á
23:33:38 11/04/2025
Việt Trinh nói về tin ở biệt thự 3.000m2: Tôi không giàu có, chỉ đủ sống!
Sao việt
23:17:38 11/04/2025
Thanh Hà - Phương Uyên bước qua mất mát, tự 'chữa lành' nỗi đau
Nhạc việt
23:11:14 11/04/2025
Kanye West xin lỗi, vợ chồng Jay-Z và Beyoncé xem xét cách xử lý
Sao âu mỹ
22:56:16 11/04/2025
Hồng Vân thích thú khi chàng trai trẻ quyết tâm 'cưa đổ' cô vợ xinh đẹp
Tv show
22:50:56 11/04/2025
Trước ngày cưới, bạn thân vay 200 triệu nhưng cuộc gọi điện thoại sau đó đã lộ bản chất của cô ta
Góc tâm tình
22:46:42 11/04/2025
Bộ Công an cảnh báo 4 phương thức lừa đảo núp bóng shipper
Pháp luật
22:38:42 11/04/2025
Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m
Tin nổi bật
22:30:20 11/04/2025
Tháng 4 nên hạn chế thịt gà, thịt bò, ưu tiên 3 loại thịt bổ dưỡng cho cơ thể: Đây là lý do
Ẩm thực
22:09:56 11/04/2025