Bạn đọc viết: Giáo viên “ngán ngẩm” khi đi tập huấn
Là một giáo viên, tôi nhận thấy, khi tập huấn hãy cho chúng tôi có thời gian nghiên cứu, tìm tòi. Các nội dung đổi mới cũng cần thực hiện theo quy trình. Chứ việc đi tập huấn chỉ một, hai ngày làm sao chúng tôi nắm bắt hết nội dung. Chúng tôi đâu phải là những siêu nhân.
Ảnh minh họa
Năm nay tôi được điều động tham dự tập huấn “Kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi kiểm tra đánh giá kết qủa dạy học” của Sở GD-ĐT. Buổi tập huấn chỉ diễn ra trong hai ngày ngắn ngủi. Vậy mà chúng tôi phải “thấm nhuần” tất cả các nội dung đổi mới. Sau đó sẽ về trường triển khai lại cho các giáo viên trong tổ cùng thực hiện.
Nội dung buổi tập huấn là những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Các giáo viên tìm hiểu quy trình biên soạn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực. Nội dung đề thi phải bảo đảm thực chất, khách quan, trung thực, công bằng đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.
Buổi sáng đầu tiên, chúng tôi ngồi nghe báo cáo viên nói về những ưu điểm của việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như việc kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng năng lực. Báo cáo viên cứ thao thao bất tuyệt rồi trình chiếu trên màn hình. Chúng tôi ở dưới cứ cắm cúi ghi ghi chép chép như những con ong chăm chỉ. Nhiều lúc chúng tôi phải lấy điện thoại để chụp những nội dung trên máy chiếu. Báo cáo viên thì cứ nhấn mạnh chúng ta cần đổi mới để đáp ứng yêu cầu. Chúng ta cần đổi mới quy trình kiểm tra học sinh. Chúng tôi ngồi dưới chỉ biết nghe và ghi chép cho thật đầy đủ. Hết buổi sáng, chúng tôi mệt phờ vì nội dung khá nhiều.
Buổi chiều, chúng tôi bắt tay vào xây dựng ma trận, câu hỏi và đáp án. Nào là đề kiểm tra trắc nghiệm, đề tự luận và đề tuyển sinh vào 10 THPT. Tất cả chúng tôi được xem qua một số đề mẫu, sau đó bắt tay vào mày mò xây dựng đến toát mồ hôi. Đối với đề trắc nghiệm khách quan, giáo viên có thể ra theo một số dạng chính như câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi điền khuyết, câu hỏi ghép đôi… Tuy nhiên để ra được dạng đề phát triển theo năng lực học sinh giáo viên cũng tốn khá nhiều thời gian và công sức. Các câu hỏi cần phải rõ ràng, tránh đánh đố học sinh.
Tuy nhiên cực nhất phải kể đến dạng tự luận. Để hoàn chỉnh một đề, giáo viên sẽ xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao. Từ mức độ đến số câu số điểm phải thật sự cân đối.
Suốt buổi chiều, chúng tôi cũng ra chưa xong nổi một đề kiểm tra. Các giáo viên trẻ thì còn đỡ, chứ các giáo viên lớn tuổi thì đọc xong thì thấy cứ rối như canh hẹ. Nhiều thầy cô bảo sao tự nhiên phải xây dựng ma trận đề làm gì cho khổ vậy. Tự nhiên “hành” chúng tôi khổ quá thế này. Cứ để chúng tôi ra đề cho phù hợp với trình độ học sinh là được rồi. Năm nào cũng đổi mới mà chất lượng có lên đâu. Chúng tôi khổ quá rồi.
Ngày thứ hai, chúng tôi tiến hành thảo luận đề mới nhiều nội dung để nói. Chín người, mười ý. Người cho rằng đúng, người chưa bằng lòng. Nhiều vấn đề giáo viên vẫn cảm thấy mơ hồ. Không biết các câu hỏi ấy là cũ hay mới nữa. Rồi đề này đã đánh giá đúng theo định hướng phát triển năng lực học sinh chưa. Dạng đề như thế là dễ, hay là khó với học sinh… Mức độ cần đạt như thế là phù hợp chưa. Nhiều vấn đề, báo cáo viên chỉ biết ghi nhận thành văn bản rồi gởi lên cấp trên vì lúng túng. Thế là chúng tôi chẳng biết sao cho đúng nữa.
Là một giáo viên, tôi nhận thấy, khi tập huấn hãy cho chúng tôi có thời gian nghiên cứu, tìm tòi. Các nội dung đổi mới cũng cần thực hiện theo quy trình. Chúng tôi cần báo cáo viên làm mẫu, hướng dẫn từ từ. Chứ việc đi tập huấn chỉ một, hai ngày làm sao chúng tôi nắm bắt hết nội dung. Chúng tôi đâu phải là những siêu nhân. Cách thức đổi mới cũng cần phải nghiên cứu và nói rõ thì các giáo viên mới không bị nhầm lẫn giữa cái cũ và cái mới. Khi thực hiện cũng cần linh động chứ không nên áp dụng một cách máy móc móc quá.
Tập huấn về rồi mà bản thân tôi còn phải mày mò thêm trên mạng trước khi triển khai ra cho các giáo viên. Ôi tập huấn kiểu này thì tôi sợ lắm rồi.
Loát Trần
Video đang HOT
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Đây là 11 điều giáo viên khuyên phụ huynh nên chuẩn bị cho trẻ trước khi con vào lớp 1
Khi con vào lớp 1, trẻ có bỡ ngỡ hay dễ dàng hòa nhập với môi trường học tập mới hay không phụ thuộc một phần vào sự chuẩn bị chu đáo của cha mẹ.
Vào đầu năm học mới, giáo viên luôn là những người bận rộn nhất khi phải chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho lớp học và cả kế hoạch giảng dạy trong năm. Tuy nhiên, trong việc học tập của con cái, đặc biệt là với gia đình nào có con vào lớp 1, cha mẹ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc đưa đón con đi học, việc cha mẹ bắt tay vào chuẩn bị cho năm học mới, năm học đầu tiên trong sự nghiệp đèn sách của con sẽ khiến cho trẻ cảm nhận được sự quan trọng của việc học hành và khởi đầu thuận lợi.
Dưới đây là 11 điều mà các giáo viên khuyên phụ huynh nên chú ý chuẩn bị cho con mình trước khi con vào lớp 1.
1. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho trẻ. Nếu như vào năm học mới, trong danh sách đồ dùng học tập của trẻ yêu cầu một vài bộ lắp ráp hay màu vẽ, hãy chuẩn bị trước thay vì đợi đến lúc đi học để trẻ chủ động làm quen.
2. Quan tâm đến những thông tin tựu trường
Sẵn sàng đọc và tìm hiểu những thông tin liên quan đến việc tựu trường ở sổ liên lạc, lịch hay thông báo của trường. Tất cả những thông tin về năm học mới sẽ cho bạn biết phải chuẩn bị những gì cho con của mình.
3. Đưa trẻ đi tham quan trường
Việc được tiếp xúc và làm quen với trường và lớp học giữ vai trò đặc biệt quan trọng khi trẻ bắt đầu bước vào lớp 1. Khi đến trường, việc được gặp gỡ với giáo viên, quen với cách bố trí phòng học sẽ giúp cho trẻ quen thuộc và thoải mái hơn vào ngày đầu tiên đi học.
4. Đặt mục tiêu cho năm học
Đặt mục tiêu là điều cần thiết cho trẻ khi đi học. Việc này giúp cho trẻ có định hướng để học tập và phấn đấu trong suốt năm học. Bạn có thể đề ra một vài phần thưởng để làm động viên cho trẻ nếu như trẻ có tiến bộ trong năm học.
5. Nói cho trẻ biết về những quy tắc ở trường học
Bạn nên lên một danh sách về những quy tắc ở trường học và chia sẻ điều đó cho con của mình. Việc nắm rõ các nội quy, duy định ở trường sẽ thuận lợi hơn cho trẻ khi bắt đầu đi học lớp 1.
6. Tạo cho trẻ sự hào hứng
Trước khi đi học lớp 1, bạn nên chia sẻ cho trẻ về những điều trẻ sẽ được học tại trường, những trò chơi trẻ có thể tham gia và những kiến thức mà trẻ sẽ có được khi tham gia các hoạt động. Việc trẻ hào hứng, thích thú với việc đi học sẽ giúp cho trẻ trở thành một học sinh tích cực và năng động.
7. Chỉ cho trẻ tìm đến giáo viên để được giúp đỡ
Nếu như con bạn cần sự giúp đỡ ở trường, hãy nói với trẻ rằng trẻ có thể tìm đến các giáo viên để được hỗ trợ. Dạy cho trẻ rằng hãy tôn trọng, tin tưởng và lắng nghe theo lời giáo viên, bởi vì ở trường chính họ là những người đáng tin tưởng nhất.
8. Hoàn thành hết bài tập hè
Bài tập hè luôn là nỗi ám ảnh đối với học sinh tuy nhiên trẻ cần phải hoàn thành hết bài tập hè trước khi đi học để có thể bắt đầu một năm học mới thoải mái hơn nhiều.
9. Sắp xếp ba lô và sách vở
Trước khi đi học, ngoài việc chuẩn bị sách vở và ba lô, trẻ cũng cần học cách sắp xếp chúng một cách hợp lý. Những trẻ lớn hơn có thể tự mình làm mọi việc, nhưng đối với trẻ nhỏ, bạn nên dạy trẻ sắp xếp sách vở và đồ dùng bên trong ba lô một cách gọn gàng.
10. Chuẩn bị cho trẻ một khu vực yên tĩnh để học bài
Khi con vào lớp 1, trẻ luôn luôn có bài tập để làm ở nhà hay cần phải ôn lại bài vở trên lớp, vì vậy bạn cần chuẩn bị sẵn cho trẻ một khu vực yên tĩnh để học tập. Cách tốt nhất là sắp xếp phòng học cho trẻ cách xa ti vi, phòng khách để trẻ có thể thoải mái học bài.
11. Lập cho trẻ một thời gian biểu
Bạn cũng nên chuẩn bị cho trẻ một thời gian biểu phù hợp. Một cuốn lịch có ghi chú tất cả những công việc quan trọng phải làm hàng ngày sẽ giúp cho trẻ quen với việc sắp xếp công việc phù hợp và hoàn thành một cách nhanh chóng mà không lo bỏ lỡ.
Theo Trí Thức Trẻ
Thanh Hóa: Trường dưới gầm cầu, tính mạng của trẻ mầm non bị đe dọa Trường mầm non xã Thanh Xuân (huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) đang xuống cấp nghiêm trọng, hơn nữa ngôi trường lại nằm ngay dưới gầm cầu trên quốc lộ đe dọa đến tính mạng của hàng chục học sinh và giáo viên. Trường Mầm non Thanh Xuân được xây dựng từ năm 2005, đến nay ngôi trường đã xuống cấp nghiêm trọng, đe...