Bạn đọc viết: Đừng phủ nhận lợi thế của học thêm trong hè!
Đọc bài viết “ Học thêm trong hè có phải là giải pháp tốt nhất?” của cô giáo Loát Trần trên báo Dân trí, tôi nhất trí với quan điểm của tác giả ở nhiều phương diện. Tuy nhiên, tôi không hoàn toàn đồng tình với việc phủ nhận lợi thế của việc học thêm trong hè.
Ảnh minh họa
Khi tiếng ve ngoài kia râm ran báo hiệu mùa hè và học sinh hoàn tất các bài kiểm tra, thi cử thì mùa nghỉ ngơi, vui chơi cũng ùa về. Hè là khoảng thời gian thư giãn lý tưởng của con trẻ. Còn gì tuyệt vời hơn khi những ngày hè kỳ diệu được ngủ nướng, dậy trễ, vô tư chơi đùa và quan trọng nhất là tránh được áp lực mỗi ngày phải làm bài, soạn bài, học bài.
Không ai có quyền tước đoạt những ngày hè lý thú, bổ ích của con trẻ. Bố mẹ lại càng muốn con nghỉ ngơi, vui chơi, tranh thủ học tập kỹ năng sống và vun đắp tình cảm gia đình. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có quỹ thời gian thoải mái bên con, dành trọn ngày trọn tháng cùng con vui hè.
Là một giáo viên, cô giáo Loát Trần có thể lựa chọn việc buông bỏ áp lực dạy thêm để dành những gì tốt nhất cho con trong mùa hè. Tuy nhiên, ai không làm trong ngành giáo dục thì lại không hề được nghỉ hè cùng con.
Thời gian đâu để cùng con vui hè? Họa chăng chỉ có thể dành những ngày cuối tuần đưa con đi chơi, dành khoảng thời gian ngoài giờ hành chính để quản con.
Bởi vậy, cái khó của bố mẹ chính là không tìm ra được quỹ thời gian rảnh rỗi để cùng con xây dựng những ngày hè tươi đẹp. Vậy nên vừa nghỉ hè là nhiều gia đình lại xào xáo lên gửi con ở đâu, quản con thế nào để an toàn.
Phải thẳng thắn thừa nhận rằng sân chơi cho trẻ vào mùa hè còn khá khan hiếm. Việc quẩn quanh trong nhà hết ăn lại ngủ và chúi mắt vào mạng xã hội, game online, phim hoạt hình dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, cận thị, trầm cảm. Gửi con về quê cho ông bà trông giữ cũng không thể dài ngày, lại càng chẳng thể an tâm. Trường học mở cửa thư viện vào dịp hè chỉ thực hiện ở TPHCM và Đà Nẵng…
Cuối cùng chỉ có hai giải pháp để kéo con ra khỏi màn hình công nghệ. Đó chính là đưa con vào các lớp học thêm văn hóa trong hè và đăng ký cho con tham gia các lớp năng khiếu.
Video đang HOT
Không thể phủ nhận được lợi thế của việc bổ trợ kiến thức cho trẻ ở các lớp học thêm văn hóa trong hè. Nếu trong năm học, bên cạnh việc học chính khóa chiếm phần lớn thời gian thì việc học thêm thật sự tạo áp lực cho trẻ. Nhưng hè về, với quỹ thời gian rảnh rỗi nhiều, có thể tận dụng một vài buổi trong tuần để bố trí lịch học.
Nếu bố trí thời gian biểu học hè hợp lý, trẻ vừa có thể ôn tập kiến thức cũ trong năm vừa có thể bồi dưỡng những kiến thức nâng cao phục vụ cho các kỳ thi chuyển cấp, thi học sinh giỏi. Đối với những trẻ còn yếu, còn chậm so với bạn bè thì đây chính là khoảng thời gian lý tưởng nhất để bổ khuyết kiến thức, bù đắp những gì còn thiếu làm nền tảng tốt nhất cho năm học mới.
Đối với các lớp năng khiếu, hè chính là khoảng thời gian các môn năng khiếu được dịp nở rộ. Nếu có dịp ghé đến nhà văn hóa thiếu nhi thành phố, có lẽ chúng ta sẽ “ngợp” trước cảnh học sinh tấp nập đến học, phụ huynh tấp nập đưa đón suốt cả ngày rộn ràng với các hoạt động múa, hát, nhảy, đàn, võ, vẽ…
Học thêm văn hóa để bổ trợ kiến thức, học thêm năng khiếu để bồi dưỡng niềm yêu thích và khơi dậy tiềm năng vốn có của trẻ. Bên cạnh đó, một trong những lợi ích của các lớp học thêm chính là giúp bố mẹ quản lý quỹ thời gian rảnh rỗi của con, thậm chí là thay phụ huynh “giữ trẻ”.
Vậy thì tại sao lại phủ nhận vai trò của học thêm trong hè chứ? Vấn đề là chúng ta không nên nhồi nhét việc học thêm của trẻ quá nhiều, chiếm hết phần lớn thời gian nghỉ ngơi, vui chơi và biến kỳ nghỉ hè thành “học kỳ 3″ đầy ám ảnh của con trẻ!
Nguyễn Ngọc
Theo Dân trí
Đề Toán lớp 10 ở TPHCM: Lời "cảnh tỉnh" cho dạy thêm - học thêm!
Đề thi Toán trong kỳ tuyển sinh lớp 10 ở TPHCM vừa diễn ra được nhiều người hoan hô và xem đó như là "lời cảnh tỉnh" cho giáo viên và học sinh... còn nặng nề dạy học nhồi nhét, chạy theo dạy thêm - học thêm.
Ngay sau buổi thi môn Toán trong kỳ tuyển sinh lớp 10 ở TPHCM diễn ra vào sáng 3/6, nhiều giáo viên đánh giá cao sự thay đổi "lột xác" của ngành giáo dục TPHCM trong đề thi. Với đề thi cơ bản, thực tế, đề thi được kỳ vọng sẽ tạo hiệu ứng ngược đến việc dạy, "chống" lại việc dạy thêm, học thêm.
Đề Toán vào lớp 10 ở THCM năm học 2018-2019
ThS Phạm Phúc Thịnh cho biết, ngay sau buổi thi, ông đã hoan hô đề thi vào lớp 10 của TPHCM. Thầy Thịnh nhận xét đề Toán lớp 10 của TPHCM cơ bản, không đánh đố, không đòi hỏi nâng cao hay mở rộng. Với đề thi này, học sinh chỉ cần lên lớp nghe giảng bài nghiêm túc, hoàn thành các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa là các em có thể xử lý được đề.
"Học sinh trung bình có thể có 7 điểm trong tầm tay; học sinh khá 8 - 8,5 điểm và học sinh giỏi 9 - 10 điểm mà không phải đi học thêm học bớt gì", thầy Thịnh khẳng định.
Phân tích từng câu cụ thể trong đề, ThS Phạm Phúc Thịnh cho rằng, ngành giáo dục ra đề theo hướng này thì học sinh sẽ không cần phải trầy trật đi học thêm.
Thầy Trần Anh Tuấn, giáo viên Toán, Trường THPT Thanh Đa đánh giá đề Toán có cấu trúc lạ khác hẳn trước đây, có nhiều câu Toán thực tế, không còn những câu "đánh đố" dành cho người ra đề giải. Và đây cũng là "lời cảnh tỉnh", trước hết là đối với giáo viên Toán cấp 2 trong việc ôn luyện thi cho học sinh.
Thấy Tuấn nói: "Một số giáo viên còn dạy theo cách cũ, theo đề "truyền thống" trước đây. Họ tập trung dạy học sinh kiến thức hàn lầm mà ít chú trọng đến phần ứng dụng thực tế. Với đề thi như thế này chắc chắn giáo viên sẽ phải điều chỉnh, thay đổi về cách thức và cả nội dung dạy học, ra đề ôn tập cho học sinh".
Cô Dư Thị Lan Hương, giáo viên thỉnh giảng môn Toán tại Trường THCS Chu Văn An, Q.1, TPHCM cho rằng, đề thi Toán rất rõ ràng, không gài bẫy, bản thân trong đề đã có hướng dẫn công thức. Với đề thi như thế này học sinh không cần phải học thêm, chỉ cần chịu khó làm nhiều dạng thực tế. Đề năm nay cho đẳng công thức không đòi hỏi học sinh phải học, phải luyện khổ luyện sở.
"Thách thức" về mặt tâm lý
Đề thi Toán lớp 10 ở TPHCM được đánh giá cao, không đánh đố học sinh về mặt kiến thức nhưng hầu hết các ý kiến cũng cho rằng không phải là "ăn điểm" một cách dễ dàng. Đề không khó nhưng lại thách thức về mặt tâm lý mà không phải thí sinh nào cũng vượt qua được.
Đó là đề thi dài, nhìn vào tưởng đề Văn và đòi hỏi thí sinh phải nắm được cả môn Văn ở khả năng đọc hiểu văn bản.
"Cách thể hiện đề rất dài và khoác thêm chiếc áo tích hợp liên môn (kiến thức vật lý, sinh học, cuộc sống...). Yêu cầu luôn cả môn Ngữ văn là khả năng đọc hiểu. Nếu các em kỹ năng đọc hiểu không tốt, khó nắm được ý chính của đoạn văn dài thì sẽ thấy cái đề kinh khủng", ThS Phạm Phúc Thịnh cho hay.
Đề thi vào lớp 10 của TPHCM năm nay đều "lột xác", giúp thay đổi cách dạy và học
Đồng tình với ý kiến này, cô Lan Hương cho rằng, đề đánh một đòn tâm lý vào học sinh... lơ tơ mơ và hấp tấp. Đề dài, thể hiện như đề tập làm văn nên làm nhiều học sinh sẽ choáng ngợp, dễ nản ngay từ khi vừa cầm đề. Trong từng câu hỏi, học sinh phải cận thận trong khâu đọc và hiểu đề - đây cũng là vấn đề học sinh bây giờ bị hạn chế, chứ thấy rối rắm, tùm lum là nhiều em chán ngay, không cố gắng để hiểu đề.
Về tính thực tế của đề thi Toán lớp 10 của TPHCM, TS Nguyễn Khắc Minh cho rằng, trong đề thi này không có một bài toán thực tế nào cả, mà là những bài toán được diễn đạt bằng các mô hình thực tế. Các bài toán thực tế là các bài toán mà ở đó đặt ra các vấn đề thực tiễn, đòi hỏi người giải quyết các vấn đề đó phải biết dùng các kiến thức toán học của mình để xây dựng các mô hình toán học tương ứng và sau đó, sử dụng mô hình toán học đó để giải quyết vấn đề đặt ra.
Thầy Trần Anh Tuấn bày tỏ: "Đây là năm đầu tiên của TPHCM thay đổi cách ra đề, thể hiện đề thay đổi, tích cực so với cách ra đề cũ. Nhưng tôi vẫn hy vọng từ năm sau sẽ có những câu thực tế thích hợp để học trò tự xây dựng mô hình toán học tương ứng".
Hoài Nam
Ảnh: Lê Phương
Theo Dân trí
Mẹ bạn Đỗ Nhật Nam chia sẻ cách cho con mùa hè ý nghĩa Mùa hè vốn được xem là khoảng thời gian tuyệt vời của trẻ, đó là lúc tạm xa trường lớp để nghỉ ngơi thoải mái và tự do khám phá thế giới rộng mở. Đây cũng là lúc các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng làm sao giúp con có một mùa hè bổ ích để "sạc năng lượng" cho một...