Bạn đọc viết: Đừng biến điểm 10 trở nên xấu xí!
Điểm 10, giấy khen hay phần thưởng tự bản thân nó không có lỗi, lỗi là do người lớn chúng ta đã làm cho những điều tốt đẹp đó trở nên xấu xí…
Ảnh minh họa
Những ngày tổng kết năm học là lúc mà cả phụ huynh lẫn học sinh xôn xao vì chuyện điểm 10 và khen thưởng. Có người chê trách vì những điểm 10 đại trà và cả lớp 100% giỏi/xuất sắc. Lại có người không vui vì các bé không được khen, thưởng khóc vì cảm giác thua kém bạn bè. Thậm chí có nơi vì nhà trường chỉ khen mà không thưởng nên phụ huynh đành phải trao quà cho các con ngay ngoài cổng trường.
Điểm 10 và giấy khen hay phần thưởng tự bản thân nó không có lỗi, lỗi là do người lớn chúng ta đã làm cho những điều tốt đẹp đó trở nên xấu xí. Nếu người lớn chúng ta coi thường điểm 10, coi thường giấy khen, phần thưởng chưa chắc đã tốt cho các con vì đó thực ra cũng chính là một mục tiêu để cho các con phấn đấu. Nhưng nếu phụ huynh cứ nhăm nhe “phải có điểm 10, 9 điểm, không thì chết với bố/mẹ” thì lại là đẩy các con vào ghánh nặng thành tích, thậm chí áp lực, trầm cảm. Vậy phải ứng xử ra sao với điểm 10 của con?
Tôi cũng có con và cháu đang ở độ tuổi tiểu học và mầm non. Tôi biết ở lứa tuổi này các con rất thích được khen, được nhận quà/phần thưởng. Giá trị của món quà không quyết định sự hạnh phúc mà các con có được vì đôi khi món quà chỉ 10 ngàn đồng nhưng cũng đủ làm các con sung sướng mấy ngày. Được điểm cao các con có vui không? Xin thưa chắc chắn là có. Nhưng nền giáo dục mà 100% học sinh giỏi thì lại là giả dối. Vậy phải làm sao để điểm 10 trở về đúng giá trị đích thực của nó? Chẳng lẽ lại yêu cầu thầy cô cho bài thật khó để ít học sinh được điểm 10 thôi? Khi phụ huynh chúng ta không thể nào thay đổi được những bất cập của ngành Giáo dục đã tồn tại lâu nay thì chỉ có thể thay đổi bản thân để giúp các con và cả phụ huynh vượt qua nỗi áp lực điểm số và thành tích.
Tôi đã từng là học trò giỏi điển hình của trường trong suốt những năm học phổ thông, từng tốt nghiệp đại học loại Giỏi nên những áp lực của điểm số tôi đã trải qua. Vì vậy, tôi không ép buộc con mình cũng phải giống tôi trong quá khứ. Khi con được điểm cao, tôi khen nhưng khi con không được điểm 10 tôi cũng không đánh mắng mà chỉ nhắc nhở con cần cố gắng hơn.
Video đang HOT
Có lần con hỏi: Con được điểm 10 sao mẹ không vui? Tôi phải ngồi xuống cùng con để giải thích cho con hiểu: Mẹ vui chứ sao không nhưng đối với mẹ quan trọng nhất là con học được gì, tiến bộ được như thế nào. Điểm 10 là rất tốt nhưng nếu con không được điểm 10 dù đã rất cố gắng thì mẹ con mình cũng sẽ phải chấp nhận để tiếp tục cố gắng thôi. Con nghe tôi giải thích có vẻ tâm phục khẩu phục.
Mấy tháng trước con được đi thi bơi cấp thành phố, con lại hỏi tôi: Mẹ không thích con được giải Nhất à? Tôi lại phải thủ thỉ với con: Giải Nhất ai mà chẳng vui nhưng mẹ biết khả năng của con tới đâu. Mẹ cho con đi bơi để có sức khỏe chứ không phải vì cái giấy khen. Hồ bơi này lớn hơn cái hồ mà con vẫn bơi, con nặng ký nhất trong số các bạn thi cùng nên chỉ cần con đừng bỏ cuộc giữa chừng, bơi được về tới đích là mẹ vui rồi. Chỉ cần con cố gắng hết sức, làm hết khả năng thì dù kết quả có là nhất hay không cũng là điều đáng khen. Có lẽ nhờ sự phân tích đó của tôi mà con đã không khóc khi về chót lượt bơi đó. Tôi chở thẳng các con tới quán kem để chúc mừng con đã về đích!
Từ sau nhiều cuộc nói chuyện kiểu như vậy, con tôi dù mới lớp 3 nhưng có vẻ hiểu chuyện, không quá nặng nề chuyện điểm số. Điểm 10 vẫn làm cả hai mẹ con vui và đi ăn mừng ở quán chè mà con vẫn thích. Điểm 8, 9 vẫn làm con buồn nhưng chỉ một lúc rồi thôi. Nếu có ai đó hỏi tôi con học được loại gì thì dù có con ở đấy hay không tôi cũng chỉ trả lời: Con học cũng bình thường như các bạn khác. Con cũng không mấy khi khoe với ai con được loại xuất sắc dù cho mỗi tối con chỉ học bài khoảng gần 30 phút và chỉ đi học thêm tiếng Anh. Có lẽ vì sự không “cuồng” điểm 10 của mẹ đã làm con an yên trước những kết quả mà con có được.
Như Bình
Theo Dân trí
Có nên chỉ khen thưởng vào cuối năm học?
Đa số các trường học hiện nay đều áp dụng hình thức khen thưởng cuối kỳ hoặc cuối năm. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng sự khen thưởng ngay vào cuối tháng hay sau mỗi hoạt động ngoại khóa có giá trị động viên hơn nhiều.
Khen thưởng cuối năm - Động viên hay áp lực?
Vào cuối mỗi kỳ hay năm học, những em có thành tích học tập xuất sắc, giỏi đều các môn sẽ nhận được phần thưởng và giấy khen với danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến. Trong khi đó, các học sinh chỉ xuất sắc ở một môn học, có cố gắng trong học tập, làm việc tốt, biết giúp đỡ người khác hoặc có năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó như văn nghệ, thể thao,... lại không được khen thưởng. Điều này khiến các em không có động lực để phấn đấu, cảm thấy thua kém bạn bè và vô tình tạo áp lực cho học sinh.
Vinh danh từng mặt & kịp thời sẽ giúp học sinh thêm động lực phấn đấu
Bên cạnh đó, việc chỉ khen thưởng cuối năm, cuối kỳ hoặc tại các phong trào văn nghệ, giải đấu thể thao, cuộc thi học thuật cố định trong năm khiến cho vinh danh thiếu đi tính kịp thời, ít nhiều giảm bớt giá trị động viên, khích lệ. Trong khi các em đã cố gắng rất nhiều nhưng không được động viên đúng lúc, dễ gây ra tâm lý chán nản, không muốn tiếp tục.
Để khen thưởng thực sự có ý nghĩa
Vinh danh chỉ thực sự tích cực và mang lại hiệu quả khi nó thể hiện đúng ý nghĩa động viên, khích lệ. Vì vậy, thay vì chỉ khen thưởng những học sinh giỏi toàn diện trong học tập, nhà trường có thể xem xét việc tuyên dương từng mặt, tốt mặt nào, khen mặt đó. Điều này sẽ khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện của học sinh. Giúp các em thấy rằng môi trường giáo dục hoàn toàn bình đẳng và mọi lỗ lực dù ở bất cứ lĩnh vực nào đều xứng đáng được ghi nhận. Từ đó tạo không khí thi đua sôi nổi và cạnh tranh lành mạnh trong nhà trường.
Không những thế, việc khen thưởng từng mặt còn tạo cơ hội cho học sinh phát huy những thế mạnh, năng khiếu của bản thân và thành công trên lĩnh vực mà các em yêu thích.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên tổ chức vinh danh thường xuyên hơn, chẳng hạn khen thưởng trong các đợt tổng hết tháng, quý, cuối mỗi hoạt động phong trào hay sinh hoạt ngoại khóa. Vinh danh đúng lúc không chỉ giúp động viên học sinh kịp thời mà còn thể hiện rằng nhà trường luôn đồng hành cùng những nỗ lực học tập và thành quả của các em.
Hình thức khen thưởng cũng có thể đa dạng hơn với các tặng phẩm như cúp, kỷ niệm chương hay biểu trưng vinh danh thay cho phần thưởng truyền thống, vừa có giá trị kỷ niệm lâu dài, vừa luôn tạo được sự hào hứng và thích thú cho học sinh mỗi khi được vinh danh.
Hình thức khen thưởng mới lạ sẽ luôn giữ được sự hào hứng, thích thú cho học sinh
Doãn Phong
Theo vietnamnet
Nhiều thí sinh đạt điểm 0 môn Toán kỳ thi vào lớp 10 ở TP.HCM Nhiều giáo viên chấm thi cảm thấy tiếc khi đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay tại TP.HCM khá hay nhưng phổ điểm lại rất thấp, nhất là môn Toán. Sau 3 ngày chấm bài thi môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ vào lớp 10 công lập và lớp 10 chuyên tại TP.HCM, các giám khảo cho biết điểm thi...