Bạn đọc viết: Điểm số và sự ảo tưởng

Theo dõi VGT trên

Những ngày cuối tháng năm rộn ràng những câu chuyện về thành tích của con trẻ. Đâu đâu cũng luận bàn về những điểm số cao ngất ngưởng, mạng xã hội thì ngập tràn giấy khen, phẩn thưởng, danh hiệu… Liệu những con điểm cao ngất ngưởng kia đã đ.ánh giá đúng năng lực của một đ.ứa t.rẻ chưa?

Bạn đọc viết: Điểm số và sự ảo tưởng - Hình 1

Ảnh minh họa

Phải chăng những thành tích ấy thể hiện sự phát triển toàn diện của con trẻ?… Tôi nghĩ khá nhiều người đang ảo tưởng về điều đó.

Cháu trai tôi vừa hoàn thành chương trình lớp 1. Hôm trước, trong ngày họp mặt gia đình, mẹ cháu hớn hở khoe cháu đạt hai điểm 10 môn Toán và Tiếng Việt, 9 điểm môn Tiếng Anh. Không muốn làm mất niềm vui của người mẹ, tôi khen cháu giỏi và không quên nhắn nhủ chị đừng coi trọng điểm số quá. Tuy nhiên, chị có vẻ không hài lòng về điều đó và quay sang tiếp tục khoe với nhiều người khác vừa bước vào nhà.

Cháu trai tôi sinh ra khi mẹ đã bước sang t.uổi năm mươi, nỗi lo lắng của gia đình về sự phát triển trí tuệ của cháu là có cơ sở. Đọc được, viết hơi chậm và đòi hỏi cháu phải thông minh, hoạt bát như những đ.ứa t.rẻ khác là điều không thể. Bù lại, cháu rất lễ phép và tình cảm. Nhưng mọi người hầu như quên nhìn nhận vào ưu điểm này của cháu để khen thưởng và động viên.

Bố mẹ cháu chỉ chăm chăm nhìn vào điểm số của cháu mỗi lần kiểm tra, thi cử. Và nhất nhất ép buộc cháu phải học thêm ở nhà cô giáo sau một ngày học bán trú ở lớp. Dường như thấy chưa đủ, bố mẹ cháu còn thuê một sinh viên về dạy kèm ở nhà, chủ yếu là giúp cháu ôn bài và làm bài tập trước mỗi ngày đến lớp.

Thời gian nghỉ ngơi quá hạn hẹp, quỹ thời gian thư giãn, giải trí, chơi đùa hầu như đều bị cắt xén cho việc học. Nhìn cháu học đến mụ mị cả người, ai cũng xót nhưng khuyên răn thế nào cũng chẳng xoay chuyển được “giấc mơ” thành tích của bố mẹ cháu.

Nếu cháu trai tôi chỉ vừa mới “nếm” vị đắng chát của việc học ngay từ ngưỡng cửa đầu tiên thì cậu học trò lớp 7 của tôi mới thật sự “thấm” áp lực học hành. Suốt bảy năm qua, cậu bé đã quá quen với chuyện chạy đua học thêm, học kèm, học trung tâm.

Là gia sư của cháu, nhiều lúc tôi cũng phải rụt vai lè lưỡi với lịch học dày đặc, ken kín mỗi ngày. Khi giáo viên này đang dạy ở tầng trên thì ở nhà dưới đã nghe tiếng bà nội cháu chào cô giáo môn khác đến. Đôi khi bận việc riêng, tôi muốn đổi lịch học của cháu cũng đành bất lực bởi chẳng kiếm được buổi nào chen chân vào.

Video đang HOT

Những ngày lễ là những ngày lịch học căng thẳng hơn cả, bởi phải tận dụng thời gian rảnh rỗi đó để bù cho những buổi học còn “nợ”. Và đôi khi tranh thủ một vài phút giải lao, hai cô trò cùng thoải mái nói chuyện, cháu không ngần ngại kể về áp lực học hành và giấc mơ được cất hết sách vở sang một bên để vui chơi thoải mái, tự do.

Rồi cháu lại thở dài bảo sang năm lớp 8 có thêm môn Hóa học, mẹ cháu đã rục rịch dò hỏi thầy nào dạy tốt, chỗ nào học uy tín đã đăng ký. Vậy là sang năm sẽ học nhiều hơn. Rồi thêm một năm nữa đón kỳ thi cuối cấp, cháu lại phải học hơn thế nữa. Cái vòng tròn luẩn quẩn học, học và học cứ đeo bám đến mụ mị cả người.

Truyền thống gia đình theo ngành Y đang đè nặng lên vai cháu. Chị gái cháu đã lệch hướng sang ngành Luật và giờ cháu đang gánh nhiệm vụ phải học, học để hôm nay có nền tảng kiến thức ít năm nữa sẽ thi y khoa. Giấc mơ của bố mẹ chẳng biết sẽ thành hiện thực như thế nào nhưng t.uổi thơ của một đ.ứa t.rẻ chỉ quẩn quanh việc học.

Học để tương lai tốt đẹp hơn nhưng nhìn vào hai cậu bé kia, tôi thấy hiện tại là một cực hình. Học vì cuộc sống hạnh phúc hơn nhưng điểm số, thành tích, mục tiêu, giấc mơ của người lớn đang biến cuộc sống của nhiều đ.ứa t.rẻ nhuốm màu bất hạnh.

Điểm số, thành tích chỉ là ảo tưởng. Những đ.ứa t.rẻ học có thể thua kém bạn bè lại cực kỳ tình cảm, lễ phép mới là thực tại. Những đ.ứa t.rẻ đang thèm khát một t.uổi thơ trọn vẹn mới là thực tại. Mong rằng mỗi phụ huynh sẽ đủ tỉnh táo để yêu thương con trẻ trọn vẹn hơn.

Nguyễn Thùy

Theo Dân trí

Bạn đọc viết: Khi cha mẹ luôn ước ao “con được điểm càng cao càng tốt”

Có lẽ chưa bao giờ, điểm số của con trẻ trở thành nỗi khát khao của nhiều ông bố, bà mẹ như hiện nay. Quan niệm "Con học giỏi qua điểm số" dường như đã ngấm vào xương tủy của bao thế hệ phụ huynh.

Bạn đọc viết: Khi cha mẹ luôn ước ao con được điểm càng cao càng tốt - Hình 1

Ảnh minh họa

Chính quan điểm đó trở thành gánh nặng trên những đôi vai, trong những suy nghĩ của lứa t.uổi mà vốn được hưởng sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, vui chơi thay vào đó là sự lo lắng, u sầu khi không đạt điểm cao như bố mẹ mong muốn.

Có phải người lớn đang cướp mất t.uổi thơ của các em? Hai câu chuyện sau là minh chứng cho điều đó.

Sáng nay, khi vào một quán quen dùng điểm tâm sáng, đang loay hoay tìm chỗ ngồi thì tôi bỗng nhận ra một cậu học trò nhỏ cách đây hai năm tôi từng dạy. Bây giờ em đang là học sinh lớp 8 của một trường thành phố. Vốn thân thiện giữa cô trò, em tiến lại gần chào tôi.

Em nhanh chóng khoe điểm Văn cho tôi biết: "Cô ơi, em làm bài thi Văn được 8,5 điểm." Đôi mắt em ánh lên niềm vui. Rồi em nói tiếp: " Năm nay, em đạt học sinh giỏi như năm trước cô à, nhưng tổng phẩy em chỉ đạt 8,6 thôi." Đôi mắt em cụp xuống, khuôn mặt xị ra.

Tôi nhanh chóng chúc mùng em vì thành tích trên nhưng em lại miễn cưỡng: "Chúc mừng gì cô ơi, ba mẹ em bảo rằng phải đạt 9 phẩy mới có thưởng." Tôi ngạc nhiên đến nghẹn lời.

Em cúi mặt xuống món điểm tâm với vẻ mặt buồn rười rượi và nói lí nhí: "Có phải siêu nhân đâu mà đạt đến 9 phẩy". Tôi lại có dịp quan sát em - cậu học trò ngây thơ của tôi năm nào với bao suy nghĩ miên man.

Em xuất thân trong một gia đình danh giá với truyền thống hiếu học, hai năm trước dạy em, tôi có đôi lần tiếp xúc với cha mẹ em. Đó là trí thức, họ không tiếc t.iền bạc, đầu tư công sức, thời gian để cho con học. Từ học chính khóa, ngoại khóa, học thêm tại nhà cô, học kèm tại nhà mình... miễn sao con mình đạt học sinh giỏi. Tôi nhớ chắc rằng, hè vào đầu năm lớp 6, cậu học trò nhỏ này đã học thêm như ca sĩ "chạy xô" rồi chứ chưa kể đến năm học lớp 8 này, em càng học bất chấp ngày đêm.

Gặp lại em, khác vẻ mập mạp, to con, phốp pháp thời xưa, em bây giờ ốm hẳn và dong dỏng cao. Em cúi đầu bên tô bún còn bốc khói: "Em buồn quá cô ơi, em rất cố gắng nhưng không tài nào đạt đến 9 phẩy". Thế là năm nay, em không có p.hần t.hưởng gì từ bố mẹ rồi.

Nghe em nói và hiểu được nỗi lòng của cậu học trò cũ, tự nhiên món điểm tâm sáng trong miệng tôi trở nên đắng chát.

Cùng cảnh ngộ, cạnh nhà tôi có c.ô b.é đang học lớp 9, là con của một gia đình lao động bình thường. Bố em làm nghề điện nước, mẹ buôn bán lặt vặt kiếm sống. Ước mơ của họ gửi gắm qua đứa con gái này vô cùng lớn lao. Mục tiêu cuối cùng là con phải đậu vào một trường cấp ba danh giá. Còn mục tiêu trước mắt là cô bé phải đạt điểm cao trong tất cả các môn học.

Cô bé học giỏi đều các môn, em có chân trong đội tuyển học sinh giỏi của trường. Ở sát cạnh nhà nhưng tôi rất hiếm khi thấy em vì em đi học thêm suốt ngày. Có những lúc ở nhà thì cô bé lại đóng cửa. Hỏi sao con không ra ngoài chơi, tôi luôn nhận được câu trả lời: "Con bận học bài cô ạ."

Với con bé, lúc nào cũng học vì tôi nghe con bé bảo: "Nếu con đạt điểm 10 thì bố hoặc mẹ sẽ thưởng cho con một món quà."

Khi biết con bé có nhiều quà là chắc rằng, tuần vừa rồi nó được nhiều điểm 10.

Hôm rồi, vừa dừng xe trước cửa nhà, tôi thấy con bé hớn hở chạy sang bảo: "Cô chúc mừng con đi, con thi Văn được 9,8 điểm, nhất khối 9 của trường con." Con bé nhảy cẫng lên vui sướng vô cùng và la lớn: "Tới đây, con được thưởng nhiều lắm cô ơi."

Con bé tiếp tục huyên thuyên với vẻ mặt sung sướng khó tả: "Con được 9,8 điểm mà lúc đầu con nhìn ngược điểm, tưởng mình được 6,8 điểm mà hết hồn hết vía. Con mà bị điểm thấp chắc con nhừ xương với bố con quá."

Tôi đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác, vừa mừng, lại vừa lo lắng cho cô bé: "Chẳng may nó bị điểm thấp thì sao?".

Thời điểm này, cô bé tiếp tục vùi đầu vào ôn thi để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp lớp 9 và thi vào lớp 10 sắp tới, gặp được cô bé lại còn khó hơn.

Chúng ta vốn không xa lạ gì với câu hỏi cửa miệng nghe rất quen thuộc trong những lần gặp gỡ của các ông bố bà mẹ: "Con anh/chị học trường nào? Con bé/thằng bé đạt học sinh gì...?". Những câu hỏi này vô hình trung làm cho phụ huynh càng đặt áp lực học tập, áp lực thành tích lên vai con.

Cả cậu bé và cô bé kể trên giờ như những con rô bốt, chẳng biết làm gì ngoài ăn và học, ngay giờ chơi cũng trở nên xa xỉ với các em.

Thế đó, t.uổi thơ của con ai đ.ánh cắp? Đến bao giờ t.uổi thơ của các con mới trở về đúng nghĩa?

Thanh Thanh

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục
13:00:39 05/07/2024
Rộ tin tài tử Truyền Thuyết Jumong đã ly hôn, Daehan - Minguk - Manse bị chính mẹ ruột bỏ rơi
12:45:21 05/07/2024
Phía homestay vụ drama Nam Thư bị tố giật chồng lên tiếng làm rõ 1 điều
12:39:09 05/07/2024
Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay
10:25:46 05/07/2024
Căng đét: Mẹ Nine Naphat đáp trả khi bị tố là nguyên nhân khiến con trai chia tay Baifern
14:34:22 05/07/2024
Dắt bố đẻ đi bắt ghen vợ ngoại tình, nào ngờ vừa thấy người phụ nữ trong phòng khách sạn ông 'ngưng tim' ngã quỵ, tôi bàng hoàng khó tả
12:00:01 05/07/2024
Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng
12:57:28 05/07/2024
Tôi 'mờ mắt' trước công danh, vô tình hai tay 'dâng' chồng cho chính cô bạn thân quý hóa của mình
11:36:33 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội Nga thông qua sửa đổi ngân sách năm 2024

Thế giới

15:36:06 05/07/2024
Sửa đổi cũng bao gồm việc phân bổ thêm 650 triệu ruble để trợ cấp cho các tổ chức giáo dục ở các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), nhằm tài trợ cho các trường đại học Slav.

Nữ Đại tá là NSND: Các ngôi sao như Mỹ Tâm hay Đàm Vĩnh Hưng khi nói đến tên tôi chắc cũng biết

Sao việt

15:35:57 05/07/2024
Rất nhiều người kể cả Hồ Quỳnh Hương cũng từng đề nghị mở trung tâm để tôi làm giám đốc , nữ Đại tá là NSND đình đám chia sẻ.

Người nhà chánh án bao chiếm đất công, rừng phòng hộ còn đòi bồi thường

Pháp luật

15:34:08 05/07/2024
Mặc dù đã trả lại đất công, rừng phòng hộ bao chiếm của nhà nước trước đó nhưng khi UBND H.Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) lấy đất làm đường thì bà Cúc khiếu nại yêu cầu bồi thường đất mình đã bao chiếm.

"Tiểu tam" khiến Baifern - Nine Naphat chia tay là đây?

Sao châu á

15:01:53 05/07/2024
Nine Naphat cũng đã lên tiếng về loạt câu hỏi liên quan đến nghi vấn có người thứ 3 chen giữa mối quan hệ của anh và Baifern Pimchanok.

Lịch âm 6/7 - Âm lịch ngày 6 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

14:54:08 05/07/2024
Xem lịch âm ngày 6/7/2024 (Thứ 7), lịch vạn niên ngày 6/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...trong ngày 6/7/2024.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh tranh thủ thơm Hân mọi lúc

Phim việt

14:44:41 05/07/2024
Sau khi 2 vợ chồng hàn gắn tình cảm, có vẻ như cả Đức Anh và Hân không ngại che đậy việc thể hiện tình cảm với nhau.

Nhà tắm có nên dán giấy dán tường?

Sáng tạo

14:34:29 05/07/2024
Chất liệu giấy dán tường: Do một số loại giấy và rèm vải thường có đặc điểm hút âm nên khi sử dụng giấy dán tường nhà tắm bạn nên lưu ý sử dụng các loại giấy dán có đặc tính chống ẩm để tăng độ bền cho giấy

10 kẻ phản diện 'm.áu mặt' của chuỗi hoạt hình bom tấn 'Kẻ cắp mặt trăng' (P2)

Phim âu mỹ

14:30:55 05/07/2024
Chỉ còn vài ngày nữa, biệt đội Minions sẽ xâm chiếm rạp Việt với giao diện cực chất, hứa hẹn sẽ siêu lầy, không quên ăn hại cùng những trò giải trí bất đắc dĩ.

Hoa vui ca tập 34: Trình chiếu nhiều clip ấn tượng của khán giả nhí

Tv show

14:30:22 05/07/2024
Tập số 34 của chương trình Hoa vui ca phát sóng trên VTV3 lúc 18h50 ngày 4/7 giới thiệu nhiều clip ấn tượng từ các bạn nhỏ gửi về cho chương trình.

Những thác nước đẹp dưới chân núi Fansipan, Lào Cai

Du lịch

14:30:21 05/07/2024
Nếu có dịp đến Tây Bắc vào mùa hè, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú, nguyên sơ của những thác nước nổi tiếng dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vỹ.