Bạn đọc viết: Con sốc, phụ huynh cũng sốc khi chuyển cấp
Đọc bài viết “ Học sinh đầu cấp rất cần phương pháp học đúng đắn” của cô giáo Thanh Thanh đăng trên Dân trí, gia đình tôi và rất nhiều phụ huynh như đã cởi được nỗi lòng.
Những lời tâm sự của cô giáo đã phần nào trấn an được chúng tôi về những băn khoăn, lo lắng khi có con đang học chuyển cấp.
Ảnh minh họa
Năm nay, cậu con trai đầu lòng của tôi bước vào lớp 10. Những ngày này cháu thường tỏ ra lo lắng. Cháu hay than thở với mẹ về cách giảng dạy khác lạ của thầy cô cấp 3. Các thầy cô không còn vừa giảng vừa nhắc các con ghi bài như ở cấp 2. Các con phải vừa nghe, vừa nhanh tay để ghi những nội dung chính. Có nội dung thầy cô chỉ định hướng để các con tự tìm hiểu. Khi kiểm tra một tiết, các con cũng không được thầy cô ôn trước các dạng đề. Chưa kể, thầy cô chấm điểm cũng khắt khe hơn ở cấp 2 rất nhiều. Chỉ một ý sai là bị trừ điểm ngay. Hôm rồi, bài kiểm tra một tiết đầu tiên môn Ngữ văn con chỉ đạt 5.5 điểm. Con đã khóc vì lo lắng và sợ hãi.
Con trai tôi còn kể các bạn trong lớp mình học giỏi lắm. Nhiều câu hỏi khó mà thầy cô vừa nói các bạn đã biết rồi. Chính vì vậy mà con càng lo lắng hơn.
Thấy tâm trạng bất ổn của con trai, ông xã tôi gợi ý tôi nên cho cháu đi học thêm. Anh rất sợ con không theo kịp được chương trình, rồi trở thành vịt lạc đàn. Cuối cùng là con khổ, cha mẹ cũng khổ theo.
Thực ra, những học sinh vừa chuyển cấp thường có tâm trạng như thế. Các em chưa quen với phương pháp dạy và cách học mới. Kiến thức khó hơn, yêu cầu đòi hỏi cũng cao hơn. Chính vì vậy mà tâm trạng nhiều em thường trở nên hoang mang, lo lắng. Ngay cả phụ huynh cũng tâm trạng như thế. Khi nhận được điểm số của con thường thất vọng thấy rõ. Rồi họ bắt đầu so sánh với kết quả học tập của năm học trước. Người nọ hỏi người kia, phụ huynh cũng cuống lên vì lo lắng. Cuối cùng là ép con phải đi học thêm để theo kịp bạn bè.
Là một giáo viên, nên tôi biết con đang bị sốc vì phương pháp học tập mới. Tôi đã từng chứng kiến nhiều học sinh chuyển cấp có tâm trạng như thế. Nhiều em là học trò cũ thường điện về để trút bầu tâm sự với tôi khi vào đầu năm học mới. Nhiều em bảo thầy cô không thương chúng em. Chúng em bị thầy cô trù úm điểm số… Chúng em lo sợ lắm.
Video đang HOT
Mỗi lần như thế, tôi lại phải động viên các em rất nhiều. Tôi luôn trấn an các em nên bình tĩnh và tự tin vào bản thân. Những bài kiểm tra đầu có thể các em chưa biết cách trình bày. Với lại, ở cấp 3 mức độ yêu cầu của các thầy cô thường cao hơn. Cứ từ từ rồi các em sẽ quen dần với cách học mới. Khi học ở cấp 3, các em cũng nên tập dần với cách học chủ động để tự tìm tòi, khám phá kiến thức. Cần xây dựng mục tiêu học tập đúng đắn, rõ ràng.
Đọc bài viết tôi rất tâm đắc với lời chia sẻ của cô giáo Thanh Thanh: “Học sinh cần xem thêm các thông tin thời sự, nắm các sự kiện quan trọng hàng ngày để giúp các con có những nhận xét và đánh giá mang dấu ấn cá nhân trong phần liên hệ thực tế trong bài giảng của giáo viên”. Đây chính là phương pháp học tập rất hay.
Biết con trai lo lắng, áp lực khi học chuyển cấp nên tôi rất thương. Tôi thường xuyên động viên và chỉ về cách học cho con. Mong sao, thời gian tới con sẽ dần quen với phương pháp học tập mới. Chúc con và tất cả các bạn học sinh bước vào năm học mới đầy vui tươi và hạnh phúc.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Hội phụ huynh: Vài người nhiệt tình, cả tàu cùng khổ
Quy trình vận động đóng góp cho trường học của phụ huynh luôn bắt đầu với sự khởi xướng của một vài người trong Ban đại diện hoặc những người nhiệt tình. Từ đó, nhiều người khác bị mắc kẹt trong các khoản đóng góp "tự nguyện".
"Đầu năm, thầy cần những cái này, cái kia.... ", từ tin nhắn của một vị phụ huynh trong Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐD CMHS), một cuộc vận động đóng góp được hình thành. Theo tính toán của phụ huynh này, chi phí đầu năm cho những thứ thầy giáo cần hết khoảng 7 triệu đồng, một phụ huynh sẽ ứng ra để sắm trước, đến ngày họp sẽ tính.
Trong bối cảnh này, thật khó để phụ huynh nào lên tiếng phản đối dù họ có thấy vô lý đi chăng nữa.
Đầu năm học, phụ huynh mang nhiều gánh nặng tiền trường, kể cả các khoản được gọi là "tự nguyện" (Ảnh mang tính minh họa)
Hay tại một ngôi trường khác, một người trong BĐD CMHS còn cầm hẳn loa thông báo, phụ huynh chúng ta năm rồi đã đóng góp làm 4 mái che trong nhà trường, năm nay... sẽ làm thêm 4 cái vì con em. Người này cũng lên tiếng đề xuất việc thay rèm cửa trong lớp học.
Sự "nhiệt tình" quá mức này kéo theo bao nhiêu cái khổ cho các phụ huynh đầu năm. Sau đó, nhiều phụ huynh bức xúc phản đối, phía nhà trường thì khăng khăng việc muốn làm mái che, thay rèm là việc do BĐD CMHS, chứ không liên quan... đến nhà trường. Trước phản ứng của phụ huynh, việc này đã phải tạm ngưng.
Đối với việc đóng góp của phụ huynh trong trường học phải nói rằng "vài người nhiệt tình, cả tàu cùng khổ". Quy trình vận động đóng góp cho trường học của phụ huynh luôn bắt đầu với sự khởi xướng của một vài người trong BĐD CMHS hoặc những người nhiệt tình. Từ đó, nhiều người khác bị mắc kẹt trong các khoản đóng góp "tự nguyện". Không ít hạng mục, khoản đóng góp do một vài phụ huynh nhiệt tình đưa ra quá sức với nhiều phụ huynh khác.
Có tình trạng "những phụ huynh nhiệt tình" trong trường học thường xuất phát từ hai nguyên nhân:
Thứ nhất, việc chọn, hoặc chỉ định thành viên BĐD CMHS thường đã được "chọn mặt gửi vàng", họ phần lớn là người có điều kiện tài chính nên nhiệt tình với việc làm sao để điều kiện học tập của con em tốt nhất.
Nhiều khi BĐD CMHS còn được gọi là "Hội phụ huynh nhà giàu", với họ việc con được học trong điều kiện như lớp lót sàn gỗ, điều hòa, rèm cửa loại sang, lớp học hiện đại... là nhu cầu bình thường. Từ đó, họ đưa ra những tiêu chuẩn bình thường với bình nhưng "làm khó" những phụ huynh khác mà có thể còn sai quy định, không phù hợp với tiêu chuẩn mặt bằng chung của trường học.
Thứ hai, có khi họ "nhiệt tình" cũng bởi bất đắc dĩ khi liên quan đến các khoản đóng góp, muốn hay không thì thực tế BĐD CMHS là "cánh tay nối dài" của nhà trường. Chứ đối với chuyện cơ sở vật chất trong trường học, không ai biết "chỗ nào ngứa mà gãi" nếu như không được chỉ tường tận.
Năm trước, làm việc về các vấn đề thu chi, hoạt động của BĐD CMHS tại một số trường học ở địa bàn, bà Triệu Lê Khánh, Phó Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TPHCM nhấn mạnh, phụ huynh bức xúc vì có nhiều nơi BĐD CMHS đưa ra những công trình, những dự án về cơ sở vật chất vượt quá những yêu cầu cơ bản trong trường học.
Có những nơi đưa ra việc lót sàn gỗ, lắp máy lạnh... , theo bà Khánh cái đó phải xem phù hợp thế nào và nếu thực hiện thì phải làm từ khoản thu tài trợ chứ "bổ đầu" chia đều cho phụ huynh không hợp lý.
UB MTTQ Việt Nam TPHCM kiểm tra vấn đề thu chi trong trường học ở TPHCM năm học trước
Đầu năm, Sở GD-ĐT ra văn bản nghiêm cấm các trường học lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định tại Thông tư số 55 của Bộ GD-ĐT.
Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban. Không được thu các khoản bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường, trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, GV, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, GV và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Tuy nhiên, theo cách này hay cách khác, BĐD CMHS vẫn "can thiệp" quá sâu vào các hoạt động đóng góp tập trung đến tài chính, cơ sở vật chất trong trường học.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Phải công khai khoản thu trong cuộc họp phụ huynh đầu năm? Năm hoc mơi đa băt đâu, tuy nhiên nhiêu phu huynh không khoi lo lăng vơi cac khoan phi đâu năm. Ngoai nhưng khoan thu trong danh muc co hoa đơn tra vê, ho vân đong nhưng khoan ngoai lê trên tinh thân tư nguyên. Phai chăng đa đên luc cân co quy đinh công khai khoan thu đâu năm tai cac trương...