Bạn đọc viết: Cha mẹ hãy cho phép con được thất bại
Phụ huynh quên mất một điều quan trọng không kém lời chúc các con đỗ đạt, thành công. Đấy là việc dạy các con đối mặt với thất bại, vượt qua thất bại và quý trọng bản thân, vào đời thành công có vô số con đường, chỉ cần các con có ý chí, bản lĩnh và sự kiên trì đi tới đích.
Ảnh minh họa
Facebook của tôi có đông bạn bè làm giáo viên cấp 3. Các bạn đồng loạt đăng ảnh lớp học với nụ cười rạng rỡ của học trò hoặc link bài hát chiến thắng và quan trọng nhất là những lời nhắn nhủ, chúc học trò thành công, thi đỗ Đại học. Trước kỳ thi quan trọng nhất đời học sinh, tất cả thầy cô, bố mẹ và gia đình các em đều mong mỏi, kỳ vọng con em mình sẽ đạt kết quả cao nhất sau hành trình 12 năm đèn sách, mở ra một tương lai tốt đẹp, làm vẻ vang gia đình dòng họ.
Nhưng có một sự thật hiển nhiên là cánh cổng trường Đại học không chào đón tất cả các em. Chỉ những em có năng lực thực sự, học lực tốt, thi cử bình tĩnh tự tin mới giành được tấm vé đỗ Đại học. Sẽ có rất nhiều em chỉ đủ điểm đỗ tốt nghiệp THPT, đỗ vớt trường Đại học tốp dưới, thậm chí trượt toàn bộ nguyện vọng đăng ký Đại học. Với những em được gia đình đặt kỳ vọng quá lớn, thi trượt Đại học thực sự là bi kịch, là thảm họa khiến các em gục ngã. Mỗi kỳ thi trôi qua, đều xảy ra một số trường hợp các em quẫn bách, tuyệt vọng tìm tới cái chết để giải thoát áp lực tâm lý nặng nề.
Phụ huynh quên mất một điều quan trọng không kém lời chúc các con đỗ đạt, thành công. Đấy là việc dạy các con đối mặt với thất bại, vượt qua thất bại và quý trọng bản thân, vào đời thành công có vô số con đường, chỉ cần các con có ý chí, bản lĩnh và sự kiên trì đi tới đích.
Có rất nhiều phụ huynh, thời đi học chỉ là học sinh bình thường nhưng lúc nào cũng bắt con phải học đạt danh hiệu, thành tích, thi cử phải đỗ đạt. Ước mơ của cha mẹ đặt cả lên vai các con, các con phải học không chỉ vì các con mà còn vì bố mẹ, vì gia đình, vì dòng họ, vì thầy cô, vì nhà trường. Phụ huynh phớt lờ hiện thực rằng mỗi năm, có hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, phải giấu bằng để xin đi làm công nhân khu công nghiệp. Con học Đại học trở thành nỗi khao khát cháy bỏng của cha mẹ. Con thi trượt Đại học là nỗi nhục nhã của cả gia đình, bố mẹ muối mặt với người thân, hàng xóm, đồng nghiệp.
Tôi nghĩ, người lớn chúng ta chưa công bằng với các con. Phụ huynh chúng ta từng trải cuộc sống, thấu hiểu rằng cuộc sống không bao giờ dễ dàng, thành công và thất bại luôn song hành. Ngay cả công việc chúng ta đang làm lúc thịnh, lúc suy, có khi là mất việc, phá sản, trắng tay. Tại sao cha mẹ không dạy các con đối mặt với thất bại, chấp nhận thất bại và tìm cách vượt qua thất bại?
Ngay cả việc thi trượt Đại học đâu có gì quá to tát. Đó chỉ là thử thách ban đầu dành cho các con, rèn các con bản lĩnh để vượt qua vô số những khó khăn kế tiếp mà cuộc đời mỗi người đều phải trải qua. Khi các con 18 tuổi, các con cần hiểu rằng việc học tập là việc mỗi người phải duy trì suốt đời, không chỉ đơn thuần là bằng cấp, học hàm học vị mà là luôn học hỏi mọi người xung quanh, học từ nhiều nguồn tri thức khác nhau. Bất cứ một nghề nghiệp nào tạo ra thu nhập chân chính trong xã hội đều xứng đáng được mọi người trân trọng. Con tôi ngay từ bé, tôi đã nói cho con hiểu, bác bán cơm bình dân hay cô chủ quán bánh mỳ, cô thợ may lành nghề đều được tôn trọng giống như các thầy cô giáo, kỹ sư, bác sĩ. Nghề nghiệp nào, nếu mỗi người đều chăm chỉ lao động, chịu khó đổi mới sáng tạo, có thái độ tích cực thì đều có thu nhập ổn định.
Khi con thất bại, con rất cần cha mẹ động viên, khuyên nhủ và định hướng. Nhưng có rất nhiều phụ huynh không thể chấp nhận con thất bại. Cha mẹ chửi mắng, thất vọng, suy sụp vì con thi trượt. Thi trượt đại học trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với tất cả các em học sinh lớp 12.
Video đang HOT
Nhưng cũng có không ít phụ huynh cởi mở, tâm lý “thoáng” với các con. Cha mẹ chấp nhận kết quả thi của con: Con đỗ đại học thì ăn mừng, lo tiền bạc đầu tư cho con; Con thi trượt thì hướng con vào trường cao đẳng dạy nghề, học xong đi làm công nhân; Con không đỗ đạt gì thì hướng con tìm việc làm như bán hàng, tiếp thị…
Khi con 18 tuổi, cha mẹ hãy cho con được là chính mình, dù con thành công hay thất bại, con cần có bản lĩnh để vượt qua khó khăn và thử thách, kiên trì theo đuổi ước mơ của bản thân.
Khi con 18 tuổi, con cần nhất là được cha mẹ tin tưởng và đồng hành, nhất là khi con thất bại.
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Theo Dân trí
Sai lầm dạy con của nhiều cha mẹ Nhật trong mắt tiến sĩ giáo dục
Agnes Chan thẳng thắn cho rằng cha mẹ Nhật Bản hãy để con mình mắc thất bại thay vì suốt ngày bao bọc chúng.
Agnes Chan, 63 tuổi, là người gốc Hong Kong, phát triển sự nghiệp ca hát của mình tại Nhật năm 1972 với tư cách là một thần tượng nhạc pop tuổi teen. Cô kết hôn với người quản lý cũ, một người đàn ông Nhật Bản, và là mẹ của 3 chàng trai từng học Đại học Stanford, nơi cô cũng từng lấy bằng tiến sĩ về giáo dục.
Cậu con trai cả tên Kazuhei, hiện là CEO của một công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon. Con trai thứ hai, Shohey cũng là một kỹ sư làm việc ở đây. Còn con trai út, Kyohei, 22 tuổi, sẽ tốt nghiệp Stanford năm nay.
Chan hiện đảm nhận nhiều vai trò như ca sĩ, nhân vật truyền hình, giảng viên và đại sứ thiện chí của UNICEF. Cô cũng là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất về nuôi dạy con cái ở Nhật Bản. Chan cho rằng việc cha mẹ bảo vệ con quá mức hay đặt kỳ vọng cao một cách vô lý gây ra nhiều điều không tốt cho những đứa con của mình.
"Họ mong con trở thành một học sinh giỏi, hy vọng đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, mong chúng tuân thủ đúng các quy tắc. Điều đó không còn quan trọng nữa vì máy tính làm tốt hơn. Chúng ta phải dạy trẻ em thành người, sao cho người máy không thể bắt chước. Đó là trò chơi sinh tồn", Chan nhấn mạnh.
Agnes Chan, chụp ảnh với 3 cậu con trai, trong ngày cậu thứ hai tốt nghiệp Đại học Stanford năm 2015. Ảnh: Japantimes.
Chan lo ngại khi nhiều cha mẹ Nhật Bản hiện đại luôn cố gắng đứng sau con cái và hỗ trợ nhiều nhất có thể. Họ nhồi nhét cho con bài tập, âm nhạc, thư pháp, các câu lạc bộ thể thao... Họ muốn con mình thành công, và cảm thấy chỉ có một cách duy nhất: Đó là thúc đẩy chúng trở nên ưu tú.
Họ luôn muốn con đạt điểm hạng A cho tất cả môn học, nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, phải cố gắng để hơn người khác. Chan cho biết định kiến này phải biến mất, vì đó không phải là cách để cho trẻ em hiểu về giá trị bản thân.
Chan đưa ra ví dụ thực tế về tệ nạn bắt nạt bạn học trong nhiều trường học ở Nhật Bản. Cô phân tích đó là cách nhiều trẻ em cảm nhận rằng chúng đang đứng cao hơn người khác. Đây là một vấn đề lớn, nhưng nhiều người cố gắng che đậy nó.
Cô cũng cho rằng việc "học vẹt" và "địa ngục thi cử" vẫn đang diễn ra. Những bất cập này gây ra các trào lưu như tự tử tuổi teen, trốn học, cô lập và các vấn đề xã hội khác ảnh hưởng đến thanh thiếu niên.
Chan cho biết lớp học không phải là nơi duy nhất để học tập. Hãy để trẻ xử lý nguy hiểm và đối phó với hậu quả, để cho chúng tìm ra cách riêng, và phát triển tự chủ. "Hãy để cho các con thất bại. Cha mẹ hãy mạnh dạn buông tay ra", cô khuyên.
Theo Chan, điều cấm kỵ trong việc nuôi dạy con là so sánh con với người khác. Điều cha mẹ nên nói với con là "con hãy làm tốt nhất trong khả năng của con". Hãy cho con biết tình yêu của bạn dành cho con không phụ thuộc vào điểm các bài kiểm tra.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm giáo dục, Chan không che giấu sự thất vọng của mình khi nói về việc Nhật Bản không có đủ nguồn lực để bảo vệ trẻ em. Việc thiếu sự hỗ trợ của xã hội cho hạnh phúc con trẻ đang khiến mọi người trì hoãn kết hôn và sinh con.
"Người dân sợ hãi vì chi phí nuôi dạy một đứa trẻ. Họ nghĩ cần bao nhiêu tiền để có thể cho con mình vào một trường đại học tốt. Không ai nói về hạnh phúc của việc được làm cha mẹ", Chan cho hay.
Chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân, Chan cho biết cô không bao giờ gửi con trai đến các lớp luyện thi sau giờ học, hay tìm kiếm gia sư, mà để cho các con "tự bơi". Cô cho các con "tự do" mắc sai lầm. Cô không để nỗi sợ sai của các con ảnh hưởng tới mình. Như thế, chúng nhận ra rằng thất bại là một phần bình thường của việc học.
Cô không quản lý các con tỉ mỉ, thời gian biểu linh hoạt, không các thiết bị số, khám phá ngoài trời, dạy thông qua trò chơi, để các con tự làm đồ ăn, bánh sinh nhật... Chan cho biết sau khi học trung học cơ sở, cô đã khiến các con tin rằng chúng có khả năng tự đưa ra quyết định.
"Tôi muốn các con tôi được hạnh phúc, đó là ưu tiên hàng đầu của tôi. Cách duy nhất để làm điều đó là tin vào chúng. Các con sẽ tự quyết định mình là ai, bản thân muốn gì. Sẽ chẳng sao hết nếu con trở nên nổi tiếng hoặc giàu có. Nếu con là người mơ mộng, con sẽ hạnh phúc", Chan chia sẻ.
Trong quá trình dạy con, Chan tâm sự đôi lúc cô cũng run sợ trước sự lựa chọn của con cái nhưng vẫn tôn trọng sự lựa chọn của chúng. "Khi con trai lớn của tôi chọn trường số 7 thay vì trường nội trú hàng đầu Mỹ, tôi hy vọng nó sẽ nhận ra đó là một sai lầm, nhưng hóa ra không phải vậy, nó có kết quả tốt hơn tôi nghĩ". Và người con trai ấy hiện là CEO của một công ty khởi nghiệp tại Mỹ.
"Thật tuyệt khi các con của tôi đều học Stanford, nhưng đó không phải là mục đích. Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp trường này vẫn không hạnh phúc. Còn tôi, tôi hạnh phúc vì các con tôi cũng vậy", Chan nói.
Ở Trung Quốc có câu hói "cheng long, cheng feng", có nghĩa là muốn con trai hóa rồng, còn con gái trở thành phượng hoàng. Nhưng mỗi đứa trẻ có thể đi một con đường khác nhau. Hãy để chúng trở thành rồng, phượng hoàng theo cách của riêng mình.
Mộc Miên
Theo Japantimes/VNE
Chánh văn Hoàng Anh Tú: Các cha mẹ "xin hãy cho con được quyền thất bại" Ngày 15/6, hàng chục ngàn học sinh 2004 nhận kết quả không như ý. Cú thất bại đầu đời với nhiều đứa trẻ 15 tuổi khi mà trong suốt 9 năm, hầu hết đều nhận giấy khen học sinh giỏi. Với việc Bộ Giáo Dục và Đào tạo thả dàn cho giấy khen học sinh giỏi trong suốt những năm qua, hàng chục...