Bạn đọc viết: Cảm xúc về một phiên họp phụ huynh ở lớp mầm non
Giáo dục luôn đề cao vai trò của “chân kiềng” vững chắc giữa gia đình – nhà trường và xã hội. Mối quan hệ này được thắt chặt bằng những phiên họp cha mẹ học sinh trong năm. Mở đầu năm học, hầu hết các cấp học từ Mầm non đến THPT đều có phiên họp đầu tiên.
Ảnh minh họa
Tôi vừa đi họp phụ huynh ở lớp của cô con gái năm nay tròn ba tuổi. Phiên họp được ấn định lúc 8h, thế mà 8h15 mới có vài phụ huynh lác đác đến. Hai cô giáo bồn chồn đi lại trong phòng chờ đợi.
Địa điểm giấy mời ghi tại phòng học của các con, phụ huynh ai nấy không khỏi ngạc nhiên vì ngày nào cũng đưa con đi học rồi đón con về trong gian phòng học xinh xinh với đủ mọi thứ đồ chơi nhỏ xíu với những màu sắc đáng yêu qua những hình thù ngộ nghĩnh, nhưng hôm nay chính những người ông, người bà, những ông bố, bà mẹ sẽ ngồi ngay tại phòng nơi cháu con mình đang học. Không khí thân quen đến lạ.
Mọi vật dụng của các con hàng ngày đang hiện hữu trước mắt của những bậc sinh thành, những chiếc ghế nhỏ nhắn được xếp ngay ngắn đang chờ đợi quý vị phụ huynh. Một vài phụ huynh đến sớm đi đi lại lại trong phòng quan sát mọi vật. Đến bây giờ, những bậc làm cha làm mẹ mới có dịp nhìn ngắm những thứ vốn quen thuộc của con cháu mình: Cháu lên ba tuổi vẫn chưa đọc được chữ nên mọi cái của bé đều được quy đinh bằng kí hiệu từ chiếc ly uống nước, cái khăn lau mặt, đôi dép của các con đều có các kí hiệu ngộ nghĩnh như một bông hoa, một chiếc lá, một chiếc xe ô tô cho đến một hình chữ nhật… Một vài người mẹ mâm mê những vật dụng có in kí hiệu của con rồi ngắm nghía. Mỗi thứ mang một nét đáng yêu riêng.
Đâu đó, nơi góc lớp những vị phụ huynh ngắm nhìn những món đồ chơi hằng ngày của con, đây góc đồ chơi của các bạn gái như búp bê, quần áo, đây góc đồ chơi là những con robot của các bạn nam… Tất cả đều mới mẻ, đủ các màu sắc bắt mắt đến lạ.
Có những vị phụ huynh dùng máy ảnh ghi lại những nơi góc lớp lưu đầy kỉ niệm của con. Tâm trạng những ai làm cha làm mẹ lúc này đều miên man một cảm xúc đến khó tả. Yêu con, yêu luôn những gì thuộc về con.
Phiên họp cuối cùng cũng bắt đầu khi phụ huynh đã đến khá đầy đủ. Cô giáo chủ nhiệm của các con xúng xính trong tà áo dài đỏ nổi bật. Phụ huynh vốn chỉ quen nhìn các cô trong bộ đồng phục thường ngày chăm cháu, nên hôm nay trong trang phục áo dài nên trông cô trẻ hơn nhiều với mọi ngày. Buổi họp diễn ra trong không khí nhẹ nhàng, tươi vui. Không có chuyện lắp điều hòa, hay tiền về các loại quỹ.
Video đang HOT
Một điều làm ai nấy đều vui vẻ khi nghe cô giáo nói rằng: “Năm học này, các vị phụ huynh đều rất quan tâm đến con em của mình, vì yêu thương con nên các bậc cha mẹ thường xuyên liên lạc, trò chuyện với cô giáo trong mỗi lần đón đưa con. Điều này ít nhiều đã giúp cho giáo viên hiểu hơn đặc điểm tâm lí của từng cháu, bước đầu đã tạo thuận lợi trong việc giáo dục cháu. Đây là một tín hiệu vui.”
Cô giáo nói đến đó, gương mặt phụ huynh nào cũng phấn khởi. Vì giáo dục luôn cần sự hợp tác ngay từ đầu giữa gia đình và nhà trường.
Các bậc cha mẹ ai cũng hiểu rằng, một mình ở nhà nuôi dạy một cháu đã khổ cực nhưng đến các cô, mỗi cô phải trên 10 cháu mỗi ngày nên vất vả và thiếu sót là điều không tránh khỏi. Hiểu được điều này, hầu hết phụ huynh đều cảm thông và sẻ chia.
Duy chỉ tồn tại một điều mà làm người viết bài này băn khoăn: “Phải chăng tư tưởng khoán con em mình cho cô giáo, cho nhà trường vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của không ít phụ huynh? Điều này ít nhiều ảnh hường đến sự phát triển của trẻ và làm tăng thêm sự vất vả cho giáo viên bậc Mầm non đặc biệt là các cô giáo phụ trách lớp Bé và lớp Nhỡ.
Các bậc phụ huynh nên biết rằng, điều tiên quyết đầu tiên trong việc chăm sóc các cháu là vấn đề vệ sinh các nhân của các bé ở độ tuổi này. Với tuổi lên ba, bé có thể tự đánh răng, súc miệng, tự cởi quần khi đi vệ sinh, tự thay áo quần cho mình… Còn những việc phụ như cắt móng tay móng chân, ăn mặc sạch sẽ, tóc tai gọn gàng thì cần sự giúp sức của phụ huynh.
Cô giáo còn yêu cầu thêm ở nhà quý vị phụ huynh cần dạy cháu thêm lễ nghĩa như biết chào hỏi, nói lời xin lỗi, lời cảm ơn… và đặc biệt cần biết yêu thương mọi người, quan tâm đến mọi thứ xung quanh, tránh lệ thuộc vào các thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại, iPad…
Yêu thương kết hợp với dạy bảo, không nuông chiều con thái quá là thông điệp mà cô giáo muốn gửi gắm đến các bậc làm cha làm mẹ.
Phiên họp kết thúc trong không khí nhẹ nhàng, phụ huynh nào sau khi ra về ắt hẳn ít nhiều nghiệm lại bản thân mình về cách yêu thương con, cách dạy dỗ con. Mỗi bậc cha mẹ, mỗi người chung tay một ít để xã hội hóa giáo dục được thành công góp phần vào xây dựng thế hệ tương lai của đất nước.
Thanh Thanh
Theo Dân trí
Hà Tĩnh: Phụ huynh bức xúc vì con em chưa thể tựu trường
Hàng chục phụ huynh có con theo học lớp 3 tuổi tại một trường mầm non ở Hà Tĩnh bức xúc vì con em của họ không được vào học trong ngày tựu trường.
Nhiều phụ huynh phải đưa con ra về trong ngày tựu trường - ẢNH PHẠM ĐỨC
Sáng 20.8, hàng trăm em học sinh độ tuổi học mầm non có hộ khẩu thường trú tại phường Thạch Linh (thành phố Hà Tĩnh) được cha mẹ đưa đến Trường mầm non Thạch Linh nhập học trong ngày tựu trường. Tuy nhiên, khi đến làm thủ tục nhập học cho con thì phụ huynh của 73 cháu lớp 3 tuổi phải đưa con ra về vì năm học 2018 - 2019, Trường mầm non Thạch Linh chỉ tuyển sinh 2 lớp với 50 cháu.
Ông Nguyễn Văn Tư (60 tuổi, trú tại phố Đại Đồng, phường Thạch Linh) có cháu năm nay lên lớp 3 tuổi, bức xúc: "Sáng nay, tôi đưa cháu đến nhập học trong ngày tựu trường thì không được vào lớp. Không chỉ cháu tôi mà có hơn 70 cháu khác cũng phải ra về. Khi chúng tôi hỏi nhà trường thì họ chỉ nói do thiếu giáo viên và không dám hứa đến lúc nào số học sinh bị dư thừa sẽ được đến lớp", ông Tư bức xúc.
Phụ huynh bức xúc vì con em lớp 3 tuổi không được nhập học - ẢNH PHẠM ĐỨC
Chị Trương Thị Hương (40 tuổi, trú tại tổ dân phố Nam Tiến), cho biết chiều 8.8, Ban Giám hiệu Trường mầm non Thạch Linh phối hợp UBND phường tổ chức họp phụ huynh có con em nằm trong nhóm 3 tuổi để thông báo về kế hoạch tuyển sinh.
Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo nhà trường thông báo năm nay do thiếu giáo viên và thiếu phòng học nên chỉ được phép tuyển sinh 2 lớp với 50 cháu. Việc tuyển sinh sẽ không bằng hình thức bốc thăm mà ưu tiên cho các con em gia đình chính sách. Số em dư thừa thì UBND phường Thạch Linh sẽ đề xuất Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố và UBND thành phố cho mở thêm 1 lớp để đảm bảo tất cả các em đều được đến trường.
"Trong khi chờ đợi có quyết định mở lớp từ cấp trên, nhà trường đề xuất các phụ huynh xin cho con theo học tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn. Tuy nhiên, các trường tư này thu học phí rất cao nên nhiều phụ huynh không thể kham nổi", chị Hương nói.
Bà Lê Thị Thắng, Hiệu trưởng Trường mầm non Thạch Linh, cho biết năm học 2018 - 2019, trường được cấp trên giao chỉ tiêu tuyển sinh 10 lớp học với 320 cháu, trong đó chỉ có 2 lớp 3 tuổi. Theo kế hoạch, nhà trường sẽ chuyển từ nhà trẻ lên 38 cháu và tuyển thêm 12 cháu là đủ định biên. Tuy nhiên, không kể 38 cháu ở nhà trẻ lên thì có đến 85 cháu có nhu cầu vào học nên đã dư ra 73 cháu không được nhận.
"Ngoài việc bị cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh, nhà trường cũng còn thiếu 6 giáo viên và thiếu lớp dạy học nên không thể nhận được tất cả các cháu. Hiện nay, nhà trường cũng đã đề xuất lên cấp trên bổ sung giáo viên để nhà trường đáp ứng được nhu cầu dạy học", bà Thắng nói.
Phụ huynh bất lực đưa con trở về nhà - ẢNH PHẠM ĐỨC
Trao đổi với Thanh Niên, bà Trần Thị Thủy Nga, Phó trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Hà Tĩnh, cho hay tình trạng các em học sinh nhóm 3 tuổi bị dư thừa là thực trạng chung xảy ra ở các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố chứ không riêng gì Trường mầm non Thạch Linh. Toàn thành phố có 16 trường mầm non công lập, 7 trường mầm non tư thục. Năm nay, khoảng 2.000 trẻ, khối công lập đã tuyển được 1.000 cháu, tư thục 650 cháu. Hiện còn hơn 300 cháu có phụ huynh muốn con học công lập nhưng chưa được đáp ứng vì do thiếu giáo viên và cơ sở vật chất không đảm bảo.
"Đối với năm học này, ngành mầm non trước mắt ưu tiên lớp 5 tuổi để phổ cập, sau đó mới đến lớn 4 tuổi. Đối với lớp 3 tuổi và nhà trẻ thì căn cứ vào cơ sở vật chất và giáo viên của các trường hiện có để tuyển các cháu. Trước mắt sẽ ưu tiên nhận các con em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, con em gia đình chính sách", bà Nga nói.
Theo bà Nga, để giải quyết cho hàng trăm cháu dư thừa vào trường công lập học, thành phố đã có tờ trình gửi UBND tỉnh xin định biên thêm giáo viên. Hiện UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo rà soát số liệu thực tế thực tế để trình tỉnh quyết định.
Theo thanhnien.vn
Không phải trường xịn đẹp, đây mới là tiêu chí mẹ Đỗ Nhật Nam chú trọng khi chọn trường mẫu giáo cho con Không phải những ngôi trường khang trang với cơ sở vật chất long lanh, những tiêu chí chọn trường mẫu giáo mà mẹ Đỗ Nhật Nam gợi ý tập trung chủ yếu vào những tiêu chuẩn khác. Với tất cả các phụ huynh, thời điểm quyết định cho con đi học luôn là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi lớn không chỉ...