Bạn đọc viết: Bố mẹ tạo áp lực điểm số cho con
Một lần tôi nhận được tin nhắn điện tử của nhà trường thông báo điểm của con, một điểm số dưới trung bình của môn Toán. Đây là điều mà tôi chưa từng nghĩ đến nên cảm thấy khá sốc và thực sự buồn…
Ảnh minh họa
Suốt một ngày tôi vẩn vơ với suy nghĩ liệu khâu vào điểm có nhầm lẫn gì không? Với sức học của con sao lại có thể bị điểm kém như vậy? Và tại sao con không nói với mình về việc bị điểm kém?
Câu hỏi cuối cùng khiến tôi cảm thấy băn khoăn nhất. Bởi trước khi trường báo điểm cho phụ huynh thì các cô giáo chắc chắn đã trả bài kiểm tra cho học sinh rồi. Bình thường, mỗi khi có điểm kiểm tra con đều kể là được mấy điểm, môn nào cô giáo trả bài thì đưa cho mẹ xem. Có lẽ khi biết điểm kém, con đã giấu nhẹm đi, không dám nói với mẹ vì sợ bị la mắng hay bị phạt. Chính vì thế, tôi đã dặn mình phải thật bình tĩnh khi hỏi con về chuyện điểm kém này.
Đúng như suy đoán của tôi, con có biết mình bị điểm kém nhưng không dám nói với mẹ vì sợ bị mắng. Con bảo rằng, vì mẹ luôn nhắc con phải chăm chỉ học bài để được điểm cao nên con không dám nói. Nếu mẹ biết chắc chắn mẹ sẽ buồn, sẽ mắng con.
Tôi hỏi con lý do bị điểm kém, con nói: “Không phải đề khó mà do con tính nhầm thôi, lúc con nhận ra mình làm sai thì đã hết giờ nên không kịp sửa nữa. Mẹ yên tâm bài kiểm tra sau con làm tốt lắm, chắc chắn không dưới 8 điểm”… Khi đó, vẻ mặt con đầy lo âu, sợ sệt giống hệt những lần con phạm lỗi bị bố mẹ trách phạt.
Dù không vui, song tôi hiểu mọi chuyện đã xảy ra, con bị điểm kém cũng đã có ý thức sửa đổi ở những bài kiểm tra sau, nếu tôi tiếp tục la mắng chỉ khiến con thêm áp lực. Việc con không chia sẻ việc bị điểm kém cũng do con lo lắng, không biết bố mẹ sẽ tức giận thế nào mà thôi.
Từ việc này, nghĩ lại tôi mới thấy lâu nay mình đã tạo áp lực điểm số cho con. Những câu nói kiểu như: Con mà không chịu khó học bài kiểu gì cũng bị điểm kém! Điểm kém là cuối năm không được giấy khen đâu; hay là so sánh: Con thấy các bạn được 9, 10 mà không thấy xấu hổ ư? Con của bạn mẹ toàn được 9, 10 kiểm tra thôi đấy!… đã tạo ra áp lực vô hình khiến con luôn sợ kiểm tra, sợ điểm kém. Nhiều lúc con ước vẫn đang học Tiểu học vì không phải kiểm tra nhiều mà mỗi lần kiểm tra thì toàn được điểm cao, được bố mẹ khen.
Video đang HOT
Việc bố mẹ kỳ vọng con học tốt, điểm cao là lẽ thường tình. Trong những câu chuyện của các bố, các mẹ, thành tích học tập của con cái luôn được quan tâm hỏi han nhiều nhất. Ai có con học giỏi, điểm cao thì luôn cảm thấy vinh dự.
Chính bản thân trẻ cũng phấn khởi, vui vẻ khi được điểm cao bởi đó là thước đo đánh giá năng lực, điểm cao tức là học giỏi, được cô giáo quý mến, bạn bè đánh giá cao. Những lần kiểm tra được điểm 9, 10 con hào hứng xòe ngay ra để khoe mẹ như giành được một chiến công lớn. Môn nào thường xuyên được điểm cao cũng là môn con có hứng thú học nhiều nhất, yêu thích nhất so với các môn khác. Nếu con được điểm cao mà các bạn bên cạnh điểm kém hơn con sẽ cho rằng mình học tốt hơn các bạn. Việc trẻ có suy nghĩ so sánh, hơn thua về điểm số cũng
Có thể thấy, việc đánh giá bằng điểm số tồn tại cả hai yếu tố ưu điểm và hạn chế. Nếu người lớn quá coi trọng điểm số, đặt ra yêu cầu cao vượt khả năng của trẻ thì sẽ tạo thành áp lực, khiến trẻ luôn sống trong hoang mang, sợ hãi. Cũng có khi điểm số không phản ánh được đầy đủ năng lực, trình độ của học sinh vì có những bài kiểm tra đột xuất con không chuẩn bị bài thì sẽ làm không tốt, tâm lý lo lắng mỗi khi làm bài kiểm tra cũng dễ gây mất bình tĩnh, ảnh hưởng đến kết quả…
Khi đã trưởng thành, chúng ta nhận ra rằng điểm số cao hay thấp không phải là điều gì ghê ghớm lắm, không phải ai học giỏi, điểm cao khi đi học cũng sẽ thành đạt và không phải bị vài ba điểm kém sẽ là người kém cỏi. Nhớ lại thời học sinh đã từng lo lắng, căng thẳng ra sao mỗi lần đến tiết kiểm tra hay hồi hộp, hy vọng khi giáo viên trả bài, đọc điểm… mới thấy việc người lớn luôn yêu cầu hay kỳ vọng con cái phải đạt điểm cao là không cần thiết.
Điểm số không nói lên điều gì trong tương lai mỗi người nhưng cách ứng xử của chúng ta với điểm số thì lại tạo ra rất nhiều tiêu cực trong hiện tại. Bởi thế, tôi rất đồng cảm với điều ước ngây thơ của con: “Không phải làm nhiều bài kiểm tra và mỗi lần kiểm tra thì toàn được điểm cao”.
Đỗ Quyên
Theo Dân trí
Khi học trò bị xem như "tội đồ" vì... điểm kém
Con được 6,5 điểm kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Anh. Trong khi bố mẹ thấy bình thường nhưng không ngờ Hội Phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm đưa điểm số của cháu ra trao đổi vì ảnh hưởng thành tích chung của lớp.
Bị bêu vì điểm kém
Con trai chị N.T.Nh., đang học lớp 6 tại một trường THCS có tiếng đóng tại quận 1, TPHCM. "Rơi" vào trường điểm nhưng mẹ con chị theo học với tâm thế rất nhẹ nhàng, con quen với việc đọc sách, đi trải nghiệm hơn là việc "cày" để đạt điểm cao.
Đợt rồi, bài kiểm tra 1 tiết môn tiếng Anh của con trai chị được 6,5 điểm. Chị cũng hiểu được phần nào nguyên nhân là cháu chủ quan, nhất là đợt vừa rồi các phụ huynh khi trao đổi với giáo viên cầu yêu cầu cần ra đề khó hơn nữa vì trường điểm, lớp toàn các em giỏi. Chị Nh. không quá nặng lòng, hai mẹ con vẫn vui vẻ, để con rút kinh nghiệm.
Thế nhưng, sự việc không đơn giản như vậy. Con điểm 6,5 của cháu - dù chỉ là bài kiểm tra 1 tiết thông thường - bị một số người trong Hội Phụ huynh cùng với giáo viên đưa ra bàn luận vì trước nay chưa có trường hợp học sinh nào đạt điểm thấp như vậy, ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp. Và cô giáo nói luôn việc này với cháu.
Chị Nh. kể, dịp 20/11 này cận kề cuối tuần, các con có mấy ngày nghỉ, chị đã lên kế hoạch cho con đi chơi nhưng sau sự việc trên cháu không chịu đi, nói ở nhà ôn bài để chuẩn bị thi học kỳ. Chỉ vì điểm 6,5 mà cháu phải căng thẳng như vậy.
"Ở những trường điểm, phụ huynh rất năng nổ can thiệp vào những việc của nhà trường, của giáo viên. Từ các khoản đóng góp đến chuyện học hành của mấy đứa nhỏ", chị Nh. bày tỏ.
Xin nhắc lại cách hành xử thiếu nhân văn đối với học sinh bị điểm kém từng được áp dụng tại Trường THCS Bình An (quận 2, TPHCM) như là bài học cho quản lý nhà trường và giáo viên. Khi học sinh bị điểm kém, nhà trường sẽ nêu tên, nhắc nhở các em trước tất cả học sinh, giáo viên trong giờ chào cờ. Sự xúc phạm chưa dừng ở đó, nhà trường còn bắt các em phải làm kiểm tra ngay giữa giờ chào cờ.
Trong trường học, đã có không ít vụ việc giáo viên bạo hành, xử phạt, làm nhục học sinh vì các em bị điểm kém, viết chữ chậm, chưa đúng, không trả lời được câu hỏi... Điều này đã nguy hại đến giá trị, ý nghĩa của giáo dục cũng như vai trò của người thầy trong việc dìu dắt học trò.
Khổ từ trường về nhà
Không chỉ bị áp lực điểm số từ nhà trường, từ giáo viên, học sinh còn phải đối diện với nỗi sợ hãi với bố mẹ khi bị điểm kém. Có những trường hợp, học sinh quỳ xuống xin giáo viên sửa điểm nếu không sẽ bị bố mẹ đánh đòn, phạt, có em bị... bố mẹ lột quần áo ra đánh. Nhiều em có điểm thi xong không dám về, bỏ nhà đi vì không đối diện được với bố mẹ.
Có phụ huynh huynh vì điểm 7 của con mà lên tận phòng hiệu trưởng, yêu cầu phúc khảo, kiểm tra lại vì không chấp nhận con điểm này. Kết quả không thay đổi, chị quay sang mắng mỏ, chửi bới đứa con "làm nhục bố mẹ" ngay trước thầy cô, mọi người.
Phụ huynh tại TPHCM theo dõi danh sách của con trong đợt chạy đua vào lớp 6, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM.
Từ nhà trường đến gia đình, vòng quay điểm số "vây hãm" học sinh. Câu chuyện học sinh tâm thần vì học, nhập viện tâm thần vào mùa thi... năm nào cũng được nhắc đến.
Ai trải qua thời đi học cũng đều hiểu, vài ba con điểm cao hay thấp chẳng quyết định đến vận mệnh, sự nghiệp của mỗi người. Có khi đó còn là những kỷ niệm, ký ức đáng nhớ của thời đi học. Nhưng chắc chắn cách ứng xử của người lớn đối với điểm số của các em sẽ tác động đến tinh thần, tâm lý của mỗi đứa trẻ. Và đây là yếu tố hàng đầu làm cho bước chân, ánh mắt đến trường của học trò trở nên nặng nề, ám ảnh hơn.
Hiệu trưởng một Trường THPT ở Bình Tân, TPHCM cho rằng với áp lực và thi cử như hiện nay, thật hài hước để nói câu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Mọi đánh giá học sinh xoay quanh chuyện học hành, thi cử nên các em không có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân, đi học rất áp lực, lo lắng. Khi không đạt được kết quả ưng ý trong học tập, các em sẽ dễ dàng thất vọng, chán nản, thấy mình không có giá trị.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh cách ứng xử của mỗi giáo viên, mỗi phụ huynh đối với điểm số, thành tích của con trẻ cực kỳ quan trọng. Nó có thể "hạ gục" các em hay cũng giúp các em tự tin hơn vào bản thân mình ở nhiều những lĩnh vực khác.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Mẹ 'chiến tranh lạnh' suốt mấy ngày vì con lớp 9 bị điểm kém Tất cả mâu thuẫn của mẹ và con đều bắt nguồn từ điểm số. Con mệt mỏi vì thực sự không hiểu mẹ muốn con phải cố gắng thế nào mới đủ. Con bị điểm kém, mẹ chửi con te tua. Con được điểm cao cứ nghĩ sẽ được mẹ khen, không ngờ mặt mẹ lạnh tanh đầy nghi hoặc. Con không phải...