Bạn đọc viết: Bao giờ hết cảnh làm hộ bài Thủ công, Mỹ thuật cho con?
Tôi nghĩ, giá mà mấy môn học Thủ công, Mỹ thuật chỉ có những bài tập vui nhộn, dễ làm, đứa trẻ nào cũng có thể tự tay làm sản phẩm thì tốt hơn là những bài tập nhiều chi tiết, mang tính “đánh đố” đến phụ huynh cũng toát mồ hôi.
Con gái tôi học lớp 2 đã có những bài tập môn Thủ công, Mỹ thuật rất khó. Rút kinh nghiệm năm con học lớp 1, tôi chỉ chăm chăm dạy con học Toán, tiếng Việt mà ngó lơ các môn phụ nên kết quả học tập cuối năm cũng con, mấy môn mỹ thuật, âm nhạc con chỉ được cô đánh giá mức hoàn thành. Điểm thi học kỳ của con mấy môn chính đều đạt 9, 10 nhưng vướng mấy môn không đạt tốt nên con chỉ xếp loại học sinh có thành tích vượt trội.
Hồi lớp 1, cả lớp con chỉ có hơn chục bạn đạt thành tích xuất sắc. Tôi cảm thấy hơi tiếc cho con, giá như mẹ quan tâm sát sao tới tất cả các môn học thì con sẽ đạt danh hiệu xuất sắc. Nhưng quả thật, đó là điều không hề dễ dàng. Lớp 1, môn Mỹ thuật của con có những bài vẽ, cắt dán lọ hoa, vẽ đàn gà, vẽ các loại củ quả, sáng tạo đồ vật từ bìa các tông, thìa sữa chua, hộp nhựa rất khó. Mẹ hướng dẫn, con vẫn nhăn nhó, cắt dán, vẽ tô nghuệch ngoạc mãi không xong. Con kêu mỏi tay, rồi gục xuống bàn ủ rũ và giả vờ ngủ trốn bài.
Sốt ruột vì con có đến 5-6 bài không hoàn thành, phải nộp bổ sung cho cô nên tôi phải bắt tay làm bài mỹ thuật cùng con. Tôi hỏi chuyện một vài phụ huynh khác thì các anh chị đều kể chuyện bố mẹ, anh chị đều phải làm giúp bài mỹ thuật, thủ công để con có bài nộp đúng hạn. Tôi cảm thấy đỡ áy náy chuyện mình chưa dạy con nghiêm túc, bố mẹ làm hộ bài con biết đâu mình khiến con lười nhác, ỷ lại…
Tôi dành thời gian học bài vở mỗi ngày cùng con và để ý nhiều hơn tới môn Thủ công, Mỹ thuật. Cứ nghĩ, mình để tâm ngay từ đầu năm thì môn học này với con sẽ dễ dàng hơn nhưng mở sách con ra đọc, tôi cảm thấy thật khó. Bài tập vẽ lại hoạt động của em và các bạn trong mùa hè, vẽ người, vẽ phong cảnh, con gái không làm được. Sách có hướng dẫn vẽ các nét cơ bản nhưng để vẽ một bức tranh ngộ nghĩnh, sinh động thật khó! Tôi đành phải vẽ các bạn đang chạy nhảy trên cánh đồng, mấy cây cổ thụ, cánh diều và con ngồi tô màu bức tranh. Hai mẹ con loay hoay với bức tranh cả giờ mới xong.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Môn thủ công lớp 2, bài gấp máy bay đuôi rời, con bỏ trắng phần trình bày sản phẩm. Tôi kiểm tra sách của con, vội vàng cùng con làm bài. Hướng dẫn chi tiết trong sách có 9 bước, tôi hướng dẫn con đến bước 7 thì không sao làm nổi. Đành phải gọi con trai lớp 6 ra làm hộ em. Thêm 20 phút trôi qua, con trai không làm nổi, tôi lo con chưa xong bài vở nên giục con quay vào bàn học. Tôi gấp đi, gấp lại mảnh giấy, vuốt nếp, tạo hình đều không đúng. Chán nản, tôi đành bỏ qua bài tập thủ công của con, chờ hôm sau chồng hướng dẫn con làm. Chồng tôi nói vui, vợ và con trai đều không có trí tưởng tượng, không biết tạo hình.
Nếu dạy con gái tự làm sản phẩm đẹp đẽ thì mất nguyên buổi tối. Tôi dám chắc, chỉ có rất ít phụ huynh đủ kiên trì, nhẫn nại dạy con bài thủ công đến nơi đến chốn. Bố mẹ chỉ hướng dẫn 1-2 lần, thấy con chậm chạp vụng về thì xắn tay làm giúp cho nhanh. Bởi còn mấy môn học khác, con cần đọc bài, ôn bài. Nếu học chỉn chu, nhuần nhuyễn, con phải học đến hơn 10 giờ đêm mới xong. Nhìn con bé ngáp ngắn ngáp dài mà tội nghiệp, vậy là tôi lại cùng con làm bài Thủ công, Mỹ thuật.
Tôi kể chuyện mình “đánh vật” với mấy môn học lớp 1, lớp 2 cùng con thì mấy anh chị phụ huynh gần nhà đều có tâm sự giống tôi. Trên lớp, mỗi tiết giảng chỉ có từng ấy thời gian, cô giáo chỉ hướng dẫn chung, em nào nhanh ý thì làm được sản phẩm, em nào chậm hiểu thì về nhà làm bài. Bố mẹ giảng mà con mãi không hiểu, không làm được thì chỉ còn cách chữa cháy là bố mẹ làm hộ luôn sản phẩm. Chị bạn đồng nghiệp tâm sự, không có bố mẹ học cùng, làm hộ mấy bài khó thì con không thể đạt thành tích xuất sắc cuối năm.
Một số phụ huynh khoe con vẽ tranh sáng tạo và đẹp. Chỉ rất ít trẻ khéo tay, thích hội họa thì mấy bức vẽ bài tập trong sách giáo khoa thật đơn giản. Tôi thấy đa số các con đều vụng về, lóng ngóng, thường bỏ dở bài vì không biết làm. Tôi nghĩ, giá mà mấy môn học Thủ công, Mỹ thuật chỉ có những bài tập vui nhộn, dễ làm, đứa trẻ nào cũng có thể tự tay làm sản phẩm thì tốt hơn là những bài tập nhiều chi tiết, mang tính “đánh đố” đến phụ huynh cũng toát mồ hôi. Con bé nhà tôi, cứ nghe mẹ nhắc học mỹ thuật, thủ công là nhăn nhó, không thích học. Môn Thủ công lớp 2 mà cần cả bố mẹ, anh trai cùng hỗ trợ, hướng dẫn và cuối cùng là làm hộ cho nhanh, tôi cảm thấy thực sự không vui vẻ chút nào…
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Theo Dân trí
114 học sinh đạt giải thưởng Lê Quý Đôn quận 10 lần thứ 31
Ngày 14-10, UBND quận 10 đã tổ chức Lễ tuyên dương học sinh đạt giải thưởng Lê Quý Đôn quận 10 lần thứ 31 - năm 2018.
Cách đây 31 năm, giải thưởng Lê Quý Đôn được khởi xướng từ ý tưởng của Ban Thường vụ Quận đoàn 10 nhằm động viên, khen thưởng những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện đạo đức tại các trường học trên địa bàn quận.
Được sự đồng thuận và chỉ đạo trực tiếp của Quận ủy - UBND quận 10, giải thưởng Lê Quý Đôn ra đời. Tiêu chí nhận giải là: học sinh giỏi toàn cấp, tốt nghiệp đạt loại giỏi. Trong đó quan tâm đến đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn vượt khó học giỏi; học sinh lần 2, lần 3 đạt giải thưởng.
Lãnh đạo quận 10 khen thưởng những em học sinh hai lần đạt giải thưởng Lê Quý Đôn. Ảnh: ÁÍ CHÂN
Sau 31 năm, giải thưởng Lê Quý Đôn quận 10 đã trở thành giải thưởng truyền thống của quận, có sức lan tỏa cao, được xã hội, nhà trường, phụ huynh và các em học sinh đón nhận một cách trân trọng. Nhiều học sinh đã âm thầm phấn đấu rèn luyện trong suốt cả cấp học để đạt giải thưởng với sự chăm sóc, dạy dỗ trách nhiệm từ thầy cô và gia đình. Số lượng giải thưởng mỗi năm được tăng lên và chất lượng ngày càng nâng cao.
Năm nay, quận 10 trao giải thưởng Lê Quý Đôn cho 114 em học sinh, (gồm 28 em học sinh tiểu học, 64 em học sinh THCS, 22 em học sinh THPT). Có 17 em hai lần đạt giải thưởng Lê Quý Đôn. Ngoài tiêu chí về học lực, các em học sinh đạt giải đều là những đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh, đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và có quá trình rèn luyện đạo đức, hạnh kiểm tốt. Đặc biệt, em Phạm Thị Thanh Phụng, học sinh lớp 12H2 Trường THPT Nguyễn Khuyến được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng trong năm học 2017 - 2018.
ÁI CHÂN
Theo sggp
Mẹo đơn giản giúp con ham học cả khi ở nhà Sau khi nướng bánh, bạn có thể hướng dẫn con cắt bánh thành một phần tư, làm quen với khái niệm phân số. 1. Chuyển con số thành con vật Nếu trẻ không thể nhớ các con số, bạn hãy thử phương pháp sáng tạo hơn. Đầu tiên, viết con số lên một tờ giấy trắng, sau đó tùy khả năng sáng tạo...