Bạn đọc viết: Bao giờ dạy học và đánh giá đúng thực chất?
Bài viết “Giáo viên bị cuốn vào cuộc đua làm đẹp điểm số học bạ” trên báo Dân trí đã mở ra tiếng lòng của nhiều nhà giáo trong bối cảnh “mưa” điểm 10 và đếm không xuể những học bạ đẹp như mơ.
Ảnh minh họa
Giáo dục nước nhà đang đối diện vô số khó khăn, trở ngại trên con đường đổi mới căn bản, toàn diện. Một trong những vấn đề nan giải mà người ta nói nhiều, bàn nhiều và ca thán cũng nhiều là dạy học thực chất, đánh giá đúng thực chất.
Và một mùa thi cuối năm nữa đã về, khi học sinh bước vào hàng loạt kỳ thi cuối khóa, thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp… thì lòng người lại nhen nhóm nỗi trăn trở về thành tích ảo. Câu hỏi lớn vẫn vang lên mỗi mùa tổng kết: Bao giờ đánh giá chất lượng giáo dục đúng thực chất?
Chúng ta đang sống trong thời đại giáo dục mà hầu như tấm giấy khen mỗi mùa tổng kết lại được phát hàng loạt đến mức giá trị, ý nghĩa của tờ giấy danh dự ấy trở nên mờ nhạt, phôi phai đến mức không tưởng. Học sinh các cấp học đua nhau tốt nghiệp, hoàn thành chương trình và việc học sinh bị lưu ban gần như trở thành chuyện cá biệt. Danh hiệu học sinh giỏi, xuất sắc và những học bạ đẹp như tranh vẽ không còn xuất hiện rải rác mà dường như nhan nhản khắp nơi.
Trình độ dân trí tăng kéo theo chất lượng giáo dục được đẩy lên cao là lẽ tất nhiên. Nhưng rồi dư luận có quyền hoài nghi bởi chất lượng được báo cáo “đạt chuẩn”, “vượt chỉ tiêu” trong khi thỉnh thoảng lại xuất hiện tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, đặc biệt là từng có tình trạng học sinh sáng học lớp 5 chiều về phụ đạo lớp 1 hoặc là học lớp 6 vẫn còn bập bẹ đánh vần, tô chữ. Và vì đâu, nhờ đâu mà học sinh yếu kém về học lực vẫn lên lớp đều đều như thế?
Phải thẳng thắn nhìn rằng căn bệnh sính bằng cấp, sính thành tích đang ăn sâu vào suy nghĩ của khá nhiều gia đình. Cho con đến trường, nhiều bố mẹ so đo tính toán đến mức chi li về thành tích của con trẻ.
Thấy con người ta có giấy khen mà con mình không có cũng năn nỉ ỉ ôi với nhà trường để trẻ có tấm giấy khen cho bằng bạn bằng bè. Và dẫu năng lực của con trẻ đến đâu đi chăng nữa cũng thích con được danh hiệu xuất sắc, giỏi, khá để rồi kỳ vọng từ gia đình biến thành lực đẩy vô hình đưa chất lượng giáo dục cứ theo đà mà tiến đến mức không phanh. Và tất nhiên nhiều đứa trẻ thiếu hụt về kiến thức, yếu kém về năng lực do nhiều lý do khác nhau cũng “xuôi theo dòng nước” mà mỗi năm lên một lớp đều đều.
Song song với kỳ vọng không giới hạn từ gia đình là căn bệnh thành tích trong giáo dục. Chiếc áo thành tích trong giáo dục đã từng tô vẽ nhiều gam màu tươi sáng lên bức tranh chất lượng. Tuy nhiên, góc khuất trong đó cũng đã đôi lần được chỉ mặt đặt tên: tình trạng gạ bài, gieo sạ điểm số, nâng khống chất lượng…
Lời tâm sự của một nhà giáo có lẽ cũng là tiếng lòng của chung nhiều thế hệ nhà giáo hôm nay: “Giáo viên chúng tôi cũng không vui vẻ gì khi chấm điểm cao hơn với năng lực học sinh có thể làm. Đến khi nào chúng ta thực sự công tâm trong việc không đặt nặng xét tuyển học bạ, hay điểm học bạ làm tiêu chí phụ trong tuyển sinh các cấp thì khi đó mới giảm tải được phần nào sự kỳ vọng vào một quyển sôt nguyên điểm đẹp”.
Video đang HOT
Bao giờ người thầy được dạy học thực chất và đánh giá đúng thực chất? Câu hỏi ấy không phải tự bản thân mỗi người thầy có thể tháo gỡ được. Bởi mỗi nhà giáo cũng đang bị sự chi phối của áp lực thành tích từ cấp trên. Chỉ tiêu chất lượng như cái khuôn ụp lên các lớp, đánh giá năng lực giáo viên lại dựa trên thành tích của học sinh.
Và phải chăng căn bệnh thành tích ấy không sớm được kê đơn, bốc thuốc, chữa trị thì sẽ ngày càng hiếm những nhà giáo chân chính thoát ra vòng xoay của thành tích, đi ngược lại xu thế thành tích ảo của ngành?
Bởi vậy, xin hãy cởi trói cho người thầy thoát khỏi áp lực thành tích. Và ngay mỗi một phụ huynh cũng cần sự đổi thay mạnh mẽ trong tư duy, nhận thức để nhìn nhận đúng, đánh giá xác thực và bằng lòng với năng lực của con trẻ…
Thùy Mai
Theo Dân trí
Giáo viên bị cuốn vào cuộc đua "làm đẹp điểm số" học bạ
Xét tuyển học bạ của nhiều trường khiến phụ huynh cuốn vào cuộc chạy đua "làm đẹp điểm số" của con; Còn giáo viên thì vì nể nang, vì thương các em nên cũng tạo điều kiện "vẽ học bạ" đẹp cho học trò của mình.
Đó là chia sẻ của giáo viên trước hiện tượng ngày càng có nhiều học sinh giỏi khiến dư luận xôn xao, điển hình như trường tiểu học ở Vũng Tàu có 42/43 học sinh giỏi/lớp.
Đừng vội đánh giá là bệnh thành tích?
Cô Nguyễn Thu Hằng, trường tiểu học Đoàn kết (Hà Nội) cho rằng, trước tiên, phải công nhận các em ngày nay rất thông minh và có nhiều điều kiện để tiếp cận kiến thức học tập qua mạng Internet, đó là sự phát triển đi lên của xã hội.
Ngoài giờ trên lớp, trẻ được học thêm tiếng Anh, thể thao, nghệ thuật, các kĩ năng sống... cha mẹ đầu tư cho con nhiều hơn, dĩ nhiên kết quả học tập sẽ cao hơn. Như vậy, không phải số lượng học sinh giỏi tăng nhiều đã là bệnh thành tích, đừng vội nhìn vào kết quả một lớp học mà đánh giá cả khối, cả trường.
Lớp học có 42/43 học sinh giỏi (ảnh minh họa).
Điển hình như trường tiểu học ở Vũng Tàu có 42/43 học sinh giỏi/lớp, đó chỉ là con số nhỏ so với cả khối có 11 lớp với gần 500 học sinh, chưa kể đó lại là lớp chọn chất lượng cao thì việc toàn giỏi đó lại hoàn toàn bình thường.
Quay lại với câu chuyện liệu bệnh thành tích có đang tồn tại, theo cô Hằng, Thông tư 22 của Bộ GD-ĐT về cách đánh giá học sinh tiểu học; quy định giảm tải số môn kiểm tra cuối năm xuống chỉ còn môn Tiếng Việt, môn Toán và nhận xét theo từng mặt năng lực.
Do đó, hai môn chính được đầu tư học nhiều hơn, điểm số cao hơn, không bị giàn trải chia điểm trung bình cho 7- 8 môn như trước đây, dĩ nhiên tỷ lệ học lực giỏi sẽ tăng cao hơn.
Tuy nhiên, nó lại đang mâu thuẫn với quy định xét tuyển vào bậc THCS tại nhiều trường chuyên, lớp chọn ở các tỉnh yêu cầu phải đạt 5 năm học lực giỏi liên tục. Tức là điểm số các em phải có 100 điểm/5 năm học mới đủ điều kiện tham gia dự tuyển.
Chính vì đó mà phụ huynh muốn cho con được học trường như ý, vô tình cuốn vào cuộc chạy đua "làm đẹp điểm số" của con. Còn giáo viên thì vì nể nang, vì thương các em nên cũng tạo điều kiện "vẽ học bạ" đẹp cho học trò của mình. Đó chính là nguyên nhân kéo theo cuộc đua bệnh thành tích luôn tồn tại.
Thầy Nguyễn Văn Lượng, trường tiểu học Sóc Đăng (Phú Thọ) cho rằng, thực tế một trường chỉ có cao nhất khoảng 35% học sinh đạt học lực giỏi, trường nào cao hơn thì cũng không vượt qua được con số 45% và đó không được tính là bệnh thành tích.
Phải chăng chỉ là nhiều trường hiện nay chưa hiểu rõ quy định "khen từng mặt" theo thông tư 22 của Bộ GD-ĐT quy định về cách thức đánh giá học tập của học sinh, là khen như thế nào nên khiến phụ huynh và dư luận hiểu nhầm rằng con em chúng ta quá dễ dàng được giấy khen học sinh giỏi. Rồi lại mơ hồ đặt câu hỏi, liệu con trẻ có thực sự giỏi như những gì được khen thưởng.
Các em học tốt một hai môn không có nghĩa đạt học sinh giỏi toàn diện. Như vậy cần nhìn lại nhận thức và cách khen thưởng của các trường, tránh để dư luận và phụ huynh hiểu nhầm rằng con mình giỏi thật.
Quá coi trọng "học bạ đẹp"
Thầy Nguyễn Văn Tám, Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Tuy (Hà Nội) cho biết, khi đón các em học sinh lớp 6 vào trường, có tới trên 80% số học sinh học bạ toàn điểm 9 - 10, hiếm có em nào điểm trung bình. Phải chăng là do áp lực từ tuyển sinh đầu cấp THCS mà khiến các thầy cô và các em chạy đua theo điểm đẹp để có một suất "chắc chân" ở trường tốt.
Kể cả ở cấp THCS cũng không bao giờ có chuyện cả trường đạt 98% học sinh có học lực giỏi được, đó là chuyện vô lý; cố gắng lắm thì cũng chỉ được trên dưới 40% là cao nhất.
Thầy Tám nhấn mạnh, ở mỗi cấp học có một cách đánh giá riêng, cấp 1 giỏi nhưng lên cấp 2 chưa chắc đã giỏi; phụ huynh đừng quá nôn nóng cũng đừng quá kì vọng mà đặt áp lực vào kết quả học tập của con.
Bởi, khi các em chuyển cấp sẽ tiếp xúc với môi trường mới, cách học mới, cách thi đánh giá mới, số môn học tăng lên... thì kết quả khó mà giữ vững như bậc tiểu học được. Điều này cần phụ huynh hiểu và trách nhiệm của Nhà trường là giải thích và làm các gia đình yên tâm khi gửi gắm con em mình.
Dĩ nhiên, trường nào thì cũng muốn có kết quả cao để thi đua trong quận, trong thành phố, có như vậy mới làm tăng sức mạnh của các phong trào... cho nên một chút thành tích cũng là dễ hiểu. Nhưng cũng nên thêm vào các tiêu chí đánh giá như hoạt động phong trào thể thao, sinh hoạt dưới cờ, văn nghệ, tình nguyện, thiện nguyện... sẽ giúp giảm được vấn đề chạy theo con số, tăng chương trình vui chơi bổ ích khi trẻ đến trường.
Theo cô giáo Trần Thị Tuyết Mai, trường THPT Đoan Hùng (Phú Thọ), ngày trước chúng tôi đi học, một lớp có khoảng 1- 2 bạn học sinh xuất xắc đã là nhiều và cực kỳ khó khăn mới có thể đạt được kết quả cao như vậy, nhưng đó là chất lượng thực chất, không bị nặng bệnh thành tích và học bạ ngày đó không quan trọng như bây giờ.
Cô Mai tâm sự: "Thú thực, đôi khi đi dạy học, tôi cũng vì thương học sinh nên "nới tay" khi chấm bài, cho làm thêm bài kiểm tra... với hi vọng giúp các em nâng điểm phẩy; điểm số đẹp cũng phần nào tạo ra học bạ đẹp khi các em đi học, đi xin việc làm sau này.
Chưa kể nhiều học sinh cũng được phụ huynh đặc biệt "gửi gắm" nên giáo viên cũng "cả nể" có những nhiều cách quan tâm và giúp đỡ các em trong học tập hơn. Đó là điều ai cũng trải qua khi đứng trên bục giảng
Thầy cô giáo là người cầm cân này mực nên cũng rất dễ có chuyện giúp đỡ học sinh của mình có được một kết quả đẹp. Nhưng vì đâu mà sự kì vọng của phụ huynh vào kết quả học tập của con lớn đến vậy? Đơn giản vì mong mỏi cho con có tương lai sáng lạn hơn".
"Giáo viên chúng tôi cũng không vui vẻ gì khi chấm điểm cao hơn với năng lực học sinh có thể làm. Đến khi nào chúng ta thực sự công tâm trong việc không đặt nặng xét tuyển học bạ, hay điểm học bạ làm tiêu chí phụ trong tuyển sinh các cấp thì khi đó mới giảm tải được phần nào sự kì vọng vào một quyển sổ nguyên điểm đẹp" - cô Mai bày tỏ.
Hà Cường
Theo Dân trí
Siêu bảng điểm vào trường Ams: Lại lo chạy học bạ Trong 933 em đủ điều kiện dự xét tuyển vòng 1 vào lớp 6 trường Ams, đa số đều đạt điểm 10 trong tất cả các môn suốt 5 năm. Những bức ảnh chụp danh sách thí sinh được lọt vào vòng xét tuyển của trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam đang gây xôn xao khi đa số các học sinh đều có kết...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Điều gì chờ đợi TikToker Lê Việt Hùng sau khi bị khởi tố?
Pháp luật
18:00:50 09/05/2025
Phóng viên bóc trần vụ Burning Sun chính thức "tham chiến", tung đòn cực gắt với phe Kim Sae Ron
Sao châu á
17:49:11 09/05/2025
Nawat quyết nhấn chìm MU, mạnh tay chi khủng đoạt ghế chủ tịch, đưa MG vào Big1
Thế giới
17:36:33 09/05/2025
Đại học Văn Lang kỷ luật nam sinh vô lễ với Cựu chiến binh, CĐM tranh luận
Netizen
17:32:35 09/05/2025
Thiếu nữ 'đăng xuất' dưới giếng, gần 10 năm lộ bí mật thảm, chịu đau 2 lần?
Tin nổi bật
17:16:57 09/05/2025
Cú hích cho sự nghiệp cầm quân của HLV Anh Đức
Sao thể thao
17:14:08 09/05/2025
Ý Nhi 'làm loạn' MW, diện trang phục 'tức mắt' so kè Opal, fan đòi lao vào 'xé'
Sao việt
17:02:52 09/05/2025
Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân
Phim việt
17:02:08 09/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều toàn món dân dã mà ngon khó cưỡng
Ẩm thực
16:45:48 09/05/2025
Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất
Xe máy
16:04:59 09/05/2025