Bạn đọc viết: Bao giờ áp lực thành tích vơi bớt đi trên vai con trẻ?
Bài viết “Chì chiết con vì không được khen thưởng ngày 1/6″ của bạn Loát Trần mở ra một mảnh ghép buồn của những ngày đầu kỳ nghỉ hè đầy mơ mộng trong lòng bọn trẻ.
Ảnh minh họa
Một bé gái lớp 7 rớt danh hiệu học sinh giỏi. Một người mẹ là giáo viên cấp hai không tiếc lời mắng con. Một gia đình xào xáo vì chuyện học hành của con cái không như ý. Có lẽ bức tranh ấy không chỉ hiện hiện ở một vài gia đình mà trở thành tình cảnh chung của nhiều mái ấm đang liêu xiêu dịp cuối năm vì bệnh thành tích.
Trường tôi cũng vừa tổ chức hoạt động vui chơi, phát thưởng cho con giáo viên nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi. Những tờ giấy khen phô tô được bố mẹ cẩn thận nộp cho công đoàn để lên danh sách nhận thưởng. Và có những khuôn mặt chưa vui, những đứa trẻ hoàn toàn vắng bóng tại “lễ vinh danh” trong khuôn viên nhà trường.
Một chị đồng nghiệp của tôi có hai cậu con trai, cháu lớp 1 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học còn cháu lớp 8 rớt danh hiệu học sinh giỏi. Vậy là chị buồn hiu hắt, né hẳn bàn luận đến đề tài danh hiệu cuối năm của con. Chị nhờ tôi vốn gần nhà nhận giúp chị phần thưởng của cháu lớp 1. Vậy là có hai đứa trẻ buồn hiu dịp cuối năm, không được tham gia các hoạt động thiết kế riêng cho các cháu.
Trong khi khá nhiều ông bố bà mẹ hỉ hả khoe điểm 10, khoe thành tích học sinh giỏi thì có không ít người lại ấm ức vô cùng bởi con trẻ không đạt kết quả như mong muốn. Mà kết quả như mong muốn của đa phần phụ huynh là gì?
Đó là những điểm 10 tuyệt đối ở tiểu học, là danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc ở các khối lớp trên. Và tuyệt vời hơn hết thảy là bọn trẻ kiếm thêm được một vài giải năng khiếu các cấp để phần thưởng nhiều thêm ra, niềm tự hào của bố mẹ tràn thêm ra, khuôn mặt hãnh diện của cả nhà cũng rạng rỡ hơn hẳn.
Con điểm 10 vô tri, danh hiệu học sinh giỏi vô giác ấy bỗng hóa thành thước đo năng lực của con trẻ. Một đứa con “thành công” và “thành nhân” là đứa trẻ phải đạt được cái mốc 10 và giỏi ấy ư?
Video đang HOT
Và con điểm 10 ấy, danh hiệu học sinh giỏi ấy cũng tự bao giờ đã trở thành thước đo sự hài lòng của người lớn. Nhiều người vẫn thường bảo điểm nào cũng được, danh hiệu gì cũng chẳng sao nhưng chúng ta thẳng thắn thừa nhận: ai chả thích điểm 10, ai chẳng thích học sinh giỏi! Và vì ai cũng thích điều đó nên nhiều người bận lòng vô cùng mỗi khi bọn trẻ không đạt ngưỡng mong muốn.
Con điểm thấp, bố mẹ nặng lòng. Học trò chưa đạt số lượng giỏi, thầy cô phiền lòng. Nhà trường không đạt chỉ tiêu, ban giám hiệu không hài lòng. Và như một quy trình khép kín: con điểm thấp, bố mẹ ép con học nhiều hơn; học trò chưa đạt, thầy cô tìm mọi cách nâng chất lượng; chỉ tiêu toàn trường không đạt, ban giám hiệu nhăm nhe nhắc nhở, đe nẹt…
Cuối cùng, khối áp lực khổng lồ vẫn đổ dồn lên vai con trẻ. Thời khóa biểu học kín mít. Luyện thi đến căng người. Hồi hộp vào phòng thi. Nơm nớp chờ đợi điểm số… Chừng ấy vẫn chưa là gì so với việc cuối năm rớt danh hiệu, rớt điểm 10!
Lời chì chiết từ bố mẹ oang oang bên tai. Nỗi tự ti không bằng con nhà người ta nhen nhóm. Sự mặc cảm không được tôn vinh trong lễ phát thưởng ở trường, ở cơ quan bố mẹ, ở dòng họ, ở hội khuyến học phường xã,… càng khoét sâu hơn nỗi buồn trong lòng con trẻ.
Bao giờ áp lực học hành, áp lực thành tích vơi bớt đi trên vai con trẻ? Ấy là khi thước đo về sự hài lòng trong gia đình, nhà trường và xã hội đổi thay. Chỉ tiếc rằng ngay đến một ngày hội dành riêng cho bọn trẻ vui chơi như Quốc tế Thiếu nhi 1/6 mà còn nặng nề chuyện thành tích thì sự đổi thay thước đo hài lòng ấy hẳn còn lắm xa vời…
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Vì sao "lạm phát" điểm 10 và học sinh giỏi?
Tình trạng "lạm phát" điểm 10, học sinh giỏi, xuất sắc ở tiểu học và THCS đang đặt ra câu hỏi có phải thầy cô dạy rất giỏi, trò học rất siêu nên số học sinh xuất sắc ngày càng tăng? Là giáo viên có 33 năm giảng dạy ở trường THCS, tôi xin được chia sẻ góc nhìn về nguyên nhân hiên tượng nói trên góp phần đem lại sự công bằng trong môi trường giáo dục hiện nay.
Hiện tượng "lạm phát" bằng khen là sự biến tướng của bệnh thành tích trong giáo dục.Ảnh minh hoạ: P.V
Bênh thanh tich
Sáng 29.5.2019, trường tôi tổ chức lễ tổng kết và phát thưởng năm học 2018-2019, lớp 8/1có 39/40 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi. Một con số quá đẹp nhưng đó có phải thực chất 100% hay không đang là vấn đề.
Trước hết theo tôi là xuất phát từ cái gốc rễ của bệnh thành tích trong giáo dục vẫn còn, giáo viên chủ nhiệm muốn lớp có nhiều học sinh giỏi để được BGH khen là dạy giỏi, tay nghề vững, tâm huyết và cũng là tiêu chí thi đua cuối năm còn giáo viên bộ môn thì để đạt chỉ tiêu về chất lượng bộ môn do mình giảng dạy (Sử, Địa 98% TB trở lên; GDCD 100% TB trở lên...). Hiệu trưởng thì luôn muốn trường có thành tích đạt nhiều học sinh giỏi trường, huyện, tỉnh để cuối năm đưa vào tiêu chí xếp loại danh hiệu của trường có tiên tiến xuất xắc huyện, tỉnh hay không?
Châm bai thiêu nghiêm tuc
Đối với thầy cô giáo được xem là người cầm cân nảy mực nhưng đôi khi, đôi lúc cũng vì tình cảm thương học trò nên dẫn đến việc coi kiểm tra, chấm điểm chưa thật nghiêm túc, chặt chẽ nhất là đối với loại điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1). Nhiều thầy cô khi kiểm tra bài cũ học sinh không học bài thay vì cho điểm kém nhưng do lo chất lượng cuối năm nên cho các em nợ để hôm sau kiểm tra lại đạt 9, 10. Việc làm này là có tình nhưng về lý là không đúng. Hoặc cuối năm có trường hợp giáo viên chủ nhiệm đi xin điểm cho học sinh để đạt danh hiệu học sinh giỏi, thường với lý do em còn thiếu 0,1; 0,2...là đủ 8,0 được giỏi. Ngoài ra nhiều trường còn quy định nếu bài kiểm tra hơn 2/3 lớp dưới điểm trung bình thì báo nhà trường có thể cho kiểm tra lại để có điểm số đẹp hơn những việc làm này của thầy cô cũng là nguyên nhân góp phần lạm phát học sinh giỏi.
Quy đinh không con phu hơp
Góp phần tăng số lượng ngày càng nhiều học sinh giỏi đó là quy chế đánh giá, xếp loại theo thông tư 58, cụ thể: Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học theo đó học sinh dễ đạt loại giỏi. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây: a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên; b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5; c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Do tính điểm trung bình môn nên nhiều học sinh chỉ cần siêng học bài các môn: Sử, Địa, Giáo dục công dân để "bù" cho những môn khó Toán, Văn, Tiếng Anh nhằm dễ đạt điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên. Cần nói thêm rằng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thì những môn học được đánh giá bằng điểm số hiện nay theo thông tư 58 không còn phù hợp nữa. Rất mong Bộ GDĐT khi đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cũng nên đổi mới việc đánh giá, xếp loại học sinh cho phù hợp.
Khi điêm sô vân la thươc đo
Tuy không phải là tất cả song nhiều em bằng nhiều cách khác nhau thiếu trung thực trong kiểm tra để có được điểm số càng cao càng tốt đối phó với thầy cô, cha mẹ. Nhiều học sinh nhờ coppy trong kiểm tra nên điểm cao. Xảy ra điều này một phần do thầy cô chưa thật nghiêm túc trong kiểm tra. Tôi đã phát hiện rất nhiều học sinh với đủ hình thức quay cóp bài của bạn, tài liệu trong giờ kiểm tra, nhiều em dùng điện thoại chụp tài liệu để sử dụng rất tinh vi. Nếu không phát hiện thì điểm 9, 10 là nắm chắc, nên phụ huynh đừng chỉ xem điểm số là thước đo năng lực của con em mình.
Tâm ly phu huynh
Cha mẹ nào cũng mong muốn, tự hào, hãnh diện khi con đạt được thành tích học giỏi, xuất sắc. Nhiều phụ huynh đua nhau cho con học thêm, luyện thi ở trường, trung tâm, tại gia dù học ở đâu thì phụ huynh không quên đăng ký cho con theo học thầy cô dạy trên lớp dù thích hay không với hy vọng được thầy cô lưu tâm chú ý con mình trên lớp chính khóa để có được sự chiếu cố, điểm số cao, học sinh giỏi. Mới học lớp 1 trường tiểu học dạy ngày hai buổi nhưng em gái tôi vẫn không an tâm nên đã cho cháu bé đi học thêm ở nhà cô giáo tuần ba buổi từ 17 giờ đến 18 giờ 30 suốt một năm học qua với lý do để cô kèm thêm cho vững vàng. Điều này xuất phát từ tâm lý mong muốn con mình phải là học sinh giỏi, xuất sắc để bằng hoặc hơn con của người khác tạo nên sự đua tranh không cần thiết bởi mỗi học sinh có năng lực khác nhau.
Co nên bo xêp hang hoc sinh theo hoc lưc?
Áp lực cho học sinh không phải chỉ là vấn đề xếp hạng theo điểm trung bình môn cuối học kỳ hay cuối năm như đã nói ở trên mà xuất phát từ tâm lý thành tích của thầy cô, phụ huynh... Để rồi tất cả phải chạy theo điểm số, cá nhân tôi nên bỏ chỉ tiêu, thành tích hy vọng mới giải quyết được vấn đề. Dưới góc độ là giáo viên cũng là phụ huynh tôi mong rằng chúng ta hãy trả lại sự công bằng trong dạy - học đó là thầy cô thực hiện đúng phương châm "Dạy thật - học thật - thi thật - chất lượng thật". Để các em thật sự hạnh phúc khi đến trường đừng vì điểm số, thành tích, danh vị...
NGUYỄN VĂN LỰC (Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
Theo Lao động
Đại biểu Quốc hội: Không nên bi quan quá về giáo dục! Những ngày qua, nhiều vấn đề của ngành Giáo dục đã làm nóng nghị trường Quốc hội, từ gian lận thi cử, tới bệnh thành tích... Đại biểu Quốc hội đã có những cách lí giải khác nhau cho những vấn đề này, có chỉ trích, có cảm thông và mong đợi sự quyết liệt thay đổi của ngành Giáo dục. Nhìn nhận...