Bạn đọc viết: Bài học về sự thất bại
Gần 12h trưa, chuông điện thoại nhà tôi đổ dồn. Đầu dây bên kia chị dâu tôi thảng thốt cho biết cháu tôi đã bỏ nhà đi từ sáng. Cháu buồn vì có nguy cơ bị rớt đại học. Cả nhà được phen náo loạn vì thằng cháu đích tôn này…
Cháu tôi là đứa trẻ rất chăm ngoan. Cháu học khá ở tất cả các môn. Năm nào cháu cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Cả nhà ai cũng tự hào về cháu.
Năm nay cháu đi thi trong tâm trạng vô cùng háo hức. Cả nhà đặt rất nhiều kì vọng vào cháu, nhất là chị dâu tôi. Buổi thi đầu tiên cháu khá tự tin. Vậy mà đến khi thi môn Toán về mặt cháu buồn so. Cháu bảo đề môn Toán khó. Bên cạnh đó cháu lại mất bình tĩnh nên làm bài chưa tốt. Mặc dầu vậy, cả nhà vẫn động viên cháu cố gắng để hoàn thành các bài thi. Ngày kết thúc cháu tất bật mở mạng xem đáp án. Rồi cháu buồn bã thông báo chỉ làm bài đạt khoảng 60%.
Mặc dù cả nhà không ai trách cứ nhưng cháu vẫn rất buồn. Trên facebook cháu để trạng thái đang cảm thấy tuyệt vọng. Cháu ăn uống rất ít và thường nằm một mình trong phòng. Rồi cháu bỏ nhà đi khiến cả nhà được phen náo loạn vì lo sợ. Mẹ cháu khóc hết nước mắt vì lo lắng. Mẹ cháu còn sợ chỉ cháu nghĩ quẩn rồi gây ra những sự việc đau lòng.
Thí sinh bàn luận sau buổi thi Toán, kỳ thi THPT quốc gia 2018. (Ảnh: Trung Thi)
Sau gần một ngày tìm kiếm, cả nhà mới tìm thấy cháu đang ngồi một mình trong công viên với khuôn mặt hốc hác. Cháu chẳng nói năng gì. Cháu xin phép được nghỉ ngơi rồi lại nhốt mình trong phòng. Nhìn cháu như vậy, cả nhà đều đứng ngồi không yên.
Suốt nửa tiếng đứng gõ cửa phòng, cháu mới mở cửa tiếp tôi trong trạng thái mệt mỏi. Cháu cho biết mình rất buồn vì kết quả không được như ý. Cháu đang cảm thấy chán nản vô cùng. Cháu rất xấu hổ với bạn bè, thầy cô. Rằng thầy giáo chủ nhiệm, và cũng là thầy giáo dạy Toán của cháu đã đặt rất nhiều kì vọng vào cháu. Vậy mà cháu đã phụ lòng thầy. Bây giờ cháu còn mặt mũi nào nhìn thầy nữa. Nói xong cháu lại nằm vật ra giường và thở dài thườn thượt.
Ngồi bên cháu, tôi đã nắm tay cháu và động viên cháu rất nhiều. Rằng đã có kết quả chính thức đâu. Nếu cháu không đậu được nguyện vọng 1 thì vẫn còn cơ hội 2 và 3. Cánh cửa này đóng, cánh cửa khác sẽ mở ra. Cháu cứ vui vẻ lên. Cả nhà luôn bên cháu và mong cháu hạnh phúc. Nếu cháu vẫn thích trường ấy, ngành học ấy, cháu có thể ôn thi lại một năm rồi thi lại. Quan trọng là cháu phải có ý chí và niềm tin. Trong thi cử, thắng thua là chuyện bình thường. Cháu không đậu đại học này thì sẽ vào đại học khác. Tại sao cháu lại bi quan như thế. Tôi khuyên cháu hãy coi đây là thử thách đầu tiên của mình. Vượt qua nó, cháu sẽ trưởng thành lên rất nhiều.
Dường như cháu đã hiểu ra phần nào. Nhìn cháu gạt nước mắt xin lỗi cả nhà mà tôi thương đứt ruột. Tôi biết cháu vẫn buồn về kì thi vừa rồi. Cầu mong cháu mạnh mẽ để nhìn về tương lai còn đang rất dài ở phía trước.
Video đang HOT
Có lẽ sau mỗi kì thi, tâm trạng thất vọng chán chường là tâm trạng chung của rất nhiều sĩ tử. Nhiều em học khá nhưng khi thi kết quả lại không như ý. Vì vậy mà nhiều em đã bị sốc khi biết kết quả thi. Có em còn phát điên và phải nhập viện điều trị vì quá sốc.
Thực ra bản thân tôi cũng từng trải qua tâm trạng này. Cách đây hơn 20 năm tôi cũng hăm hở khi đi thi đại học. Ngày ấy thi đại học khó hơn bây giờ nhiều. Chúng tôi thường tự luyện qua những cuốn ôn luyện thi đại học bán sẵn. Mặc dầu đã cố gắng hết sức nhưng tôi vẫn thiếu 1 điểm. Khỏi phải nói khi đó tôi buồn thế nào. Suốt ngày tôi chẳng ăn uống gì và chỉ biết nằm khóc một mình. Cảm giác hụt hẫng, đau buồn luôn bao trùm lấy tôi. Tôi cứ thế mà âm thầm ôm nỗi đau rớt đại học. Thật may, những ngày ấy, mẹ đã ở bên động viên rồi kéo tôi ra khỏi những ngày đen tối. Nhờ vậy mà năm sau thần may mắn đã mỉm cười với tôi.
Ngày thông báo kết quả đại học sắp đến, hy vọng các bậc phụ huynh hãy là điểm tựa của con trên mỗi chặng đường. Hãy luôn đồng hành cùng con ngay cả khi các em có thất bại cha mẹ nhé.
Loát Trần
Theo Dân trí
Không bắt trẻ học nhiều, đây là 3 bí quyết nuôi dạy trẻ thành công từ các bà mẹ Nhật
Thay vì kì vọng con sẽ học tập siêng năng, chăm chỉ ở trường lớp, các bà mẹ Nhật coi trọng những yếu tố khác khi nuôi dạy trẻ.
Một nhóm bà mẹ là cựu sinh viên của trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) gồm 160 người đã đồng ý tham gia một cuộc khảo sát về việc giáo dục con cái. Từ những câu hỏi trong bảng khảo sát, người ta đã tổng hợp ra 5 cách dạy con thường thấy ở những người mẹ Nhật:
1. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều muốn tự mình làm những thứ mình thích. Có đến 31% bà mẹ đồng ý với quan điểm dạy con theo "chủ nghĩa tự do", "được làm những gì mình thích", "tôn trọng tính tự chủ".
2. 21% các bà mẹ Nhật tham gia cuộc khảo sát không yêu cầu con cái của họ phải học quá nhiều. Điều mà họ quan tâm nhất là trẻ phải có đạo đức tốt, có tính kỷ luật cao, khuyến khích tự rèn luyện sức khỏe và hạn chế dựa dẫm vào bố mẹ.
Điều mà họ quan tâm nhất là trẻ phải có đạo đức tốt, có tính kỷ luật cao, khuyến khích tự rèn luyện sức khỏe và hạn chế dựa dẫm vào bố mẹ (Ảnh minh họa).
3. Việc học là trọn đời, nhà trường chỉ là một phần trong việc giáo dục, bản thân của mỗi người lúc nào cũng phải không ngừng học hỏi, học từ bạn bè, học từ sách vở, học từ tất cả mọi thứ... Tuy nhiên, chỉ có 16% bà mẹ mong muốn con mình cố gắng học hành nghiêm túc, siêng năng ở trường.
4. 14% bà mẹ đồng ý rằng tính kỷ luật là một trong những đức tính quan trọng hàng đầu khi giáo dục trẻ. Hơn ai hết, bản thân mỗi người Nhật hiểu rằng, nếu không biết kỷ luật thì mọi thứ đều khó mà làm tới nơi tới chốn được.
5. 4% bà mẹ nhấn mạnh việc dạy dỗ nên từ phía người mẹ. Người mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ trẻ nên người. Ngay từ khi lọt lòng, cũng là người mẹ đồng thời cũng chính là người thầy uốn nắn, dạy bảo, tiếp xúc với trẻ nhiều nhất. Tầm quan trọng của người mẹ được đánh giá rất quan trọng trong xã hội người Nhật.
Cuộc khảo sát trên đã rút ra kết luận: để nuôi dạy một đứa trẻ thành công, các mẹ Nhật có 3 bí quyết chính:
Bí mật thứ 1: Không nói "Phải học"
Chỉ có thích thì trẻ mới say mê học hỏi và khám phá những thứ đó (Ảnh minh họa).
52% những người tham gia cuộc khảo sát cho thấy không nên ép trẻ học hay làm những gì chúng không thích, trái lại phải để trẻ được tự do làm những gì chúng thích. Chỉ có thích thì trẻ mới say mê học hỏi và khám phá những thứ đó. Điều này giúp bố mẹ nhận biết được trẻ có khuynh hướng quan tâm đến cái gì, về nghệ thuật, về kỹ thuật... để đầu tư cho trẻ phát triển những kĩ năng cần thiết. Bố mẹ những đứa trẻ này chờ đợi sự tự nguyện học tập ở con cái.
Bí mật thứ 2: Thể hiện sự quan tâm, cổ vũ
Bố mẹ lúc nào cũng muốn con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đạt được thành tựu này nọ. Nhưng những bà mẹ này sẽ không bao giờ thể hiện sự quan tâm "quá đáng" của mình trong việc học của trẻ. Những gì họ làm là cổ vũ tinh thần để trẻ tự nỗ lực, tự cố gắng bằng sức lực của chính mình, đồng thời tạo cơ hội mở rộng phạm vi quan tâm dành cho trẻ không chỉ là việc học.
Bí mật thứ 3: Nhất định phải dạy trẻ sự nghiêm túc và kỷ luật
Dù là ở trường hay ở nhà thì mọi đứa trẻ đều cần phải học cách tuân thủ những quy định đặt ra. Ví dụ như không được phép làm phiền người khác, thời gian ăn ngủ là mấy giờ, thời gian xem tivi giải trí là khi nào...
Cần rèn cho trẻ phải biết tính kỷ luật dù là làm bất kỳ việc nào. Chẳng hạn như việc làm bài tập về nhà là bắt buộc, cần xem đây là một thói quen cần phải rèn luyện.
Dù là ở trường hay ở nhà thì mọi đứa trẻ đều cần phải học cách tuân thủ những quy định đặt ra (Ảnh minh họa).
Xây dựng một nền móng cho trẻ từ nhỏ là rất quan trọng
Khi nhận thấy trẻ có thái độ và đạo đức tốt, những bà mẹ Nhật thường sẽ cho phép trẻ được học tập một cách tự do, được phép làm những gì chúng thích. Tuy nhiên, mọi thứ trẻ làm đều phải gắn liền trách nhiệm với bản thân, đây là dấu hiệu của ý thức lớn lên thành một người biết tự lập.
Đồng thời, mỗi bậc phụ huynh đều khuyến khích trẻ tò mò, khám phá mọi thứ ở những lĩnh vực mà chúng quan tâm. Ở mỗi giai đoạn quan trọng như thi cử, bố mẹ đều phải nhắc nhở và quan tâm đến con cái hơn.
Khi trẻ được lớn lên dưới sự bảo đảm và tin tưởng từ bố mẹ, chúng sẽ có xu hướng thoải mái học tập và phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực.
Nguồn: Mama
Theo Helino
Con trẻ bị người lớn khủng bố tinh thần vì điểm số Cô học sinh lớp 8 đang ở lứa tuổi dậy thì "nhạy cảm" đã bỏ nhà đi trong đêm vì bị bố lột đồ xích trước nhà đánh vì bị điểm thấp. Đó là một trong những câu chuyện ám ảnh cô Tô Thụy Diễm Quyên, Chuyên gia Giáo dục toàn cầu Microsoft trong gần 30 năm đi dạy học. Vào giữa đêm...