Bạn đọc viết: Áp lực khi là “con giáo viên”
Áp lực học hành vốn đã là nỗi ám ảnh của không ít đứa trẻ. Khi bố mẹ là giáo viên, có lẽ áp lực đó còn khủng khiếp hơn nhiều. Bởi các cháu bị mặc định phải giỏi, phải xuất sắc, phải dẫn đầu các phong trào thi đua.
Ảnh minh họa
Hôm qua, tình cờ ghé sang nhà người đồng nghiệp thân thiết, tôi bắt gặp nét mặt buồn so của cô cháu gái lớp 10. Cháu kể năm học vừa rồi chỉ đạt danh hiệu học sinh khá nên bị bố mẹ mắng, bởi vậy năm nay phải cố gắng nhiều hơn, học thêm nhiều hơn.
Câu chuyện giữa hai dì cháu ngắn gọn thôi, quẩn quanh trong cái áp lực thành tích mà bố mẹ đặt lên vao con cái. Vậy nhưng, tôi vẫn mải trăn trở về lời khẳng định, trách cứ, đe nẹt của mẹ cháu: “Mẹ là giáo viên, con không thể học thua người ta!”.
Tôi chợt nhớ về ngày tổng kết năm học ở trường tôi vừa mới diễn ra cuối tháng trước. Một trong những hoạt động thường niên dịp cuối năm là ban chấp hành công đoàn trường ra thông báo thu thập giấy khen của các cháu con giáo viên để trao thưởng. Năm nay, xấp giấy khen phô tô ấy dày cộm lên hẳn.
Một chị đồng nghiệp cầm tờ giấy khen phô tô của con ngắm nghía và than thở: “Tờ giấy mỏng tanh này đánh đổi bằng cả năm trời con cái học đến sâu mắt đây!”. Quả đúng là như vậy, con chúng ta học hành quá vất vả, mỗi kỳ thi đến là một mùa thức trắng cùng con ôn luyện bài vở.
Video đang HOT
Áp lực học hành vốn đã là nỗi ám ảnh của không ít đứa trẻ. Khi bố mẹ là giáo viên, có lẽ áp lực đó còn khủng khiếp hơn nhiều. Bởi các cháu bị mặc định phải giỏi, phải xuất sắc, phải dẫn đầu các phong trào thi đua. Chính định kiến “con giáo viên phải giỏi” cùng giấc mơ, kỳ vọng của bố mẹ gửi gắm đã biến nhiều đứa trẻ thành cái “máy học” và sự hồn nhiên bị tước đoạt một cách không thương tiếc.
Đằng sau tấm giấy khen, danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc ấy là gì? Là niềm tự hào và hãnh diện của bố mẹ khi có đồng nghiệp hỏi “Con chị thi mấy điểm?” và “Con anh đạt danh hiệu gì?” ư? Là sự rộn ràng khoe thành tích con trẻ ngập tràn mạng xã hội với lung linh điểm số, phần thưởng ư? Tôi lại chứng kiến vô số câu chuyện buồn đằng sau thành tích học tập “đáng nể” ấy.
Có đứa trẻ quẩn quanh suốt ngày chuyện học thêm, học kèm, học trung tâm, học nhiều đến nỗi mụ mị cả người và rồi gia đình lại lo ngay ngáy rằng con mình bị tự kỷ, bị trầm cảm…
Có đứa trẻ gần đến kỳ thi được bồi bổ món này ngon, món kia khỏe. Hễ mẹ nghe đồng nghiệp mách ăn gì tốt cho cơ thể đứa trẻ đang kiệt sức vì thi cử đầy áp lực là lập tức mua, nấu, dâng lên tận miệng cho con và không quên kèm theo câu nói “Cố ăn mà học nghe con…”.
Có đứa trẻ làm bài sơ suất trong một kỳ thi học sinh giỏi và đoán trước nguy cơ vuột mất giải thưởng tâm sự với tôi rằng cháu rất sợ mẹ cháu biết cháu làm bài không tốt, sợ mẹ cháu thất vọng và sợ mẹ cháu đánh mắng.
Mỗi dịp trao thưởng con đoàn viên giáo viên có thành tích tại trường, tôi bắt gặp những khuôn mặt háo hức tham gia các trò chơi viết, vẽ, ca hát, đố vui. Và giá như sự hồn nhiên hiện diện mãi trên từng khuôn mặt non nớt ấy, chỉ tiếc là ngay sau cuộc vui, kết thúc mấy ngày cuối cùng của tháng 5 là các cháu lại lao vào một lịch học thêm dày đặc chuẩn bị cho năm học mới.
Một tuổi thơ hồn nhiên đã bị tước đoạt để rồi con trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn chạy đua với thời gian để giành giật từng điểm số. Trong cuộc đua không có đích đến ấy, các con đã thiệt thòi quá nhiều với lời hứa hẹn của phụ huynh “Cố gắng vượt qua kỳ thi này, bố mẹ sẽ cho con chơi thoải mái”. Nhưng rồi các kỳ thi nối tiếp nhau xoay vòng và đích đến cứ mãi nối dài.
Khi sự hồn nhiên bị tước đoạt, tuổi thơ của các con trống rỗng đến tội nghiệp. Có người bố người mẹ nào đã từng nghe con xin xỏ “Cho con chơi thêm tí nữa…” mỗi khi nhắc trẻ ngồi vào bàn học chưa? Có bố mẹ nào sẵn sàng hỏi con cái rằng “Con có thích học thêm môn này không? Con có muốn học với thầy cô giáo ấy không?”. Có bố mẹ nào đã từng giật mình lắng nghe tâm sự đầy nổi loạn của một đứa trẻ ước ao rằng “Ước gì mình… mồ côi để khỏi bị ép học” chưa?
Bất kỳ một đứa trẻ nào cũng là một con người có sở trường và sở đoản khác nhau. Không nhất thiết cứ hễ là con giáo viên thì phải giỏi. Đừng đổ áp lực “con giáo viên” lên vai con trẻ để rồi ép chúng phải học nhiều hơn con người ta, phải giỏi hơn con người ta. Đừng chăm chăm bồi bổ kiến thức cho trẻ mà quên mất việc vun đắp thế giới tâm hồn cũng cực kỳ quan trọng!
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Chính sách tín dụng cho sinh viên ngành sư phạm: Một giải pháp nhân văn
Chính sách miễn học phí đối với SV ngành SP thực hiện từ năm 1998 đến nay có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, cũng có các tác động tiêu cực của chính sách như liệu những SV này có thực sự phù hợp với yêu cầu ngành cũng như có nhiều SV giỏi vào ngành SP hay không.
Thí sinh làm hồ sơ tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Một nghiên cứu mới đây tại Trường CĐSP Vĩnh Long cho thấy 36,54% SV năm thứ nhất chọn học tại trường này với lý do "miễn học phí". Một nghiên cứu khác cho kết quả 13,7% SV khẳng định gia đình có khả năng đóng tiền học phí cho họ, 18,8% SV cho biết bản thân có khả năng tự đóng học phí, 22,1% cho rằng vẫn tiếp tục học SP dù không được miễn học phí. Vì thế, không đủ luận cứ để khẳng định SV ngành SP có hoàn cảnh khó khăn sẽ bỏ học nếu chính sách này không còn tồn tại.
Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, việc thu hút học sinh giỏi bằng hình thức miễn học phí đã không còn nhiều tác dụng. Thực tế cho thấy các học sinh khá, giỏi thường có rất nhiều lựa chọn để theo học các ngành nghề khác hơn chọn SP. Điều này dẫn tới hệ quả, ngành SP trở thành sự lựa chọn hàng đầu của những SV học lực trung bình hoặc trở thành nguyện vọng 2 khi những ngành nghề khác không đủ điểm đầu vào. Điều này đặc biệt diễn ra ở những trường SP địa phương.
Theo quy định, để được hưởng chính sách miễn học phí, SV phải có cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ trong ngành giáo dục. Tuy nhiên trên thực tế, trong quá trình thực thi chính sách này, không có bất cứ cơ quan, đơn vị hay bộ phận nào để kiểm tra xem SV có thực hiện đúng cam kết hay không. Điều này dẫn tới sự phí phạm ngân sách nhà nước đầu tư cho những SV này và tạo ra sự thiếu công bằng so với những SV của các ngành nghề khác ở một mức độ nhất định.
Chính sách này cũng ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước. Thực tế nguồn kinh phí trong ngân sách nhà nước dành để thực hiện chính sách miễn học phí cho SV SP không nhỏ. Theo báo cáo từ các hội nghị kế hoạch ngân sách của Bộ GD-ĐT, năm 2011, trong hơn 4.000 tỉ đồng ngân sách chi cho giáo dục thì riêng dự toán chi bù học phí cho các trường SP trực thuộc Bộ theo khung học phí quy định tại Nghị định 49 là gần 250 tỉ đồng. Đến năm 2013 là hơn 440 tỉ đồng và năm 2014 hơn 484 tỉ.
Chính sách không thu học phí SV SP đã thực hiện tốt vai trò của mình trên bình diện lịch sử. Các giải pháp về chính sách, các đề xuất liên quan đến luật cần đảm bảo để có thể nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên trong tình hình mới. Trong đó tín dụng SP là một trong những giải pháp nhân văn.
Theo thanhnien.vn
Nữ sinh chuyên Ams bứt phá vượt trội ở cuộc thi tuần Olympia Nguyễn Hải Hà Giang với biệt danh "2 sông không sai" đến từ trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam rất tự tin dẫn đầu trong toàn bộ cuộc thi Tuần 1 Tháng 1 Quý 4 của Đường lên đỉnh Olympia, giành được 295 điểm chung cuộc. Cuộc thi Tuần 1 Tháng 1 Quý 4 của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chị dâu không chịu cho bố mẹ tiền dưỡng già, em út nhanh trí áp dụng "biện pháp mạnh", đòi được 600 triệu từ chị
Góc tâm tình
09:17:33 04/05/2025
Bức tranh mùa Xuân tại làng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ
Du lịch
09:14:43 04/05/2025
Bé trai nguy kịch vì loài ong vốn được xem là hiền lành
Sức khỏe
09:07:53 04/05/2025
Phim lãng mạn Hàn chiếu 4 năm vẫn là siêu phẩm hay mỹ mãn trong lòng khán giả: Cặp chính đẹp đôi vô đối
Phim châu á
09:03:41 04/05/2025
Hết Lý Hải tới Victor Vũ nhận bão seeding bẩn: Ai nạn nhân - ai hưởng lợi?
Hậu trường phim
09:00:57 04/05/2025
Có chồng nhưng vẫn bao nuôi nhân tình, cô gái vì thiếu tiền đã dùng 80 căn hộ làm một điều
Netizen
08:59:47 04/05/2025
HÓNG: Cặp sao Vbiz bị team qua đường "tóm dính" chung chuyến bay, tin hẹn hò nay đã rõ?
Sao việt
08:57:14 04/05/2025
Hậu drama, Chu Thanh Huyền ngồi xế hộp bạc tỷ rời quê Quang Hải, lọt "cam thường" vẫn "ăn đứt" Doãn Hải My ở điểm này
Sao thể thao
08:54:34 04/05/2025
LazyFeel tiếp tục phong độ cao, T1 "nằm không cũng bị vạ lây"
Mọt game
08:53:12 04/05/2025
Võ Nữ Ngân Hà "hóa" Butterfly, fan Liên Quân trầm trồ không ngớt
Cosplay
08:37:08 04/05/2025