Bạn đọc viết: Áp lực học tập: Người lớn đặt ra yêu cầu quá cao cho con trẻ
Chúng ta không xa lạ gì với hình ảnh những đứa trẻ tiểu học gò lưng mỗi đêm bên bàn học để giải quyết bài tập về nhà sau một ngày miệt mài ở lớp. Chúng ta không ít lần giật mình với những “ con gà công nghiệp” đeo kính cận dày cộp có bảng thành tích học tập đáng nể nhưng thiếu thốn kĩ năng sống.
Ảnh minh họa
Sáng nay đưa con đến lớp, tình cờ trò chuyện với cô giáo hiệu trưởng trường mầm non, tôi lắng nghe được tâm sự và trăn trở của cô về nghịch lý giữa bậc học mầm non và chương trình lớp 1.
Ngành giáo dục cấm bậc học mầm non dạy trước chữ cho các cháu. Yêu cầu tối thiểu ở bậc học này là học sinh nhận biết được 29 chữ cái. Một số cháu nhanh nhạy có thể tự mày mò ghép vần. Vậy mà vào lớp 1, các cháu buộc phải đánh vần, đọc, viết… khối lượng từ ngữ mới tăng dần.
Một người bạn của tôi là giáo viên dạy Toán bảo con anh vừa làm bài thi môn Toán lớp 1. Đề bài tóm tắt một bài toán, yêu cầu học sinh viết lời văn cho bài toán đó và giải nó.
Em tôi cũng vừa “chiến đấu” cùng con trong kỳ thi cuối năm lớp 1. Em ngạc nhiên bảo cháu phải viết thi chính tả khoảng nửa trang giấy. Và em cực kỳ “ngây thơ” thở dài: Ngày xưa, chúng ta lớp 1 chỉ vừa biết tập viết, tập chép.
Chúng ta nên nhớ đối tượng làm bài kiểm tra này là học sinh lớp 1. Thử hồi tưởng và so sánh ngày xưa đi học của mình, tôi không nghĩ yêu cầu cần đạt của môn học lại cao đến như thế.
Không hẳn là học sinh hôm nay giỏi hơn xưa, đơn giản là người lớn đang đặt ra những yêu cầu quá cao cho con trẻ. Và để hoàn thành bài tập, học sinh buộc phải học thêm và phải… gặm bánh mì, ăn tạm xôi thay bữa cơm đàng hoàng.
Tôi bắt gặp những đứa trẻ suốt ngày chỉ biết học, học và học. Cuộc rượt đuổi thành tích, điểm số không có điểm dừng. Và kỹ năng sống là một lỗ hổng to đùng chẳng thể lấp đầy.
Chúng ta không xa lạ gì với hình ảnh những đứa trẻ tiểu học gò lưng mỗi đêm bên bàn học để giải quyết bài tập về nhà sau một ngày miệt mài ở lớp.
Video đang HOT
Chúng ta dễ dàng bắt gặp khuôn mặt mệt mỏi gặm vội ổ bánh mì, hút vội hộp sữa để kịp giờ vào lớp học thêm.
Chúng ta không ít lần giật mình với những “con gà công nghiệp” đeo kính cận dày cộp có bảng thành tích học tập đáng nể nhưng thiếu thốn kĩ năng sống.
Chúng ta từng trăn trở trước con số thống kê về tỉ lệ trẻ mắc bệnh trầm cảm và có xu hướng thu mình lại đến mức bàng quang, vô cảm trước hiện thực.
Và đôi lúc chúng ta giật nảy mình khi cô bé này nhảy sông vì áp lực học hành, cậu bé kia tự vẫn vì không đạt thành tích như bố mẹ mong muốn…
Đó là hệ lụy tất yếu của “vòng quay” học trường – học thêm – học trung tâm – học kèm.
Những trăn trở, những câu chữ đầy tâm huyết về việc cởi trói áp lực học hành cho học sinh cũng chỉ khuấy động tâm trí người ta một chút xíu thôi rồi lại chìm nghỉm giữa vòng quay hối hả của cuộc sống.
Người ta nói nhiều về sự cân bằng của thể chất, trí tuệ, năng lực và đời sống tinh thần trong quá trình phát triển toàn diện của một đứa trẻ. Tuy nhiên, đối với một số cha mẹ, phát triển trí tuệ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đầu tư cho con học trường có tiếng, lớp tốt nhất nhằm tạo bước đệm vững chắc cho tương lai là tấm lòng đáng trân quý của cha mẹ. Nhưng chỉ chăm chăm bồi dưỡng trí tuệ mà vô tình bỏ qua vai trò của phát triển thể chất, tâm hồn thì thật nguy hại.
Nhiều phụ huynh sẽ có lý do để giải thích việc o ép con trẻ vào guồng quay của việc học. Đó chính là do cuộc đua kiến thức mà cả xã hội đang chạy, nếu mình “lệch pha” thì con cái bị tụt lùi so với bạn bè cùng trang lứa và tương lai có phần mờ mịt. Tư tưởng chuộng thành tích, chuộng bằng cấp vẫn “ăn sâu bám rễ” trong tâm trí của một bộ phận không nhỏ người Việt, vậy nên “bây giờ không học, sau này cạp đất mà ăn”. Và biết đâu không ít đứa trẻ trong số đó còn phải học để thực hiện giấc mơ ấp ủ của cha mẹ, học vì sĩ diện của phụ huynh…
Bên cạnh đó là chương trình học tập chính khóa nặng nề, ôm đồm kiến thức buộc học sinh phải “cày” thêm để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, thi cử. Mới hôm nay thôi, chúng tôi đến trường và nhìn thấy công văn chống dạy thêm, học thêm được dán trên bảng thông báo. Ai cũng ngầm hiểu rằng chẳng thể nào chống nổi căn bệnh trầm kha này khi mà khối lượng kiến thức, kỹ năng đặt ra trong các bài kiểm tra quá cao so với sức học của học sinh và thời lượng học trên lớp.
Bao giờ chương trình học tập còn nặng về kiến thức, căn bệnh thành tích vẫn hiện hữu cũng như khoảng cách xa vời giữa thực học và thi cử chưa được khắc phục thì việc học lấn át ăn, ngủ, chơi… vẫn là mảng màu xám xịt trong bức tranh xã hội hiện đại, văn minh!
Nguyễn Ngọc
Theo Dân trí
Vun đắp lòng nhân ái - Khi cha mẹ chọn mùa hè rực rỡ cho con
Mùa hè của con không thể chỉ gói gọn trong bốn bức tường cùng những thiết bị điện tử vô hồn mà phải là nơi đầy ắp những hoạt động vui chơi, học hỏi, chia sẻ đầy sắc màu.
Con không chỉ được giải toả căng thẳng, rèn giũa những kiến thức, kĩ năng sống cần thiết mà còn được ươm mầm lòng yêu thương, nhân ái thông qua những sân chơi hè bổ ích và khác biệt.
Mặt trái của chương trình học áp lực và căng thẳng chính là sự mất cân bằng về kĩ năng sống cũng như phát triển nhân cách vững vàng ở con trẻ. Kèm theo đó là nguy cơ con trẻ dễ dàng sa đà vào những trò chơi điện tử, phim ảnh, mà thiếu những tương tác cần thiết với thế giới bên ngoài để hình thành một nhân sinh quan lành mạnh, đúng đắn. Không chỉ vậy, việc dành hằng giờ cho các thiết bị công nghệ và thế giới ảo sẽ khiến trẻ hạn chế thời gian thể dục, học tập hay các hoạt động ngoại khóa. Do đó, con sẽ dễ trở thành những người thiếu kỹ năng sống, không độc lập, ích kỷ và thiếu sự đồng cảm, thấu hiểu với những người xung quanh.
Giúp trẻ bổ sung các mảnh ghép còn thiếu sót trong tâm hồn từ đó hoàn thiện nhân cách lại đang là một "nhiệm vụ bất khả thi" với nhiều phụ huynh khi thời khóa biểu dày đặc trong niên học chính khóa đã chiếm hết thời gian của trẻ. Bên cạnh đó, các chương trình hè hiện nay ở Việt Nam thường chỉ chú trọng trau dồi ngoại ngữ, kỹ năng và thể lực mà để khuyết mảng bồi đắp tâm hồn nhân ái. Vì lẽ đó, một trại hè giúp con trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là mặt nhân cách và tâm hồn đang là nhu cầu thiết yếu của nhiều gia đình.
Hè này con trẻ cần được tạo điều kiện để làm giàu trải nghiệm sống, từ đó hình thành nhân sinh quan lành mạnh, tích cực.
Vun đắp cho trẻ một trái tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia
Một trong những điểm đến đáng tin cậy mà bố mẹ có thể tham khảo cho con trong hè này là Trại hè tiếng Anh ILA 2018. Tại đây, những chuyên gia giáo dục hàng đầu đã dày công nghiên cứu và thiết kế nên một sân chơi hè không những rèn giũa trẻ về tiếng Anh, kỹ năng sống lẫn thể chất mà còn tạo môi trường để khơi gợi và tập cho các em thói quen san sẻ, giúp đỡ cộng đồng "tùy theo sức của mình".
Dựa trên một trong ba chủ đề chính của trại hè - "San sẻ yêu thương", các hoạt động được ILA thiết kế phù hợp với từng lứa tuổi để khuyến khích con trẻ tham gia và đóng góp chính công sức của mình để san sẻ với cộng đồng.
Cụ thể, các bé từ 4 - 7 tuổi sẽ tự thay thiết kế "chiếc túi thần kỳ", đựng những món đồ tự làm như hộp xà phòng, lọ đựng bút, vòng tay... tặng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Lớn hơn, các bạn từ 7 - 11 tuổi sẽ thiết kế và phát hành cuốn sách "Câu chuyện lớp học của tôi" để kinh doanh, gây quỹ. Những học viên tuổi từ 11 - 16 sẽ được hướng dẫn để tự lên kế hoạch và thực hiện một dự án từ thiện thực thụ nhằm giúp đỡ cộng đồng.
Các bậc phụ huynh sẽ có dịp nhìn chiêm ngưỡng và ủng hộ các sản phẩm do con trẻ tự tay thực hiện nhằm gây quỹ và chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh kém may mắn hơn.
Toàn bộ dự án ở trại hè đều được thực hiện bằng tiếng Anh, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trau dồi hiệu quả kỹ năng giao tiếp và kỹ năng mềm. Việc ứng dụng các kiến thức và kỹ năng được học để giúp đỡ những người xung quanh mình chắc chắn sẽ mang đến một "mùa hè lớn" đầy ý nghĩa và khó quên cho tất cả học viên ở cả ba độ tuổi.
Tự tin tư duy bằng tiếng Anh và phát huy năng khiếu tiềm ẩn
Suốt 2 tháng hòa mình trong môi trường tiếng Anh 100% của trại hè, các em nhỏ có cơ hội trải nghiệm phương pháp tư duy 6 kỹ năng được áp dụng thành công nhiều năm nay tại ILA. Nhờ phương pháp giảng dạy tiên tiến và độc đáo này, học viên sẽ tự tin vượt qua rào cản ngôn ngữ ban đầu để trò chuyện, vui chơi và suy nghĩ bằng tiếng Anh cả ngày đồng thời phát huy các kỹ năng "vàng" dành cho công dân toàn cầu thế hệ mới.
Không chỉ mở lối giúp trẻ chinh phục mục tiêu trở thành "Cao thủ tiếng Anh", Trại hè tiếng Anh ILA 2018 còn là nơi để các em tận hưởng một mùa hè đúng nghĩa mà vẫn hào hứng khám phá năng khiếu tiềm tàng ở bản thân, nâng cao thể chất và bổ sung các kỹ năng sống quan trọng. Nhằm đảm bảo hiệu quả cho chuỗi hoạt động thú vị, truyền cảm hứng thuộc chủ đề "Xây dựng tính cách - Tận hưởng niềm vui", ILA đã bắt tay cùng các đối tác uy tín ở mảng giáo dục khi thiết kế chương trình trại hè, như Lego Education Việt Nam, Học viện Thể hình Cali Kids, Trung tâm đào tạo mỹ thuật Global Art & Creative, Học viện thể thao SSA Sports và Học viện Sáng tạo Công nghệ Teky.
Với vô vàn những hoạt động thú vị và chất lượng, Trại hè tiếng Anh ILA 2018 là "miền đất hứa" cho một mùa hè rực rỡ.
Tại Trại hè tiếng Anh ILA 2018, các bạn nhỏ sẽ được trải nghiệm mùa hè của trẻ em quốc tế không chỉ qua môi trường tiếng Anh 100%, những kỹ năng và hoạt động mới lạ, hấp dẫn mà còn với trái tim ấm áp rộng mở và vòng tay san sẻ yêu thương. Đây là hành trang quý giá ILA muốn cùng cha mẹ giúp trang bị cho những "công dân toàn cầu" tương lai ngay trong hè này.
Trại hè tiếng Anh ILA 2018 là Trại hè đẳng cấp quốc tế dành cho trẻ em trong độ tuổi 4 - 16 trên toàn quốc, tập trung vào 3 chủ đề: San sẻ yêu thương, Cao thủ tiếng Anh và Xây dựng tính cách. Đây là Trại hè bán trú kéo dài trong 8 tuần (thứ 2 - thứ 6 hằng tuần) với chế độ học tập - hoạt động - dinh dưỡng tiêu chuẩn do các chuyên gia của ILA thiết kế. Đăng ký cho con của bạn tham gia Trại hè tiếng Anh ILA 2018 từ hôm nay đến hết ngày 30/5 để được hưởng ưu đãi đặc biệt lên đến 6 triệu đồng cùng bộ quà tặng hấp dẫn.
Theo Dân trí
Xây dựng chương trình kĩ năng sống phù hợp với HS trung học Kĩ năng sống (KNS) không những góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm giáo viên tại trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang đã có những nghiên cứu và xây dựng nội dung chương trình giáo dục KNS phù hợp cho đối tượng học sinh...