Bạn đọc viết: Áp lực điểm 10

Sao lại 9 điểm?”. Câu hỏi hơi gằn giọng và khuôn mặt nghiêm nghị của một số ông bố, bà mẹ khi nghe các con học Tiểu học báo điểm kiểm tra học kì khiến chúng ta giật thót người và trăn trở quá đỗi. 9 điểm là điểm giỏi mà, sao lại chưa làm hài lòng phụ huynh chứ?

Bạn đọc viết: Áp lực điểm 10 - Hình 1

Ảnh minh họa

Từ lúc nào chẳng biết, người ta ngầm mặc định với nhau rằng: Muốn nhận được lời khen thì phải đạt điểm số tuyệt đối: 10! Bố mẹ đặt chỉ tiêu cho con phải có bao nhiêu điểm 10 cho bấy nhiêu môn học. Để làm gì ư? Để khoe con trong các cuộc chuyện trò xôm tụ. Để khoe mình chăm con giỏi, dạy con ngoan trên các trang mạng. Và để tham gia cuộc chạy đua khốc liệt vào các trường điểm cho bằng chị bằng em nữa chứ.

Mỗi con điểm từ 0 đến 10 là đều những con số biết nói. Đạt bao nhiêu phần trăm yêu cầu của đề bài sẽ có những điểm số tương ứng. Mặc dù đã có qui định đánh giá mới ở cấp tiểu học nhằm giảm áp lực về điểm lâu nay vẫn đè nặng lên vai các cháu. Nhưng mỗi mùa kiểm tra giữa và cuối học kì, các bài làm vẫn được qui đổi thành điểm số. Và chẳng may không nhận được điểm 10, các cháu vẫn nơm nớp lo lắng, vẫn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho một mùa học thêm, học kèm sắp tới.

Có người ví von rằng điểm số cũng như đồng tiền đang ngày càng trượt giá. Ngày xưa ấy, mỗi lần đạt điểm 8 là niềm vui đã nhen nhóm lên rồi, còn nhận điểm 9, điểm 10 của thầy cô thì phải gọi là lâng lâng sung sướng. Vậy mà giờ đây, hoa điểm 10 đạt được dễ dàng quá nên mất hết cái cảm giác háo hức, rộn ràng ấy rồi.

Một điều hiển nhiên là các môn Toán, Tiếng Anh có khả năng đạt được điểm 10 cao hơn nhiều so với môn học Tiếng Việt. Các cháu phải kiểm tra phần đọc thành tiếng, viết chính tả, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu và làm phần Tập làm văn nữa mới hoàn thành bài thi Tiếng Việt. Mà khó đạt điểm tuyệt đối nhất phải kể đến bài thi Tập làm văn.

Hoàn thiện một đoạn văn ở lớp 3 hay một bài văn có bố cục ba phần ở lớp 4, lớp 5 để đạt điểm 10 đâu dễ dàng gì. Các cháu phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung, diễn đạt, trình bày và không mắc phải các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. Vậy nên môn học này thường chỉ có vài em đạt trọn vẹn điểm 10. Nhưng nhiều phụ huynh buộc con đạt 10 điểm, phải chăng đó là điểm xuất phát dẫn đến nạn chép văn mẫu và học thuộc lòng?

Điểm 10 là đỉnh cao nhất trong bậc thang đánh giá hiện nay. Muốn đạt được con điểm đó, người học phải chứng minh mình là một học sinh xuất sắc. Nhưng mỗi lớp chỉ có vài em xuất sắc thôi chứ hàng loạt như thế thì vô tình tạo ra ảo tưởng cho các cháu và cả phụ huynh. Rồi tất cả sẽ nhanh chóng hụt hẫng bởi lên cấp hai, thang điểm đánh giá sẽ khác rất nhiều. Những bài văn điểm 10 khắp nước ta chỉ đếm được trên đầu ngón tay, điểm 9 thì thỉnh thoảng và phấn đấu đạt tám điểm cho một bài văn đã là một niềm hạnh phúc.

Mỗi con trẻ có một sở trưởng và sở đoản riêng. Có cháu thiên về các môn tự nhiên, thích những con số, những thí nghiệm. Có cháu có năng khiếu viết lách, thích các môn lí thuyết. Có cháu lại có say mê âm nhạc, hội họa. Phát hiện và tạo điều kiện để con phát huy điểm mạnh của mình có vai trò rất lớn của bố mẹ. Không thể đòi hỏi con phải giỏi một cách toàn diện. Cũng không thể so sánh một cách hời hợt con mình và con người ta về cùng một phương diện. Bởi chúng ta sẽ tự làm khổ mình và làm khổ con!

Video đang HOT

Nếu bạn có một đứa con đạt toàn điểm 10 thì chưa chắc con bạn sẽ là một đứa trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ, thể lực và kĩ năng sống. Bởi khi áp lực điểm số đặt lên vai, các cháu buộc phải tập trung học và luôn mang tâm trạng hồi hộp, lo lắng. Vừa học vừa nơm nớp lo như thế thì đôi khi sẽ phản tác dụng. Và vô tình, gánh nặng điểm số ấy nhen nhóm lên trong lòng con trẻ của chúng ta muôn nỗi sợ: Sợ học, sợ thi cử, sợ kiểm tra.

Nếu yêu con và hiểu con, chúng ta đừng bao giờ đặt nặng thành tích, biết phát hiện và khơi dậy năng khiếu riêng của con và quan trọng nhất là dạy con có một tâm hồn đẹp: biết yêu thương, giàu sẻ chia. Bạn đã là một người bố, người mẹ thành công và giàu có!

Nguyễn Thùy

Theo Dân trí

Áp lực điểm 10

Trường có tới hơn 90% học sinh xếp loại giỏi, hoặc muốn được xét để thi vào một số trường đặc thù thì học bạ phải toàn điểm 10 mới đủ điều kiện, khiến áp lực điểm số là câu chuyện mãi chưa có hồi kết. Cả một bộ máy sẵn sàng "làm đẹp" học bạ, điểm thi... bất chấp điều đó là sai quy định và phản giáo dục.

Áp lực điểm 10 - Hình 1

Đừng vì áp lực điểm số khiến trẻ mất niềm vui học tập - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Tiêu chí tuyển chọn vào trường điểm

"Nhiệm vụ của giáo dục là để học sinh không sợ học, không sợ những người giỏi hơn mình, không ghét những người kém hơn..."

PGS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học giáo dục VN

Bê bối sai phạm thi THPT quốc gia 2018 gây xôn xao dư luận suốt gần 1 năm qua cũng bắt nguồn từ điểm cao bất thường của hàng loạt học sinh(HS) ở những vùng vốn không được biết đến là có truyền thống dạy học tốt. Khi vụ việc được khởi tố, những thủ khoa, á khoa... buộc phải rời khỏi trường vì gian lận điểm thi, thậm chí được "hô biến" từ 1 - 2 điểm thành 9 - 10 điểm...

Các ông bố bà mẹ có thí sinh bị trường ĐH trả về thì một mực thanh minh con mình học giỏi từ bé, đi học toàn điểm 9, 10... Cách thức dễ dãi trong việc chấm điểm, đánh giá HS giỏi trong các trường phổ thông để đạt tỷ lệ thi đua khiến đôi khi phụ huynh nhìn vào điểm số đã tưởng con mình... giỏi thật. Để rồi khi đối diện với kỳ thi mà kết quả của nó được sử dụng vào mục đích quan trọng nhất là xét tuyển ĐH thì cả một bộ máy sẵn sàng bất chấp pháp luật để mua điểm, chạy điểm thật cao...

Nhiều năm nay, ngành GD-ĐT loay hoay, nỗ lực sửa quy định về đánh giá, cho điểm nhằm mục tiêu giảm áp lực điểm số cho HS, nhà trường và cho cả phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều trường học vẫn đánh giá HS giỏi hoặc lấy điểm 10 làm tiêu chí tuyển chọn HS. Phụ huynh vẫn khao khát muốn biết mỗi ngày con đi học về được bao nhiêu điểm; câu đầu tiên khi đón con ở cổng trường vẫn thường là "hôm nay con được mấy điểm?" và mọi cảm xúc vui buồn phụ thuộc vào con số đó... Tất cả những điều đó làm cho nỗ lực giảm áp lực điểm số từ rất nhiều năm nay không đạt được mục tiêu, trái lại càng trở nên nặng nề hơn.

Áp lực điểm 10 - Hình 2

Theo hướng dẫn Sở GD-ĐT Hà Nội mới công bố, các HS dự tuyển vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam phải lọt qua vòng hồ sơ dự tuyển ngặt nghèo. Cụ thể, tổng điểm bài kiểm tra định kỳ cuối năm của môn toán, tiếng Việt trong 2 năm học lớp 1 và 2 phải đạt từ 39 điểm trở lên. Tính ra, trong 4 bài kiểm tra này, chỉ có 1 bài được điểm 9, còn lại là phải toàn điểm 10. Đến năm lớp 3, tổng số các bài kiểm tra định kỳ cuối năm của 2 môn toán, tiếng Việt phải đạt 20 điểm. Đến năm lớp 4 và lớp 5, từng năm phải đạt điểm 10 của tất cả 4 bài kiểm tra các môn: toán, tiếng Việt, khoa học, lịch sử và địa lý.

Hà Nội còn có mô hình trường "chất lượng cao" để phân biệt với các trường đại trà khác. Ngoài các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ... thì trường chất lượng cao còn có tiêu chí là phải có... 90% HS giỏi!

Giáo dục là làm cho học sinh học không sợ hãi

Theo PGS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học giáo dục VN, bản thân bà khi là giáo viên đã thay đổi, từ một giáo viên luyện cho HS giỏi thành người giúp các em học "không sợ hãi". Bà Thơ kể về những lần dự giờ ở một trường "top". Khi thấy một HS không tham gia hoạt động nhóm, cứ lủi thủi ngồi lặng lẽ, len lén xem các bạn chơi trò chơi, bà hỏi tại sao con không tham gia cùng các bạn? HS ấy đã nói, rất hồn nhiên: "Con học dốt, các bạn không thích con!".

"HS yếu kém, HS chậm, hay HS cá tính... không ít trong một lớp học. Nhưng khi chúng ta cứ chạy đua theo kiến thức, theo chuẩn giỏi, ngoan... thì các em ấy càng bị bỏ lại về sau. Cho nên, chúng ta hãy để tầm mắt mình xuống dưới lớp học, để nhìn thấy những gương mặt đang cúi gằm xuống, lặng lẽ... Nhiệm vụ của giáo dục là để HS không sợ học, không sợ những người giỏi hơn mình, không ghét những người kém hơn...", bà Thơ cho biết.

Không phản ánh đúng thực tế giáo dục

Trao đổi với Thanh Niên, PGS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho rằng việc Bộ sửa quy chế tuyển sinh vào THCS, THPT theo hướng cho phép kiểm tra, đánh giá năng lực thay vì xét hồ sơ, học bạ để tuyển sinh vào lớp 6 một số trường đặc thù, trường chất lượng cao cũng nhằm mục tiêu giảm áp lực điểm số, GV và phụ huynh không phải tìm mọi cách để "làm đẹp" học bạ với điểm toàn 10...

Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, dù đánh giá theo cách nào thì việc có quá nhiều hoặc quá ít điểm giỏi, điểm 10 đều cho thấy cách đánh giá ấy có "vấn đề". Chưa nói tới việc "làm đẹp" học bạ, ông Thành cho rằng, cách ra đề kiểm tra với những câu hỏi mà nhiều HS đều đạt được điểm tối đa thì là một câu hỏi chưa đạt yêu cầu phân loại HS. Đáng lẽ, với điểm kiểm tra phải xếp loại HS trong khoảng từ 5 - 10 điểm thì điểm 10 ấy sẽ không phản ánh đúng trình độ HS. Số HS đạt được điểm 10 nhiều nhưng có thể điểm 10 của em này và của em khác lại rất khác nhau về năng lực.

Khi đánh giá chỉ nhìn vào điểm số trong học bạ, sổ điểm như vậy thì sẽ không biết và càng không phân biệt được điểm 10 của những em thực sự có năng lực tốt khác với điểm 10 của em chỉ ở mức độ khá là thế nào. Ông Thành cho rằng, mấy năm gần đây, Bộ đã chỉ đạo đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực chứ không chỉ kiểm tra tái hiện kiến thức đơn thuần, cân bằng việc đánh giá trong quá trình hoạt động dạy học và đánh giá kết quả cuối cùng.

Chỉ đạo này đã đi vào thực tế nhưng không phải là tất cả, sự chuyển biến của các cơ sở giáo dục và giáo viên còn trễ hơn so với mong muốn.

Sắp tới, khi thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, việc thay đổi đánh giá HS sẽ thay đổi ra sao, liệu tâm lý nặng về điểm số có tồn tại nữa hay không? PGS Nguyễn Xuân Thành cho rằng, từng bước phải khách quan hóa việc đánh giá và muốn như vậy thì cách ra đề, kỹ thuật đánh giá phải đạt một chuẩn chung nhất định chứ không phải điểm 10 ở nơi này lại khác điểm 10 ở nơi kia hoặc khác nhau ngay giữa HS trong cùng một lớp, được giảng dạy bởi cùng một giáo viên... Mục tiêu của chương trình mới là hướng tới năng lực thực sự của người học nên dù vẫn cho điểm nhưng giá trị đích thực của kết quả học tập là đánh giá cả quá trình, đánh giá khả năng vận dụng được những điều học được vào cuộc sống của người học. "Đánh giá dễ dãi quá, tỷ lệ HS giỏi, điểm 10 nhiều quá theo kiểu đánh đồng thì sẽ mất động lực phấn đấu của người học, nhất là những em có năng lực nổi trội", ông Thành nói.

Áp lực lòng vòng

Bà Phan Thị Hồ Điệp, Khoa Giáo dục đặc biệt Trường ĐHSP Hà Nội, cho rằng một trong những áp lực lớn nhất với nhà giáo chính là áp lực điểm số từ phía phụ huynh. Phụ huynh luôn mong muốn con mình phải đạt điểm cao, phải có thành tích trong các cuộc thi... Chính vì chạy theo điểm số nên trong con mắt phụ huynh, đời sống học đường chỉ bao gồm việc học, học và học.

Theo bà Điệp, phụ huynh coi con là phương tiện để đạt được những kỳ vọng của mình, nhiều trường hợp kỳ vọng quá cao so với sức lực và khả năng của con. "Tôi đã chứng kiến cha mẹ giận dữ, xé sách vở của con ngay cổng trường chỉ vì con bị điểm kém", bà Điệp nói.

Bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), cũng cho rằng, các tiêu chí đánh giá nhà trường phổ thông của ngành giáo dục đều có chỉ tiêu về tỷ lệ HS giỏi, hạnh kiểm tốt, tỷ lệ lên lớp, đỗ tốt nghiệp 100%... Cha mẹ HS đánh giá chất lượng dạy học của nhà trường chỉ thông qua điểm số. Đó là những áp lực lớn đối với các nhà trường phổ thông muốn đánh giá điểm số thực chất, năng lực học tập thực chất của HS.

Bà Dương Thị Phương Thảo, Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Q.Ba Đình, Hà Nội), nói: "Rất nhiều giáo viên thực sự chán nản, mất niềm tin với nghề khi phải chấp nhận hỗ trợ điểm số cho một số HS không xứng đáng".

Nhà giáo Nguyễn Văn Hòa, Trường THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) đúc kết: Tâm lý coi nặng về điểm số, chạy theo thi cử, thành tích, chỉ tiêu thi đua tạo ra áp lực khi cấp trên gây áp lực cho nhà trường, nhà trường áp lực cho giáo viên, giáo viên áp lực cho HS, cha mẹ cũng áp lực cho thầy cô và chính thầy cô cũng áp lực cho mình.

Theo Thanh niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô ruột nữ sinh Vĩnh Long tung tin nhắn của em trai, tài xế nói câu vô cảm?Cô ruột nữ sinh Vĩnh Long tung tin nhắn của em trai, tài xế nói câu vô cảm?
06:58:16 09/05/2025
Xôn xao Hoa hậu Thuỳ Tiên gửi tin nhắn vỏn vẹn 7 chữ lộ tình hình hiện tại?Xôn xao Hoa hậu Thuỳ Tiên gửi tin nhắn vỏn vẹn 7 chữ lộ tình hình hiện tại?
06:28:07 09/05/2025
Lynda Trang Đài tái xuất hậu ồn ào bị bắt, "chung mâm" kẻ thù Đàm Vĩnh HưngLynda Trang Đài tái xuất hậu ồn ào bị bắt, "chung mâm" kẻ thù Đàm Vĩnh Hưng
07:10:40 09/05/2025
Jennie không quậy thì ai quậy: Màn ảo thuật cởi váy tại Met Gala khiến 2,1 triệu người sốc!Jennie không quậy thì ai quậy: Màn ảo thuật cởi váy tại Met Gala khiến 2,1 triệu người sốc!
06:36:21 09/05/2025
"Thuyền" ChyChy và chiến sĩ khối Đặc nhiệm dù Thanh Hiếu diễn biến khác lạ"Thuyền" ChyChy và chiến sĩ khối Đặc nhiệm dù Thanh Hiếu diễn biến khác lạ
09:19:27 09/05/2025
Toàn cảnh căn phòng đặt 'trái tim bất diệt' của Bồ tát Thích Quảng ĐứcToàn cảnh căn phòng đặt 'trái tim bất diệt' của Bồ tát Thích Quảng Đức
09:17:39 09/05/2025
Diễn viên Thái Hòa đột quỵ liệt nửa người: Nằm một chỗ suốt nửa năm, sống nương nhờ vì không có tiền chữa trịDiễn viên Thái Hòa đột quỵ liệt nửa người: Nằm một chỗ suốt nửa năm, sống nương nhờ vì không có tiền chữa trị
06:23:46 09/05/2025
MC Đại Nghĩa chia sẻ nghẹn ngào sau lễ tang mẹ, xúc động vì hành động của 1 nhân vật đặc biệtMC Đại Nghĩa chia sẻ nghẹn ngào sau lễ tang mẹ, xúc động vì hành động của 1 nhân vật đặc biệt
09:06:41 09/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sắp có Galaxy Z Fold 7 siêu mỏng cho Samfan?

Sắp có Galaxy Z Fold 7 siêu mỏng cho Samfan?

Đồ 2-tek

10:09:26 09/05/2025
Theo dự đoán, cặp Galaxy Z mới sẽ được công bố vào tháng 7 năm nay. Do đó, Samfan sẽ chỉ phải chờ khoảng 2 tháng nữa để mục sở thị cặp smartphone màn hình gập này.
Xe ga 125cc giá 18 triệu đồng đẹp cổ điển có ABS sánh ngang SH Mode, rẻ hơn Vision, chỉ ngang xe số Wave Alpha

Xe ga 125cc giá 18 triệu đồng đẹp cổ điển có ABS sánh ngang SH Mode, rẻ hơn Vision, chỉ ngang xe số Wave Alpha

Xe máy

10:04:22 09/05/2025
Mulan 125 mới có thiết kế cổ điển và bo tròn, phù hợp hơn với thị hiếu của các khách hàng hiện nay. 'Tân binh' này được nhà sản xuất trang bị đèn pha hình bầu dục, gợi nhớ tới nét quyến rũ của Mulan phiên bản cũ.
BMW 5 Series 2021: Đẳng cấp doanh nhân, giá 2,5 tỷ đồng

BMW 5 Series 2021: Đẳng cấp doanh nhân, giá 2,5 tỷ đồng

Ôtô

09:53:53 09/05/2025
Đèn chiếu sáng nay được tích hợp công nghệ BMW Laserlight trên phiên bản cao cấp, giúp tăng tầm chiếu sáng lên đến 650 mét, cải thiện rõ rệt tầm nhìn khi di chuyển ban đêm.
Du khách Mỹ chọn Việt Nam trong 4 quốc gia yêu thích nhất

Du khách Mỹ chọn Việt Nam trong 4 quốc gia yêu thích nhất

Du lịch

09:50:17 09/05/2025
Du khách người Mỹ từng du lịch và sinh sống ở 50 nước khác nhau trên thế giới và lựa chọn ra 4 quốc gia yêu thích nhất, trong đó có Việt Nam.
Long Đẹp Trai tuổi thơ khốn khó, trắng tay ăn mì gói, suýt bỏ nghề vì 1 lý do!

Long Đẹp Trai tuổi thơ khốn khó, trắng tay ăn mì gói, suýt bỏ nghề vì 1 lý do!

Sao việt

09:45:59 09/05/2025
Long Đẹp Trai, từng là cái tên khuấy đảo sân khấu hài với lỗi diễn duyên dáng, hài hước, ít ai ngờ rằng nam diễn viên từng trải qua quá khứ cơ cực, không có nổi 5.000 đồng trong túi, phải ăn mì gói để qua ngày.
MV mới của tlinh có gì gây sốc đến mức dán nhãn 16+?

MV mới của tlinh có gì gây sốc đến mức dán nhãn 16+?

Nhạc việt

09:18:00 09/05/2025
tlinh trở lại với sở trường hát nhạc tình yêu cháy bỏng, ca từ ẩn dụ hơi hướng 19+. Do đó, bài hát được dán nhãn độ tuổi trên mọi nền tảng ngay từ khi phát hành.
Chuyện gì đây: Jisoo (BLACKPINK) cũng xuất hiện ở Met Gala?

Chuyện gì đây: Jisoo (BLACKPINK) cũng xuất hiện ở Met Gala?

Sao châu á

09:09:45 09/05/2025
Met Gala năm nay có sự góp mặt của tận 3 mẩu BLACKPINK là Jennie, Lisa và Rosé. Chị cả Jisoo là thành viên duy nhất không tham gia sự kiện này.
Những chặng đường bụi bặm - Tập 23: Hậu không muốn nhận bố đẻ, ông Nhân đau lòng chôn kỷ vật tặng con trai

Những chặng đường bụi bặm - Tập 23: Hậu không muốn nhận bố đẻ, ông Nhân đau lòng chôn kỷ vật tặng con trai

Phim việt

09:00:16 09/05/2025
Việc phải đối mặt với ông Nhân ngày càng trở nên khó khăn đối với Hậu. Từ một thanh niên hiền lành, hoà nhã và tốt bụng, Hậu giờ đây hay cáu bẳn vô cớ và trở nên khó chịu.
Sau phút cuồng ghen là những mạng người

Sau phút cuồng ghen là những mạng người

Pháp luật

09:00:02 09/05/2025
Chỉ vì một phút nông nổi, những người trước đó còn đang yên đang lành bỗng dưng trở thành bị cáo đứng trước vành móng ngựa rồi bị cách ly vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội, còn những người mới hôm qua còn đầu ấp tay kề cũng bị cướp đi s...
3 lý do khiến cà phê là đồ uống số 1 hỗ trợ giảm mỡ bụng

3 lý do khiến cà phê là đồ uống số 1 hỗ trợ giảm mỡ bụng

Làm đẹp

08:49:21 09/05/2025
Cà phê có hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Mỗi cốc chứa từ 200-550 mg các hợp chất thực vật có lợi này, nhiều hơn trà xanh hoặc rượu vang đỏ. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào.
8 bài thuốc chữa bệnh từ lá xương sông

8 bài thuốc chữa bệnh từ lá xương sông

Sức khỏe

08:46:41 09/05/2025
Để làm thuốc, có thể dùng lá tươi hoặc hái lá về phơi trong bóng mát hay sấy nhẹ lửa cho khô, cất đi dùng dần. Lá xương sông có nhiều tinh dầu, khi vò nát có thứ mùi đặc biệt, hơi giống mùi dầu hỏa.