Bản đồ ẩm thực: Dân dã món bánh rây đất Trà Vinh
Bánh rây truyền thống của người Khmer, d ù ở một số tỉnh, thành miền Tây có bày bán loại bánh này nhưng tại Trà Vinh nó lại trở thành món bánh dân dã, thiết đãi du khách phương xa khi ghé thăm.
Trước đây, bánh có tên là “Ọm Chiếl” (cách gọi của đồng bào Khmer). Theo thời gian, dựa vào các bước trong khâu chế biến mà người ta còn gọi là bánh rây hoặc bánh dứa. Gọi là bánh rây vì người ta dùng một cái rổ bằng lưới để rây bột xuống chảo. Còn với tên gọi bánh dứa là bởi loại bánh này muốn thơm ngon, nếp phải xay chung với lá dứa.
Nguyên liệu để chế biến đơn giản gồm gạo nếp, lá dứa, dừa nạo, đậu phộng và đường cát. Dụng cụ để chế biến thì chỉ cần có chảo, rây lọc, vá và bếp lò. Nguyên liệu và dụng cụ tuy đơn giản nhưng để có được những chiếc bánh thơm ngon, phải trải qua một quá trình chuẩn bị công phu và tỉ mỉ.
Đầu tiên, chọn nếp rặt đem ngâm, để ráo và xay chung với lá dứa tạo mùi thơm và màu xanh đặc trưng, sau đó để khô và giã cho thật nhuyễn. Nhân bánh gồm dừa nạo trộn với đường cát hoặc đường thốt nốt, đậu phộng rang vàng giã nhỏ, xào cho đến khi nhân khô và có mùi thơm dịu nhẹ là món ăn hoàn thành.
Video đang HOT
Bánh rây thường được bán theo kiểu mang đi. Có dịp đến thăm Ao Bà Om (Trà Vinh), vừa đến ngay đầu đường dẫn vào khu di tích lịch sử, người viết đã bị hấp dẫn bởi hương thơm đặc trưng của bánh.
Quá trình làm ra 1 chiếc bánh chỉ tốn chưa tới 2 phút. Bà chủ bắc chảo trên bếp than nóng, múc bột cho vào rây để loại bỏ những hạt bột lớn. Rây bột thật nhanh tay, tạo thành hình tròn, mỏng đều khắp chảo rồi đậy nắp lại. Khoảng 1 phút thì bánh cong vành, nhanh chóng múc nhân trải dài mặt bánh, lấy vá xếp bánh lại thành hình chữ nhật hoặc hình bán nguyệt. Các thao tác phải tiến hành một cách thuần thục và nhanh chóng, nếu không bánh sẽ bị khét.
Khi bánh chín tỏa mùi thơm ngào ngạt và đặc trưng không lẫn vào đâu được. Trải nghiệm thực tế, người viết rất ngạc nhiên bởi cái mịn, cái giòn mềm của bánh hoà lẫn vị ngọt thanh, vị béo của nếp, của dừa hay của đậu phộng. Càng ăn càng mê mẩn vì hương vị đặc trưng.
Ngày nay, tuy cách chế biến ở mỗi nơi khác nhau nhưng đặc trưng vẫn là mùi thơm lá dứa và vị béo ngọt của cơm dừa. Nếu có dịp đến Trà Vinh hay các tỉnh miền Tây, thức quà vặt bình dị này là món ăn mà du khách không nên bỏ lỡ, từ đó sẽ cảm nhận được văn hóa ẩm thực của đồng bào Khmer chân thành, đôn hậu.
Nhớ Trà Vinh với bánh canh Bến Có
Bánh canh là một trong những món ăn phổ biến ở miền Tây Nam Bộ. Theo đó, ở vùng đất Trà Vinh có món bánh canh Bến Có nổi tiếng với hương vị đặc trưng, thực khách thưởng thức qua rồi khó có thể nào quên.
Từng sợi bánh canh mềm, thịt, lòng heo ngọt ngon, nước dùng thơm, tiêu cay, nước mắm đậm đà chỉ tìm thấy ở món bánh canh Bến Có. Ảnh: DuongQuan
Bánh canh Bến Có với sợi bánh mềm dai, có màu trắng đục, không bị nở khi chan vào nước dùng. Phần nước dùng được nấu từ xương hầm trong nhiều giờ để tạo chất ngọt, nguyên liệu tươi ngon và bí quyết trong cách nêm nếm tạo nên một hương vị đặc trưng chỉ bánh canh Bến Có mới có.
Để bánh canh vừa thơm vừa dẻo dai thì cần chọn loại bún gạo ngon. Bánh canh Bến Có được làm từ hạt gạo lúa mùa thì mới cho ra sợi bánh to tròn, có màu hơi đục khác với bánh canh làm bằng bột lọc cọng tròn, dai và giòn, không bị nở khi ngâm trong nước. Khi nấu, người ta cho bánh canh vào nồi nước lèo để thấm vị nước, khi thưởng thức có vị thơm, mềm và chút dẻo dẻo.
Về phần nước dùng, để có được vị ngọt tự nhiên, phần thịt heo và xương ống phải chọn loại tươi ngon, rửa thật kỹ rồi cho vào nồi ninh nhỏ lửa trong nhiều giờ. Từ khâu chọn nguyên liệu ngon, đến khâu nêm nếm đều dựa trên hương vị thơm ngọt tự nhiên của thịt. Thịt và lòng heo nấu ngon nhất khi mới làm ra, mua thịt để qua ngày hay thịt trữ đông trong tủ lạnh đều không ngon bằng.
Đặc biệt phần lòng heo có cách chế biến công phu nhất vì phải qua nhiều công đoạn. Bao tử cần cạo rửa thật sạch rồi cho vào luộc. Khi lấy thịt và lòng về thì dùng chanh rửa qua để không còn tanh. Nước lèo thì nấu bằng cách hầm nhiều xương trên lửa riu riu. Để nước không bị đục thì trong quá trình nấu, phải hớt bỏ bọt liên tục. Để nấu món này không thể thiếu củ hành tây, hành tím và mực nướng cho vào nước dùng để tạo vị thơm và ngọt hơn.
Sau khi cho nguyên liệu vào hầm đến khi thịt chín, lòng mềm thì nêm nếm cho vừa miệng với muối, đường, bột ngọt... và tuyệt đối không sử dụng bột nêm. Đặc biệt, dùng ít muối, cho thêm nước mắm thơm ngon vô, khi múc ra tô thì cho tí hành lá, tiêu lên thơm lừng.
Dùng kèm bánh canh Bến Có là chén nước mắm chanh ớt. Chính vị đậm đà của nước chấm như cộng hưởng với các nguyên liệu làm cho món ăn dân dã này trở nên tròn vị, thơm ngon hơn.
Tô bánh canh đặc biệt ở chỗ không dùng rau, chỉ có giá, lòng heo xắt nhuyễn, một khoanh giò heo ở giữa tô, ít hành lá, tiêu rắc lên trên mặt nhưng sẽ khiến người ăn có ấn tượng khó quên.
Tại TPHCM, mọi người có thể thưởng thức món ăn này tại một số địa chỉ sau: Bánh canh Vua (quận 11), Trang - Bánh canh bột gạo cắt (quận 1), Cô Túc - Bánh canh (quận Gò Vấp), Bánh canh bột gạo Hai Nhiên (quận Tân Bình), Bánh canh bột gạo Ngon (quận 4), Bánh canh bột gạo - Thảo Điền (quận 2), Bánh canh Bình Thới (quận 11), Bánh canh 279 Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình), Bánh canh Bến Có (huyện Nhà Bè), Bánh canh A Vừng (quận 6)... Theo đó, một phần bánh canh Bến Có có giá bán khoảng 45.000 - 55.000 đồng.
Thấm đượm hồn quê bánh tét Trà Cuôn Từ cuộc sống vất vả mưu sinh, một người phụ nữ ở huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) đã bán thêm bánh tét để nuôi nấng đàn con thơ. Qua nhiều năm tháng, món bánh này nổi tiếng khắp cả nước với tên gọi trìu mến - bánh tét Trà Cuôn. Qua tìm hiểu, Trà Cuôn dịch theo tiếng người Khmer là tro-kuôn (hay...