Bản đồ ẩm thực: Dân dã cơm chiên muối ớt xanh Phú Yên
Tôi tới thăm Phú Yên vào những ngày đầu của năm mới – 2022. Dù chuyến đi khá ngắn và kết hợp với một số công việc khác, tôi vẫn tranh thủ thưởng thức được kha khá đặc sản của nơi này như bánh canh hẹ, cá ngừ đại dương, bò một nắng, gỏi cá dẫu… Tuy nhiên, ấn tượng nhất phải kể tới cơm chiên muối ớt xanh.
Vốn dĩ, tôi không hề biết tới món ăn này trước đó. Bởi lẽ cơm chiên chưa bao giờ nằm trong danh mục yêu thích, vị ớt cay nồng lại càng không.
Tôi nghe đến cơm chiên muối ớt xanh từ người chồng của mình, anh bị ấn tượng bởi món này từ mấy lần tới Phú Yên trước đó. Trong bữa ăn cuối trước khi rời nơi đây, tôi được nếm thử đồ ăn dân dã ấy tại một quán gần quảng trường. Tôi xúc những muỗng đầu tiên trong vô thức, rồi bị lôi cuốn tới muỗng cuối cùng lúc nào không hay.
Đĩa cơm có màu xanh nhạt đẹp mắt, cơm mang độ mềm vừa đủ, lại lẫn những hạt chiên giòn xốp như cơm cháy trong khi gia vị đậm đà đượm trong từng hạt. Vị hăng hăng, cay cay của ớt xanh ẩn hiện tinh tế tựa cuộc trốn tìm của vị giác. Một đĩa cơm chiên muối ớt xanh tại đây có giá bốn mươi ngàn đồng, thấp hơn nhiều so với cơm chiên hải sản hay cơm chiên dưa bò… Dù vậy, hương vị dân dã vẫn đem tới một ấn tượng khó quên.
Video đang HOT
Hỏi thăm chủ quán mới hay, cơm nguội dùng để chiên cùng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới độ ngon của món ăn. Cơm nên được nấu từ loại gạo thơm ngon, có độ dẻo nhưng không nở để tạo độ tơi. Cơm nấu để nguội qua đêm cũng là một bí quyết giúp tạo độ khô vừa phải cho hạt cơm chiên, đồng thời vẫn giữ được kết cấu mềm và hương thơm.
Loại ớt được sử dụng để chế biến món cơm chiên này là ớt xiêm xanh, to bằng khoảng đầu một chiếc đũa. Nó mang đến vị cay the vừa phải nơi đầu lưỡi, điểm xuyết thêm chút vị ngọt thanh. Vì thế, ngay cả người không ưng đồ cay cũng dễ dàng thưởng thức. Ớt xiêm được rửa sạch và giã nhuyễn cùng muối ta sẽ có loại muối ớt xanh làm gia vị chính cho món ăn.
Tôi có hỏi cô bé người gốc Phú Yên địa chỉ quán ăn nổi tiếng về món cơm chiên muối ớt xanh này thì mới hay ở đây quán nào cũng có. Nó không hẳn là kiểu đặc sản địa phương mà dân bản địa nơi đây thường giới thiệu với du khách như cơm gà, mắt cá ngừ đại dương, cháo hàu… Cơm chiên muối ớt xanh đối với tôi là người bạn vô tình gặp gỡ trên hành trình du lịch tới xứ hoa vàng cỏ xanh này. Người bạn ấy có dáng vẻ bình dị nhưng có nét lôi cuốn tiềm ẩn, tiếp xúc một lần là không thể nào quên.
Bản đồ ẩm thực: Bánh canh hẹ, đặc sản xứ Nẫu "đắm say lòng người"
Bên cạnh phong cảnh trữ tình, Phú Yên còn nổi tiếng với nét ẩm thực phong phú và độc đáo. Trong đó, bánh canh hẹ là một trong những món ngon trứ danh không thể bỏ lỡ nếu có dịp ghé thăm mảnh đất "hoa vàng trên cỏ xanh".
Ngoài bún bắp, cơm gà, bánh xèo nức tiếng gần xa thì bánh canh hẹ của Phú Yên cũng là điểm độc đáo mỗi khi nhắc về ẩm thực nơi đây. Ngày nay, món ăn này đã theo chân những người con xứ Nẫu du nhập vào nhiều tỉnh, thành trên cả nước và được đông đảo người yêu thích. Thế nhưng, bánh canh hẹ chỉ trọn vẹn khi thưởng thức tại Phú Yên với cái nắng, cái gió đặc trưng của mảnh đất vùng ven biển.
Dạo quanh các con đường thơ mộng ở Phú Yên vào bất kỳ thời gian nào, không khó để thực khách tìm thấy những hàng quán bán bánh canh hẹ từ bình dân đến cao cấp. Nhiều du khách đánh giá, đây là món ăn bình dị nhưng mang hương vị đậm đà.
Quả thật, để có một tô bánh canh hẹ, đòi hỏi người chế biển phải đặt hết sự tỉ mỉ, công phu trong từng sợi bánh canh, nước lèo cũng như các loại chả cá biển ăn kèm. Được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn hải sản phong phú, người dân Phú Yên không dùng xương heo hay thịt để nấu nước lèo như một số nơi khác mà nấu bằng cá biển. Chính vì thế, bánh canh hẹ nói riêng cũng như các món ăn của Phú Yên nói chung sẽ mang một vị ngọt tự nhiên, kèm chút dư vị biển khơi.
Giống như tên gọi, món ăn gây ấn tượng cho thực khách bởi một màu xanh mát của hẹ phủ kín cả tô. Việc thêm hẹ vào nhằm mục đích giảm mùi tanh của cá trong nước dùng và giúp món ăn thơm hơn.
So với những vùng khác ưa chuộng hành lá, người Phú Yên ưu tiên hẹ trong các món ăn của họ. Hẹ đã trở thành nguyên liệu không thể thiếu và là một nét đặc trưng khi nhắc đến ẩm thực xứ Nẫu.
Điểm khác biệt của loại hẹ trong bánh canh hẹ Phú Yên nằm ở chỗ mùi thơm và hình thức. Cụ thể, loại hẹ này nhìn xa như cỏ lá kim, xanh mướt và có mùi hương đặc trưng, nồng đậm hơn so với hẹ lá to ở miền Nam. Ngoài ra, miếng chả cá dai ngon làm từ cá biển được tuyển chọn kỹ lưỡng, ướp với gia vị, giã thật dai rồi chiên vàng cũng là sự độc đáo trong món bánh canh hẹ.
Hơn thế nữa, thực khách sẽ cảm thấy bất ngờ vì chỉ cần bỏ ra một mức chi phí nhỏ khoảng 10.000 đến 15.000 đồng là có ngay một tô bánh canh hẹ thơm ngon với đầy đủ nguyên liệu. Cách nấu bánh canh hẹ cũng không quá phức tạp, bất cứ ai cũng có thể thực hiện được nếu tìm được đầy đủ nguyên liệu.
Có dịp thưởng thức bánh canh hẹ tại một quán ăn (chủ quán người Phú Yên) nằm ở quận Tân Phú, người viết ngay lập tức bị "choáng ngợp" bởi màu xanh phủ kín tô và có chút ngần ngại để nếm thử.
Tuy nhiên, gắp một miếng bánh canh cùng chả cá và húp chút nước dùng lẫn hẹ, người viết hoàn toàn bị chinh phục bởi sự hài hòa đến bất ngờ trong hương vị của món ăn. Theo bà chủ chia sẻ, phần xương cá ninh với nước dùng đã được thay bằng xương heo và nêm nếm nhạt hơn, cho ít hẹ hơn để phù hợp với khẩu vị nhiều người.
Bản đồ ẩm thực: Mát lòng ba món ăn từ cá ồ ở xứ Nẫu Là vùng đất có những bãi biển hoang sơ, hải sản đa dạng, Phú Yên còn để lại ấn tượng trong lòng những thực khách sành ăn bởi món cá ồ bình dị, thanh mát. Cá ồ thuộc họ cá ngừ, kích thước cỡ cổ tay hoặc con lớn hơn thì bằng bắp tay người. Do có giá bán thấp (một con cá...