Bản đồ ẩm thực: Dân dã bánh tráng đập xứ Quảng Nam
Các bậc cao niên trú tại thành phố Hội An cho hay, món bánh tráng đập ở Quảng Nam không biết “di thực” từ đâu tới và xuất hiện lúc nào.
Song người dân nơi đây có thói quen và thích ăn bánh tráng đập cũng như mì Quảng từ bao đời. Phải kể từ miền trung du cho đến miệt đồng bằng, từ trẻ già, trai gái, cao sang, dân dã đều thích ăn bánh tráng đập.
Bánh tráng đập hay được mọi người dùng trong những ngày tết để thay đổi các món có nhiều chất béo mau ớn (ngán) như các loại thịt, cá… Ngay như phố cổ Hội An có nhiều món ăn Âu, Á, cao lương mỹ vị… nhưng du khách đến Hội An mà chưa thử qua bánh tráng đập thì xem ra vẫn còn chút “tiếc nuối”.
Bánh tráng đập Hội An trông có vẻ “nho nhã, phong lưu” hơn các vùng ở trung du miền núi với những chiếc bánh nhỏ và mỏng, hơi thanh. Ngược lại, ở khu vực nông thôn, người ta làm những chiếc bánh lớn, dày nhưng không kém phần khoái khẩu. Loại bánh dân dã này, ngoài để ăn chơi ra, bánh còn dùng cho nông dân lót dạ nửa buổi khi làm đồng, làm rẫy…
Video đang HOT
Bánh tráng đập gồm hai lớp, lớp bánh tráng nướng tương đối mỏng, đường kính khoảng 20cm, nướng có màu hơi vàng. Khi ăn, người bán trải trên bánh một lớp bánh tráng mỏng mềm và dẻo, có độ lớn tương đương và dùng cạnh bàn tay để đập xấp bánh này làm đôi, âm thanh từ cú “chặt” này nghe như tiếng “rốp” giòn tan, hoặc dùng tay xén nhẹ để bánh bể ra. Phần bánh tráng nướng vì giòn nên bị vỡ, phần bánh tráng mỏng kèm theo, có độ dẻo, mềm và dính nên giữ bánh tráng nướng lại, không bị rơi ra ngoài.
Bánh tráng đập Hội An được làm từ gạo “xuyệt” ở Điện Bàn nên bánh vừa trắng vừa dẻo. Người ăn như nếm trọn vẹn cái hương đồng cỏ nội hòa quyện vào hạt gạo quê, do người nông dân một nắng hai sương của vùng hạ lưu sông Thu Bồn sản xuất. Cư dân vùng Điện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn, Thăng Bình thường thoa lên bề mặt của bánh ướt một ít dầu phụng đã phi hành, tỏi hay củ nén thơm và bắt mắt.
Nhìn bánh tráng đập với hai loại bánh khô và ướt này xếp chồng lên nhau. Bánh tráng đập chấm với mắm nêm hoặc mắm cái chiên với dầu phụng mới ngon. Khi khử dầu, nhớ bỏ vào xoong vài tép tỏi, ít củ nén giã dập cho thơm, thêm chanh, bột ngọt, ớt bột… vào chén mắm. Người ăn từ từ bẻ miếng bánh khoảng hai ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng, nhai vừa giòn, vừa dẻo, vừa thơm.
Bánh tráng đập chỉ có ở những quán xập xệ ven đường làng, ngõ xóm, hoặc được các bà mẹ quê, quảy (gánh) đôi thúng nhỏ đi bán dạo trên các nẻo đường phố cổ. Khách ăn cũng không cần ngồi ghế, bàn sang trọng, chỉ cần một chỗ ngồi mát mẻ, sạch sẽ bên vệ đường, một tay vừa nắm bánh, vừa bưng chén mắm; tay kia vừa bẻ bánh, vừa chấm và đưa lên miệng ăn ngon lành. Món ăn tuy dân dã, giá bán bình dân nhưng được nhiều người ưa chuộng. Thưởng thức xong một vài cái bánh, khi miệng còn cay cay, uống một chén nước trà xanh bốc khói thì không còn gì thi vị bằng.
Bản đồ ẩm thực: Về Đại Lộc vấn vương tô mì lươn xứ Quảng
Qua các chuyến điền dã, chúng tôi nhận thấy có những vùng quê nước ta, khách lỡ đường thường khó kiếm được quán ăn.
Song, nếu đến các vùng quê huyện Đại Lộc (Quảng Nam) như các chợ Đại Phong, Đại Cường, Ái Nghĩa, Quảng Huế, Hà Nha... thì khỏi lo điều ấy bởi làng nào, chợ nào cũng có ít nhất là một vài quán bán mì Quảng vào buổi sáng hay bán cả ngày.
Vùng quê Đại Lộc là khu vực miền núi tiếp giáp với chân của rặng Trường Sơn hùng vĩ, địa hình có nhiều sông, ao, hồ, khe, suối, đầm bàu, hói... lý tưởng cho các loài thủy sản, nhất là loài lươn sinh sống. Đặc biệt, nơi đây có nhiều lươn vàng, thịt thơm, ngọt, dai với hương vị đậm đà, bổ dưỡng.
Theo các bậc cao niên, lươn có tính ôn, vị ngọt; công hiệu bổ khí, dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt; thích hợp với các chứng lao lực, ho hen, phong thấp đau nhức, thận hư... Lươn sống dưới bùn, nước, nơi "quê hương" của cây lúa, có gốc dưới bùn (thuộc âm) nhưng bông lúa trổ trên mặt nước (thuộc dương).
Món mì lươn ngoài thơm ngon, hấp dẫn ra, rất thuận theo thuyết "âm-dương" nên luôn mang đến sự hài hòa cho món ăn và mạnh khỏe cho người dùng. Thịt lươn có ưu điểm là thơm mềm, chỉ có xương sống và nhiều chất dinh dưỡng trở thành sự lựa chọn trong nhiều món ăn của người già và trẻ con.
Cách chế biến món mì lươn xứ này cũng lạ. Các bà mẹ quê thường chọn mua lươn vàng ở đồng còn sống, lớn hơn ngón tay cái, đem về bỏ trong xoong, cho vào một vốc muối, đậy nắp vung lại và xóc, lắc.
Khoảng 10 phút sau lươn chết, mang ra lấy vải nhám và nước cốt chanh vuốt cho sạch nhớt. Rồi rửa sạch cho vào nồi nấu với một ít nước khoảng 5 phút cho lươn vừa chín tới mang ra gỡ lấy thịt (bỏ xương, đầu ruột, gân máu) ướp với nghệ tươi, tiêu, ớt, nước mắm, bột nêm.
Khử dầu ăn với củ nén, tỏi cho thơm, đổ thịt lươn đã ướp vào xào nhẹ khoảng 5 phút thì cho thêm nước sôi đủ dùng vào nấu tiếp cho đến khi lươn chín trở thành nồi nước nhưn thơm ngon với nhiều màu sắc đặc trưng.
Khi thưởng thức, cho vào tô rau sống như bắp chuối, xà lách, tần ô, ngò, cải non mới hái trong vườn; trên rau, trải con mì còn hơi ấm, vừa dẻo vừa thơm mùi dầu phộng thứ thiệt. Sau đó chan nước nhưn lên cùng hành lá thái nhỏ với ít đậu phộng rang giã dập; bánh tráng nướng bóp bể nghe rôm rốp, kèm một trái ớt sừng trâu tươi, giòn.
Nhìn tô mì lươn vàng bắt mắt, chứa đựng mùi thơm nóng hổi phảng phất "hương đồng cỏ nội" của một vùng núi non hay miền trung du xứ Quảng. Ai đã một lần thưởng thức, ắt hẳn rằng chẳng thể nào quên. Đến các chợ quê vùng trung du xứ Quảng, các bà mẹ quê khi bán mì thường ngâm câu ca, thay cho lời mời nghe cũng hay hay, là lạ:
Bản đồ ẩm thực: Bê thui Cầu Mống, đặc sản trứ danh đất Quảng Nam Trong hành trình khám phá ẩm thực vùng miền, trên con đường thiên lý Bắc - Nam (quốc lộ 1A), chúng tôi đến địa danh Cầu Mống, thuộc xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam. Nơi đây có món đặc sản bê thui nổi tiếng cả nước, đã "quyến rũ" nhiều du khách phải dừng chân thưởng thức. Theo những bậc cao niên...