Bản đồ ẩm thực: Bánh tráng cuốn thịt heo hai đầu da đặc sản “vạn người mê” của đất Đà thành
Đến với Đà Nẵng, du khách không chỉ được tham quan nhiều địa danh nổi tiếng mà còn có cơ hội thưởng thức nét ẩm thực phong phú nơi đây. Đặc biệt, món bánh tráng cuốn thịt heo “ở giữa là thịt, hai đầu là da” khiến ai nấy cũng phải lưu luyến khi thưởng thức.
Đà Nẵng là địa điểm lý tưởng dành cho những người thích du lịch và khám phá cũng như đam mê thưởng thức các món ăn ngon. Bánh tráng cuốn thịt heo hai đầu da là món ăn dân dã, mộc mạc của người Đà Nẵng nhưng dành được tình cảm yêu mến của du khách trong và ngoài nước nhờ hương vị, hình thức độc đáo.
Cũng giống nem cuốn ở miền Bắc hay gỏi cuốn ở miền Nam nhưng điểm độc đáo của món ăn nằm ở đĩa thịt heo luộc với hai đầu là lớp da mỏng, kèm theo chút mỡ và thịt nạc ở chính giữa. Dù cách làm không quá phức tạp, món ăn này lại rất khắt khe trong khâu chọn nguyên liệu. Do đó, thưởng thức miếng bánh cuốn cùng thịt heo mềm thơm, rau sống thanh mát, chấm cùng mắm nêm đậm đà tạo nên sự lan tỏa mùi vị trên đầu lưỡi.
Để có được đĩa thịt heo hai đầu da nhìn đẹp mắt, đạt tiêu chuẩn, đòi hỏi người đầu bếp phải thật cẩn thận và khéo léo. Theo đó, phần thịt dùng để chế biến là thịt đùi gọ (phần thịt mông đùi sau của heo). Lúc luộc thịt, cần giữ lửa thật chuẩn để thịt chín tới, phần mỡ được trong. Sau khi luộc, thịt được cắt thành những lát không quá dày hoặc mỏng, rộng khoảng 3-5cm và dài khoảng 10-15cm. Lát thịt phải đảm bảo còn hai lớp mỡ da ở hai đầu. Đây cũng là lý do vì sao món ăn lại có tên gọi này.
Thịt heo hai đầu da thơm ngon hơn khi dùng kèm mì lá. Ảnh: Ẩm thực Trần
Món bánh cuốn thịt heo hai đầu da ngon nhất khi ăn kèm với mì lá (một loại bánh mỏng, làm từ bột gạo, tựa tựa như da bánh ướt) và bánh đa nướng. Rau ăn kèm gồm xà lách, rau thơm, chuối chát, dưa leo, giá đỗ… không khó kiếm nhưng yêu cầu rau thật tươi và non để không lấn át hương vị của thịt heo.
Video đang HOT
Bí quyết cuối cùng để món ăn mang đậm hương vị miền Trung chính là chén mắm nêm thơm nồng, có chút the the của ớt khiến thực khách phải xuýt xoa. Mắm nêm được làm từ những con cá cơm tươi ngon và được pha chế với tỏi, ớt xanh, chanh khiến mắm không hề tanh mà rất dậy mùi.
Cuộn bánh có đẹp, có chắc tay hay không phụ thuộc lớn vào sự khéo tay của mỗi thực khách. Khi thưởng thức, thực khách trải bánh tráng trên bàn tay, xếp mì lá, bỏ thêm rau ăn kèm, bánh đa bẻ nhỏ rồi thịt heo hai đầu da, cuốn thật chắc để các nguyên liệu không bị rơi ra. Sự dai dai của bánh tráng, mềm của mì lá, vị thanh mát của các loại rau, chất ngọt và béo của miếng thịt mỡ, vị mặn và cay nồng của mắm nêm, tạo nên một món ngon khó thể chối từ.
Không sai khi nói bánh tráng cuốn thịt heo hai đầu da là đại diện cho tinh hoa ẩm thực của thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Ghé thăm Đà Nẵng, không khó để tìm một quán bánh tráng thịt heo nhưng quán Trần được nhắc đến nhiều nhất bởi những món ăn của quán được chế biến đúng chuẩn hương vị đặc trưng của đất Đà thành. Ngoài ra, du khách có thể tham khảo những món ngon hấp dẫn khác khi đến với Đà Nẵng như mì quảng, bún cá thu, cơm gà…
Đặc sản vùng Pleiku Gia Lai - Phở hai tô, bò một nắng chấm muối kiến vàng
Pleiku (Gia Lai) hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, khí trời trong lành và đặc biệt là nền ẩm thực phong phú, độc đáo rất riêng.
Trong các món ăn khi đến phố núi này phải kể đến phở hai tôi, bò một nắng chấm muối kiến vàng độc đáo.
Phở hai tô ở Gia Lai
Phở hai tô, hay còn gọi là phở khô là món ăn nhiều người tò mò, thắc mắc khi đến phố núi Pleiku, Gia Lai. Khác với các món phở quen thuộc như phở nước, phở xào, phở chiên hay phở cuốn, khi bạn gọi phở khô sẽ được chủ quán dọn ra 2 tô cùng một đĩa kèm chén nước chấm. Một tô đựng bánh phở, tô còn lại là nước dùng. Có hai loại quen thuộc như phở khô gà hoặc phở khô bò.
Nếu gọi phở khô gà, người ta sẽ bày thịt hoặc lòng gà xé hay xắt nhỏ lên bánh phở ở tô thứ nhất, rưới lên phía trên là thịt heo bằm nhỏ hoặc tóp mỡ. Còn nếu ăn với thịt bò tái, xương heo, bò viên thì các thành phần này nằm trong tô thứ hai.
Món phở được phục vụ bằng hai tô độc đáo ở phố núi. Ảnh Foody
Điểm khác biệt ở đây là bánh phở có vị dẻo dai, sợi nhỏ, làm từ bột gạo nhưng do cách chế biến mà khi trụng vào nước sôi, phở không bị mềm nát và rất dai, thơm ngon.
Bạn sẽ thích thú bởi tô phở được dọn ra nóng hổi với lớp bánh phở trắng, được bày biện phía trên bởi một lớp thịt được chế biến đậm đà. Quyết định đến độ ngon của bát phở trộn này chính là phần nước lèo. Nước được ninh từ xương ống, thịt bò, thịt gà, gân bò... ninh liu riu trên bếp lửa nên rất ngọt và trong.
Phở khô Gia Lai cũng có cách ăn riêng, phải đúng kiểu mới cảm nhận được hết cái ngon của món ăn. Bạn có thể gia giảm độ mặn nhạt bằng tương nâu làm từ đậu nành và đường vàng cùng xì dầu tùy vào cảm nhận của mỗi thực khách. Rau ăn kèm với phở khô cũng đơn giản chỉ có xà lách, húng quế và giá.
Bò một nắng chấm muối kiến vàng
Đến Gia Lai, bạn cũng không thể bỏ qua món bò một nắng chấm muối kiến vàng lừng danh. Món ăn này hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon, đậm đà mùi sả. Để làm món này, người ta phải chọn thịt bò ngon, bò được nuôi thả rông trên núi quan năn chỉ ăn cây cỏ.
Bò một nắng là món ăn bạn nhất định nên thử khi đến Gia Lai. Ảnh: I.T
Thịt sau khi tẩm ướp với gai vị, sả được phơi nắng một ngày cho đến khi có màu nâu đỏ. Thịt bò khi ăn chỉ cần đưa lên bếp than hoa nướng sơ qua để cho thịt không quá khô, giữ được độ ngọt, dai. Món ăn không thể thiếu được muối kiến vàng, được chế biến từ loại kiến vàng sống trên cây rừng. Kiến được rang lên trên chảo nóng già cùng với loại lá é thơm thơm.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị thơm thơm của sả, vị béo, hăng của kiến vàng và mùi thơm đặc trưng từ lá é lan tỏa trong vòm miệng, khó lòng quên được.
Thịt gác bếp- Dư vị của mùa xuân Mảnh đất Tây Bắc xinh đẹp được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều điều độc đáo riêng. Cảnh quan tươi đẹp, con người chân tình cùng ẩm thực phong phú đã níu chân, núi lòng người phương xa. Riêng về văn hóa ẩm thực, quả thật sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến các món thịt gác bếp thơm lừng....