Ban đại diện cha mẹ HS hết quyền thu tiền
Tình trạng “xé rào” để thu tiền núp bóng dưới các hình thức thu tự nguyện, đóng góp, ủng hộ dưới sự bảo trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh đã diễn ra nhiều năm bất chấp những quy định khá rõ ràng của Bộ GDĐT.
Năm học này, để dẹp việc “xé rào”, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư 29/2012 hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng các khoản thu và tài trợ tại các cơ sở GD.
Ông Bùi Hồng Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD ĐT) cho biết: “Với Thông tư này, Ban đại diện cha mẹ học sinh không có quyền và trách nhiệm thu tiền học, các khoản đóng góp cho nhà trường dưới bất kỳ hình thức nào”.
Ban đại diện cha mẹ học sinh hết quyền thu tiền. Ảnh minh họa
Cũng theo ông Quang, các trường không được coi huy động đóng góp của phụ huynh là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục cũng như không quy định mức tài trợ cụ thể với từng phụ huynh.
“Trường nào nhận được nhiều tài sản tài trợ sẽ bị giảm đầu tư ngân sách để ưu tiên cho những trường khó khăn hơn. Đặc biệt, nếu trường vi phạm như ép phụ huynh đóng tiền trái quy định sẽ kỷ luật nghiêm khắc hiệu trưởng trường đó” – ông Quang khẳng định.
Video đang HOT
Ông Đặng Như Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: “Ngoài việc công khai và khống chế các khoản thu, cần có sự giám sát của các tổ chức xã hội, sự can thiệp mạnh của UBND các cấp tại địa phương về việc sử dụng các khoản thu chi trong trường học”.
Cũng theo ông Lợi, mỗi trường học cần có một hộp thư góp ý do lãnh đạo địa phương quản lý để phụ huynh, học sinh, kể cả giáo viên có thể đóng góp ý kiến của mình mà không cần công khai danh tính. Xử lý mạnh tay các vi phạm là điều kiện tiên quyết để ngăn chặn tình trạng này.
Về phía các tỉnh, sự chấn chỉnh “xé rào” cũng bắt đầu được thực hiện. Cụ thể, tại Trường THCS và THPT Lê Hồng Phong (TP.Sóc Trăng), đầu năm học này, ngoài tiền học phí thu theo quy định, BGH trường còn thu thêm tiền phí quản nhiệm ở học sinh lớp 12 với mức đóng 120.000 đồng/năm học.
Lý giải tiền này, Hiệu trưởng Phạm Ngọc Phụng cho rằng: “Tiền phí quản nhiệm đã được phụ huynh học sinh đồng ý nên trường thu”. Còn các khoản thu khác, Hiệu trưởng Phạm Ngọc Phụng mong muốn “phụ huynh chia sẻ và hợp tác với trường vì trường kinh phí eo hẹp, Ban đại diện cha mẹ học sinh đã thống nhất thu các khoản này rồi”.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Giám đốc Sở GDĐT Sóc Trăng đã có Công văn số 1570/SGDĐT-KHTC yêu cầu các trường trên địa bàn không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh. Không được tổ chức thu các khoản ngoài quy định bằng cách lợi dụng danh nghĩa những khoản đóng góp thỏa thuận. Với những trường có thực hiện thu sai quy định, Sở yêu cầu: “Xem xét hoàn trả và xin lỗi cha mẹ học sinh số tiền đã thu của năm học 2012-2013 ngay sau khai giảng năm học”.
Theo dân việt
Đặt mức trần cho khoản thu thỏa thuận
Với nỗ lực hạn chế tiêu cực trong các khoản thu ở trường học, Hà Nội đã đưa ra mức trần đối với khoản thu thỏa thuận. Đồng thời với khoản thu tự nguyện, mọi hình thức ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp của phụ huynh cũng là vi phạm pháp luật.
Thu thỏa thuận không quá 150.000 đồng
Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ cho biết, căn cứ vào nhu cầu thực tế từ các cơ quan quản lý giáo dục quận, huyện và một số cơ sở giáo dục công lập, Sở đã chính thức đưa ra hướng dẫn thực hiện các khoản thu khác ngoài học phí trong trường công lập.
Như vậy trong năm học này, các trường công lập sẽ được thu thành 3 khoản ngoài học phí theo quy định của thành phố bao gồm thu hộ, thu thoả thuận và thu tự nguyện.
Ngoài tiền ăn hàng ngày với học sinh bán trú thì các trường công lập chỉ được thu không quá 150.000/học sinh/tháng
Điểm mới đáng chú ý về quy định thu chi năm nay so với các năm học trước của Hà Nội, theo bà Nguyễn Ngọc Diệp, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT là việc đưa ra mức trần quy định các khoản thu thỏa thuận đối với các trường học để căn cứ vào đó, tùy tình hình thực tế, các trường sẽ đưa ra mức thu riêng. "Đây là những khoản thu đóng góp được thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi dạy học sinh.
Các trường có văn bản thỏa thuận tới từng cha mẹ học sinh về nội dung chi, mức thu với nguyên tắc thu đủ chi trên tinh thần tự nguyện và có sự thống nhất trong ban giám hiệu nhà trường" - bà Nguyễn Ngọc Diệp cho biết.
Theo đó, ngoài tiền ăn hàng ngày với học sinh bán trú là do thỏa thuận với cha mẹ học sinh thì các trường công lập chỉ được thu không quá 150.000 đồng/học sinh/tháng ở các bậc học từ mầm non tới THCS đối với tiền chăm sóc bán trú nhằm bồi dưỡng cho người trực tiếp chăm sóc, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ công tác bán trú.
Trang thiết bị phục vụ bán trú như giường chiếu, chăn, khăn mặt, bát đĩa... không được thu quá 150.000 đồng/học sinh/năm học. Với học sinh học 2 buổi/ngày, mức trần ở bậc tiểu học là 100.000 đồng/tháng và THCS là 150.000 đồng/tháng. Đây là khoản thu cho việc bồi dưỡng giáo viên trực tiếp tham gia dạy 2 buổi/ngày, bồi dưỡng cán bộ quản lý, tăng cường cơ sở vật chất, điện nước, vệ sinh... phục phụ hoạt động học 2 buổi/ngày. Riêng bậc mầm non có thêm khoản thu học phẩm là vở, học liệu giúp trẻ tham gia các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới với mức trần là 150.000 đồng/trẻ/năm học.
Thu tự nguyện - ép buộc hay chia bình quân đều vi phạm
Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ, trong điều kiện ngân sách nhà nước chưa đáp ứng hết các nhu cầu nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học của các trường, giải pháp đặt ra chính là việc huy động nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh.
"Giải pháp này chỉ thực sự có ý nghĩa khi được sự nhất trí trên tinh thần tự nguyện của các đối tượng tham gia đóng góp. Ép buộc theo bất kỳ hình thức nào hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh là vi phạm pháp luật" - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết.
Để các khoản thu này phục vụ đúng mục đích và tính chất, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường cần lập kế hoạch công việc và dự trù kinh phí chi tiết trước khi vận động thu. Các trường sẽ phải niêm yết công khai ít nhất một tuần để tiếp thu các ý kiến đóng góp. Ngoài ra, để tăng cường sự quản lý, tránh phát sinh các khoản thu không hợp lý, Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các trường chỉ được tiến hành vận động sau khi báo cáo và có được sự đồng ý của cơ quan quản lý trực tiếp.
Đối với việc thu và sử dụng khoản thu tự nguyện, các trường bị nghiêm cấm việc đưa ra các khoản đóng góp như điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục và không được quy định mức đóng góp cụ thể để ép buộc các đối tượng tham gia đóng góp. Bên đóng góp cũng không được gắn bất cứ điều kiện ràng buộc nào về quyền lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đóng góp cho nhà trường.
Cũng theo yêu cầu của Sở GD-ĐT, các khoản thu ngoài học phí phải được hạch toán riêng theo từng khoản thu, không được dùng khoản thu này để điều chuyển hoặc chi cho nội dung, mục đích khác.
Theo ANTĐ
Công bố các mức thu ở trường học Không được bình quân hoá hoặc ép buôc các khoản đóng góp tự nguyên Sẽ kiêm tra đôt xuât thu, chi ở nhiêu trường tiêu học, mâm non Ngày 13/9, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biêt, Sở vừa có văn hướng dẫn tạm thời thực hiện các khoản thu ngoài học phí trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2012-2013....