Bạn đã biết cách ăn rau và trái cây an toàn?
Một chế độ ăn uống với nhiều rau xanh và trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng đôi khi rau và trái cây có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu không được trồng với quy trình sản xuất an toàn.
Vì vậy, bạn cần lựa chọn và chế biến chúng một cách an toàn.
1. Nguy cơ ngộ độc từ rau quả
Rau xanh và trái cây là một phần quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tim, đột quỵ và có thể ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi còn giúp bạn kiểm soát cân nặng.
Nhưng các loại rau và trái cây có thể bị nhiễm vi trùng, vi khuẩn có hại như: Norovirus, Salmonella, Listeria và Cyclospora.
Rau tươi và trái cây và có thể bị ô nhiễm ở bất cứ đâu trong suốt hành trình từ trang trại đến bàn ăn, kể cả ô nhiễm chéo trong nhà bếp.
Vi trùng có thể làm ô nhiễm các loại rau xanh ở nhiều thời điểm trước khi chúng được chế biến thành món ăn của bạn. Chúng có thể bị ô nhiễm từ phân động vật dùng để tưới rau; trong đất trồng; trong cơ sở đóng gói và chế biến; trong xe vận chuyển đến cửa hàng hoặc từ bàn tay chưa rửa của người chế biến thực phẩm, trong tủ lạnh và trong nhà bếp.
Rau và trái cây có thể bị nhiễm vi trùng gây ngộ độc thực phẩm.
Ăn rau mầm sống cũng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đó là bởi vì các điều kiện ấm áp, ẩm ướt cần thiết để phát triển rau mầm là điều kiện lý tưởng để vi trùng sinh sôi.
Việc rửa không loại bỏ được tất cả vi trùng vì chúng có thể bám vào bề mặt của lá và trái cây, thậm chí xâm nhập vào bên trong. Vì vậy, nếu ăn rau chưa nấu chín bị ô nhiễm có thể bị ngộ độc.
2. Cách ăn rau và trái cây an toàn
2.1. Lựa chọn rau và trái cây
- Chọn các loại rau và trái cây không bị thâm tím hoặc hư hỏng. Cần đảm bảo rằng bất kỳ sản phẩm chế biến sẵn như: salad đóng túi, rau cấp đông cần được bảo quản lạnh đúng quy trình an toàn thực phẩm.
- Để tách riêng rau quả khỏi các sản phẩm khác như: thịt sống, gia cầm, hải sản, trứng trong giỏ hàng và trong tủ lạnh.
- Bảo quản rau và trái cây, bao gồm cả sản phẩm đã được cắt và đóng gói sẵn trong tủ lạnh.
- Rửa sạch đồ dùng, thớt và bề mặt bếp sau mỗi lần sử dụng. Sử dụng thớt và dụng cụ riêng biệt cho các sản phẩm rau quả và và thực phẩm sống từ động vật, chẳng hạn như thịt, gia cầm và hải sản.
- Nấu chín kỹ hoặc vứt bỏ bất kỳ sản phẩm nào đã tiếp xúc với thịt sống, gia cầm hoặc hải sản.
Video đang HOT
- Loại bỏ lớp lá bên ngoài từ đầu của rau diếp và bắp cải. Cắt bỏ các bộ phận bị dập nát hoặc hư hỏng.
Để tách riêng rau quả trong tủ lạnh.
2.2. Rửa sạch dưới vòi nước chảy
Thực phẩm an toàn nhất được nấu chín, tiếp theo là rửa sạch.
Không có phương pháp rửa nào loại bỏ hoàn toàn tất cả vi trùng. Nhưng cách tốt nhất để rửa rau xanh và trái cây là rửa dưới vòi nước chảy.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc rửa kỹ nông sản tươi dưới vòi nước đang chảy sẽ loại bỏ một số vi trùng và bụi bẩn. Bạn cần rửa kỹ rau và trái cây và rau quả dưới vòi nước chảy, ngay cả khi bạn không định ăn vỏ. Vi trùng trên vỏ có thể xâm nhập vào bên trong trái cây và rau khi bạn cắt chúng.
Lau khô trái cây hoặc rau củ bằng khăn giấy sạch.
Lưu ý: Không rửa rau và trái cây bằng xà phòng, chất tẩy rửa. Không sử dụng dung dịch tẩy trắng hoặc các chất khử trùng khác để rửa sản phẩm.
Cách tốt nhất là rửa rau quả dưới vòi nước chảy.
2.3. Nấu chín
Nên nấu chín rau. Đặc biệt đối với rau mầm cần nấu kỹ để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm vì ăn rau mầm sống có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm do Salmonella, E. coli hoặc Listeria.
2.4. Đối với các loại rau ăn sống
Nếu muốn sử dụng rau sống, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Rửa tay bằng xà phòng và nước trước và sau khi chuẩn bị rau xanh.
- Loại bỏ các lá bên ngoài và những lá bị rách hoặc dập nát.
- Rửa sạch rau dưới vòi nước chảy và dùng tay vò nhẹ lên bề mặt lá.
- Không ngâm các loại rau có lá trong bồn chứa đầy nước. Chúng có thể bị nhiễm vi trùng trong bồn rửa. Sự ô nhiễm từ một lá có thể lây lan qua nước sang các lá khác.
Không ngâm các loại rau có lá trong bồn chứa đầy nước.
Bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm, nhưng nhóm người sau đây dễ có nguy cơ bị ngộ độc và ngộ độc nặng hơn là: Người từ 65 tuổi trở lên; Trẻ em dưới 5 tuổi; Phụ nữ mang thai; Những người có vấn đề về sức khỏe hoặc dùng các loại thuốc làm giảm khả năng chống lại vi trùng và bệnh tật của cơ thể (suy giảm miễn dịch) như: người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh gan, thận, HIV hoặc ung thư. Vì vậy, với những đối tượng này, bạn cần thực hiện kỹ các bước lựa chọn và chế biến rau và trái cây an toàn để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Những thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi đẹp mắt, giàu dinh dưỡng
Dù bận rộn với công việc nhưng ngày nào chị Phan Thị Vân (TP.HCM) cũng dậy từ 6h sáng để chuẩn bị những bữa ăn dặm hấp dẫn cho con.
Chị Phan Thị Vân là một nhân viên văn phòng khá bận rộn nhưng chị vẫn luôn chú ý dành thời gian nấu nướng đủ một ngày ba bữa cho bé Sữa (10 tháng tuổi).
Bé Sữa 10 tháng tuổi là con trai chị Vân.
"Công việc của mình khá bận rộn, vợ chồng mình cũng chưa có nhà riêng nên cả hai vợ chồng càng phải cố gắng làm việc nhiều hơn. Tuy thế, với mình, việc chăm sóc con cũng là việc rất quan trọng nên dù có bận đến mấy mình cũng phải cố gắng là người mẹ chỉn chu", chị Vân nói.
Khi bé Sữa đến tuổi ăn dặm, chị Vân chọn phương pháp ăn dặm kết hợp ăn cháo truyền thống và ăn dặm BLW. Chị cho rằng phương pháp này sẽ giúp con vừa đủ dinh dưỡng vừa rèn luyện ăn thô sớm để chủ động hơn trong việc ăn uống.
Chị Vân cho con ăn theo phương pháp BLW vào bữa tối khi chị có nhiều thời gian hơn.
Còn bữa trưa khi bà ngoại ở nhà thì chị Vân nhờ bà cho con trai ăn cháo cho đủ dinh dưỡng.
"Để làm những món ăn hấp dẫn và bài trí đẹp mắt, mình luôn chú ý trong thực đơn mỗi ngày của con đều có chất xơ, tinh bột, đạm, canh, trái cây và các món ăn phụ dinh dưỡng như sữa chua, váng sữa, pudding,...
Mình sắp xếp các bữa ăn có rau xanh, trái cây chín để trình bày lên khay ăn dặm thật bắt mắt, điều này cũng giúp cho con hứng thú hơn trong lúc ăn.
Tất cả đồ ăn mình chuẩn bị cho con đều không nêm gia vị mặn, ngọt, chỉ sử dụng các gia vị như bột hành, bột tỏi, bột sả, dầu điều để các món đẹp mắt hơn", chị Vân chia sẻ.
Bà mẹ trẻ cố gắng trình bày khay đồ ăn thật bắt mắt.
Con trai chị Vân rất hứng thú trong mỗi bữa ăn.
Ngày nào cũng thế, chị Vân dậy từ 6h sáng để có thời gian chuẩn bị đồ ăn dặm cho con. Sau khi sơ chế, nấu chín hoặc xay nhuyễn, chị chia thức ăn vào các hộp nhỏ và cất vào tủ lạnh để thuận tiện lấy ra từng bữa nấu lại cho con ăn.
Bà mẹ trẻ lên sẵn thực đơn từng bữa cho con trai theo nguyên tắc không trùng lặp để con cảm nhận được hương vị đa dạng của thức ăn.
Chị Vân tâm sự, đôi khi chị cũng thấy việc chuẩn bị đồ ăn có chút vất vả nhưng hễ nhìn thấy con ăn vui vẻ là chị lại có động lực để vào bếp.
Cùng tham khảo những thực đơn đẹp mắt mà bà mẹ 9X Sài Gòn làm cho con trai nhé:
Cách làm kem cocktail vị chua ngọt mới lạ mát lạnh cực mê Bạn là tín đồ thích các món kem chua ngọt, mát lạnh thì chắc hẳn không nên bỏ qua cách làm kem cocktail với vị ngon mới lạ mà bạn ăn thử là sẽ mê ngay. Nguyên liệu làm Kem cocktail Trái cây cocktail đóng hộp 120 gr All purpose cream 250 ml (hoặc whipping hay heavy cream) Sữa đặc 390 gr Dụng...