Bạn có thuộc nhóm 7 người dễ bị đột quỵ nhất dưới đây không?
Đột quỵ là căn bệnh gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới sau tim mạch, ung thư. Vậy đâu là những người dễ bị mắc đột quỵ? Tìm hiểu xem mình có nằm trong số những đối tượng này không qua bài viết dưới đây nhé!
Đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương khi mất đột ngột lưu lượng máu tới não do tắc mạch (nhồi máu não) hoặc vỡ mạch (xuất huyết não), dẫn tới giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, hôn mê, rối loạn trí nhớ… và có thể tử vong.
Báo động về căn bệnh đột quỵ:
Theo thống kê của Hội Đột quỵ Hoa Kỳ, cứ mỗi 45 giây có 1 người đột quỵ và cứ 3 phút có 1 người tử vong do đột quỵ trên thế giới.
Ở Việt Nam, căn bệnh đột quỵ cũng đang là vấn nạn đáng lo ngại.
Theo con số thống kê năm 2015, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó đã tử vong, 90% trong số người sống sót phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động.
Trong 3 năm trở lại đây, số người phải nhập viện vì đột quỵ có chiều hướng gia tăng từ 1,7 – 2,5%. Nghiêm trọng hơn, độ tuổi bị đột quỵ đang trẻ hóa, từ 50 – 60 tuổi hạ xuống còn 40 – 45 tuổi.
Ngoài ra, ở một thống kê khác, số lượng bệnh nhân tàn tật về đột quỵ có xu hướng tăng mạnh (chiếm 90%) với những di chứng nặng nề như liệt nửa người, liệt chân tay, viêm phổi, co cứng gân cơ, suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần dạng trầm cảm…
Những ai dễ bị đột quỵ?
Người thường xuyên bị stress, căng thẳng: Căng thẳng công việc, thường xuyên làm việc trên 55 giờ mỗi tuần làm tăng nguy cơ đột quỵ lên khoảng 33% – theo kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet (Anh). Chúng ta cần có kế hoạch sắp xếp công việc hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể lấy lại năng lượng, tránh tình trạng căng thẳng quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ đột quỵ.
Lạm dụng rượu, bia thuốc lá và các chất kích thích khác: Uống nhiều rượu khiến nguy cơ đột quỵ tăng 34% – theo khảo sát vừa công bố trên tạp chí Stroke. Bạn nên hạn chế bia rượu, bỏ thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.
Video đang HOT
Thường xuyên bị đau đầu, đau nửa đầu: 40% trường hợp đột quỵ liên quan trực tiếp đến đau đầu – theo nghiên cứu của trường Đại học Y khoa hoàng gia Luân Đôn (Anh). Nếu như thường xuyên bị đau đầu hoặc cơn đau dữ dội, kéo dài… bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác. Nên kiểm soát tốt tình trạng đau đầu của mình để tránh những biến chứng nghiêm trọng, trong đó có đột quỵ.
Mất ngủ mãn tính, rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ngủ không sâu giấc): Nhưng người ngu dươi 5 tiêng môi đêm thi nguy cơ đột quỵ tăng tơi 83% so với nhom ngươi ngủ đủ 7-8 giơ/ngày – theo nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Y khoa Icahn (ISM) tai hôi nghi thương niên cua Hiêp hôi Cao huyêt ap My. Nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ hoặc đi khám và điều trị nếu như bạn mắc chứng mất ngủ kéo dài.
Bị huyết áp cao, béo phì, tim mạch, tiểu đường: Huyết áp cao tăng nguy cơ đột quỵ lên 4-6 lần. Tiểu đường làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 3 lần – theo PGS.TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM. Những bệnh nhân này cần được sử dụng thuốc đều đặn và kiểm tra định kì để kiểm soát ổn định các tình trạng bệnh lý nguy cơ này.
Trên 50 tuổi: Các nghiên cứu của Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Nhân Dân 115 và Viện Nghiên cứu y – dược học lâm sàng 108 cho thấy đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuổi càng cao nguy cơ bị đột quỵ càng lớn, từ 50 tuổi trở lên chiếm 83,03% ca đột quỵ. Người cao tuổi nên đi khám định kì và tầm soát xác định nguy cơ để có biện pháp phòng ngừa và chẩn đoán sớm đột quỵ.
Di truyền: Những người có bố mẹ hoặc anh chị em đã từng bị đột quỵ thì cũng có nguy cơ dễ bị đột quỵ hơn những người khác. Nếu như người thân bị đột quỵ ở độ tuổi càng trẻ thì nguy cơ này càng cao.
Làm gì khi bị đột quỵ?
Việc phải làm ngay khi gặp người đột quỵ là sơ cứu cho họ. Trước tiên, cần đỡ bệnh nhân để họ khỏi bị té ngã, chấn thương. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, nếu bệnh nhân nôn ói thì lấy hết đàm nhớt cho họ dễ thở. Sau đó, lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện chữa trị, tránh vận chuyển xa vì có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc bất kỳ thuốc nào. Không chờ bệnh nhân tự hồi phục, không cạo gió, cúng vái…
Trước đây, bệnh nhân đột quỵ thường được bác sĩ điều trị bằng nhóm thuốc chống tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Những nhóm thuốc này có tác dụng cao trong phòng ngừa huyết khối nhưng dễ dẫn đến biêế chứng. Sau đó, nhóm thuốc tiêu huyết khối đã được đưa vào điều trị khá phổ biến, nhóm này khắc phục được tình trạng tắc nghẽn ở mạch máu não khi cơn đột quỵ mới xuất hiện, nhưng giá lại khá cao (gần 20 triệu đồng/ mũi), đồng thời, cũng dễ gây biến chứng chảy máu não.
Ngày nay, các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đang được sử dụng rộng rãi do có ưu điểm là không gây tác dụng phụ, hiệu quả điều trị và phòng ngừa tốt, ít tốn kém chi phí. Trong đó, điển hình là Nattospes. Sản phẩm này có thành phần chính từ Nattokinase – enzym chiết xuất từ đậu tương lên men, giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa đột quỵ, cải thiện di chứng và ngăn bệnh tái phát. Nattospes đã được nghiên cứu tại các bệnh viện nổi tiếng như BV TƯ Quân đội 108, BV Quân y 103 – Hà Đông, BV Bạch Mai và nếu nhận được sự hài lòng của bác sĩ cũng như bệnh nhân sử dụng.
Bên cạnh uống Nattospes hàng ngày, những người mắc các bệnh nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch… cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, theo dõi sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu của đột quỵ.
Theo www.phunutoday.vn
Những triệu chứng đông máu có thể dẫn đến đột quỵ mà bạn không nên phớt lờ
Dưới đây là những biểu hiện của cơ thể mà bạn nên lưu ý để sớm biết được tình trạng máu đông đang xảy ra trong cơ thể.
Thông thường, máu đông chỉ là hiện tượng vô hại và xảy ra để ngăn chặn cơ thể đang chảy máu quá nhiều (như khi bạn bị đứt tay). Tuy nhiên, khi cục máu đông hình thành trong các khu vực nhất định của cơ thể, như tim hoặc phổi của bạn, chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Khi một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, nó được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Những cục máu đông DVT thường tự biến mất, nhưng có thể đe dọa đến tính mạng nếu chúng di chuyển đến nơi khác trong cơ thể như phổi (còn gọi là thuyên tắc phổi), hoặc đến tim có thể gây đột quỵ hoặc đau tim.
Không phải lúc nào cũng dễ dàng phát hiện hiện tượng máu đông, nhưng chúng cũng có một số triệu chứng cụ thể. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh máu đông mà bạn nên lưu ý để sớm biết được tình trạng đang xảy ra trong cơ thể.
Chân hoặc tay bị sưng một bên
DVT làm cho một chân trông sưng hơn bên còn lại và thường thấy là dưới đầu gối. Đó là bởi vì khi một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, máu không thể cung cấp đến tim và áp lực gây ra sẽ lây lan đến các mô trong chân của bạn. Theo đó, một bên chân của bạn sẽ lớn hơn một cách đáng chú ý.
Chân hoặc tay có màu đỏ và ấm khi chạm vào
Việc giảm lưu lượng máu từ chân tay trở lại tim làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, đẩy máu vào các mô khác của bạn và gây ra hiện tượng viêm và đỏ. Khi chân của bạn thường xuất hiện màu đỏ, mặc dù là đỏ toàn bộ hay chỉ là những đốm loang lổ và ấm hơn các bộ phận khác thì có lẽ bạn vẫn có thể gặp phải hiện tượng máu đông rồi đấy.
Tim đập nhanh và khó thở
Nhịp tim tăng nhanh đột biến là hiện tượng phổ biến nhất của tình trạng máu đông. Đôi khi chúng còn dẫn đến triệu chứng của thuyên tắc phổi (PE) khi cục máu đông đã di chuyển đến phổi. Để bù đắp oxy khi cục máu đông làm tắc nghẽn phổi, tim bạn sẽ đập nhanh hơn để oxy bơm vào cơ thể. Khi đó, nhịp tim của bạn sẽ lớn hơn 100 nhịp mỗi phút trong khi bình thường chỉ trong khoảng 60 - 100 nhịp mỗi phút.
Đau chân
Áp lực gây ra ở chân khiến bạn không thoải mái là một triệu chứng máu đông thông thường do viêm. Đặc biệt, bạn sẽ thấy đau đớn hơn khi đang đi bộ. Cơn đau trở nên tồi tệ theo thời gian nếu cục máu đông ngày càng lớn. Bắt đầu sẽ là tình trạng chuột rút và tiếp theo đó là đau nhói kéo dài.
Đau ngực
Trong một số trường hợp của thuyên tắc phổi là bạn có thể cảm thấy đau ngực đột ngột và đau hơn nếu bạn hít một hơi thật sâu hoặc ho. Điều quan trọng cần lưu ý là cảm giác này khác với đau ngực do cơn đau tim gây ra. Chúng khiến bạn cảm thấy khó thở và nặng nề do áp lực đè nén.
Ho ra máu
Một cục máu đông có thể dẫn đến viêm và tích tụ dịch trong phổi, từ đó khiến bạn ho ra máu. Nếu bạn có những triệu chứng đau ngực, tim đập nhanh như bên trên và có hiện tượng ho ra máu thì bạn nên đến ngay bác sĩ để kiểm tra xem tình trạng máu đông trong cơ thể đang nghiêm trọng ở mức nào.
Nguồn: Womenshealthmag
Theo Helino
Tắm nước nóng ngăn ngừa nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ Người ta tin rằng việc ngâm trong bồn nước nóng làm thay đổi lưu lượng máu từ chân và bụng đến tim, đồng thời nhiệt độ cao có thể làm giảm huyết áp. Ngâm trong bồn tắm nước nóng 5 lần mỗi tuần tốt cho tim, nghiên cứu mới cho biết tắm nước nóng có thể cải thiện lưu lượng máu Các nhà...