Bạn có thể là thiên tài kể cả khi dốt Toán
Khi còn đi học, các phân số và phương trình Toán học có phải là nỗi ám ảnh kinh hoàng của bạn không? Bạn có nằm trong số những học sinh đạt điểm môn Toán vừa đủ để lên lớp?
Nếu câu trả lời của bạn là có thì các nhà khoa học vừa phát hiện ra một tin vui dành cho bạn.
Đôi khi việc học toán không tốt có thể khiến chúng ta nghĩ rằng mình kém cỏi so với bạn bè cùng trang lứa.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc phải vật lộn với môn học mà bạn cho là hóc búa này không bắt nguồn từ vấn đề bạn thiếu thông minh. Thậm chí, điều đó còn có nghĩa là bạn có thể là một thiên tài!
Tài năng tự nhiên trong Toán học ẩn chứa nhiều bí ẩn
Các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra rằng chỉ có một loại trí thông minh duy nhất mà thôi và điều này có nghĩa là: Nếu bạn học tốt tiếng Anh và Địa lý thì bạn cũng có thể đạt điểm cao trong môn Toán.
Video đang HOT
Bạn cũng có thể là một thiên tài kể cả khi bạn… dốt Toán.
Elsbeth Stern – một giáo sư tại Đại học Kỹ thuật Zurich ở Đức – giải thích: “Sự tiến hóa tự nhiên ‘trang bị’ cho mọi người hiểu biết cơ bản về những con số và chúng ta có thể nhận ra một cách bản năng khi đại lượng này lớn hơn đại lượng khác”.
Ông chia sẻ: “Một trí tuệ trên trung bình hoặc ở mức rất cao chỉ có thể được sử dụng tốt trong những bài học dễ hiểu nhằm mục đích phát triển tài năng toán học”.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu học dốt toán, bạn vẫn có thể là thiên tài trong một môn học hay lĩnh vực khác, bởi trí thông minh nói chung không thực sự có mối liên hệ mật thiết với khả năng nhận thức và giải Toán tốt.
Nếu một học sinh gặp vấn đề với các đại lượng toán học thì rất có thể lỗi một phần là do hệ thống giáo dục.
Theo Business Insider, với học sinh trước tiên chúng ta cần chắc chắn rằng học sinh đó không mắc phải bất kỳ rối loạn khả năng học tập nào như chứng khó học toán. Tình trạng này xuất phát từ sai sót trong quá trình xử lý thông tin của não bộ và có thể được chẩn đoán chính xác bởi chuyên gia.
Trên thực tế, học sinh hay học vẹt cách tính toán mà không thực sự hiểu bản chất của toán học cơ bản. Stern đã tiến hành rất thành công một thí nghiệm khi hướng dẫn học sinh học đồng thời phép cộng và phép nhân chứ không phải học phép tính này sau khi học phép tính kia như thông thường.
Và kết quả là học sinh đã hiểu được quy tắc của các phép tính nhanh hơn và sau đó có thể sử dụng chúng để giải toán một cách hiệu quả hơn.
Quy tắc 10.000 giờ
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng trí thông minh ở dạng “thô” chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong Toán học và thực hành mới là quan trọng hơn cả. Nhiều người cho rằng tài năng mang tính chất di truyền nhưng thực tế đã chứng minh điều này không đúng hoàn toàn.
Các vận động viên, nghệ sĩ hay nhà khoa học đạt được thành tích tuyệt vời trong lĩnh vực chuyên môn của mình không nhờ vào tài năng thiên bẩm mà nhờ vào hàng năm trời luyện tập và thực hành.
Quy tắc 10.000 giờ.
Chuyên gia tư vấn Malcolm Gladwell giải thích điều này bằng “Quy tắc 10.000 giờ” của ông, theo đó 10.000 giờ luyện tập sẽ có khả năng biến một người thành chuyên gia bất kể họ là ai và lĩnh vực mà họ theo đuổi là gì.
Vấn đề thực sự quan trọng ở đây là bạn thích môn học nào nhất và bạn quyết tâm bao nhiêu khi quyết định theo đuổi đam mê của mình. Bởi suy cho cùng thì sự cố gắng không ngừng nghỉ mới chính là điều biến bạn trở thành thiên tài chứ không phải tài năng thiên phú.
Theo Zing