Bạn có nhớ tên hai game MOBA đình đám, hay hơn cả Liên Quân và điểm chung “chí tử” của chúng là gì không?
Hai tựa game này từng được xem là hai sản phẩm game MOBA siêu hay trên di động, nhưng số phận của chúng thì…
Có lẽ khi nhìn vào hình thumb của bài viết này, nhiều người ngay lập tức đã đoán ra được tên của hai tựa game MOBA này. Đúng, đó chính là Vainglory và AOG – Đấu Trường Vinh Quang, hai sản phẩm game MOBA di động thậm chí được đánh giá cao hơn cả Liên Quân về mặt gameplay. Nhưng rồi số phận của chúng thì lại đi cùng một hướng, đó là “xuống mồ”.
Vainglory là tựa game gần như là tiên phong cho trào lưu đưa game MOBA lên di động với gameplay “tap tap” kinh điển chứ không theo phong cách phím điều hướng như các sản phẩm game hiện tại. Còn AOG – Đấu Trường Vinh Quang thì sao, tựa game được xem như là một phiên bản “copy” của Liên Minh Huyền Thoại trên di động, thậm chí từng được coi là Liên Minh Mobile. Tại sao? Vì AOG có tất cả các yếu tố về gameplay giống như LMHT, từ last hit chuẩn xác 100%, tướng 18 level, cắm mắt tím, bản đồ siêu rộng…
Video đang HOT
Chỉ có điều, AOG khác LMHT ở chỗ là không có bản quyền tướng và chiêu thức từ LMHT, đương nhiên vì đó là điều không thể. Nhưng chẳng sao bởi hệ thống tướng trong AOG vẫn gần như là phiên bản copy, chỉ có điều là thay đổi về mặt ngoại hình mà thôi, còn bộ chiêu thức thì quá dễ dàng để làm quen, đặc biệt là với người chơi LMHT.
Điểm chung của hai tựa game này là chúng quá hardcore với game thủ Việt và không phù hợp với đại đa số người chơi trong nước, những người vốn đã quen với lối chơi đơn giản của Liên Quân Mobile. Thứ hai, hai sản phẩm này đều được phát hành bởi một NPH không có kinh nghiệm, tiềm lực tài chính để vận hành game Esports, vốn là một cuộc chiến của những kẻ “mạnh vì gạo và bạo vì tiền”.
Điểm chung cuối cùng, AOG và Vainglory đều đã “xuống mồ” dù chất lượng gameplay có thể đánh giá là “vượt trước thời đại”. Nhưng những kẻ sinh nhầm thời thì dù có tài năng vượt bậc cũng khó có thể tạo nên điều gì đó kỳ vĩ. Vainglory và AOG đều là hai tựa game MOBA hấp dẫn, thậm chí AOG còn có nhiều tính năng hardcore hơn cả Liên Minh: Tốc Chiến – kẻ thừa kế chính chủ của LMHT trên di động. Nhưng điều đó cũng chẳng quan trọng bằng việc không thể tạo ra doanh thu cho một NPH vốn đã quen làm MMORPG và đấy mới là điều quan trọng.
Khi một tựa game không thể kiếm ra tiền cho NPH thì sớm muộn cũng sẽ bị khai tử. Bởi ở Việt Nam hiện nay, chỉ có hai đơn vị chấp nhận chịu chi cho Esports là VNG và Garena, ngoài ra, không có kẻ thứ ba. Kết cục của Vainglory và AOG thì game thủ Việt đều đã biết, một cái tên thì đóng cửa khi chưa kịp tổ chức sinh nhật tròn một tuổi, một sản phẩm khác thì hấp hối rồi cũng đã “trút hơi thở cuối cùng” khi mà còn chả thông báo cho người chơi. Tiếc lắm thay…
Những lý do khiến cho FPS luôn là các "nạn nhân" hàng đầu của hack cheat trong làng game
Không phải ngẫu nhiên mà các tựa game FPS gần như đều bị tán phá nặng nề bởi vấn nạn hack cheat.
Kể từ khi thuật ngữ game xuất hiện, đi kèm với đó đã là khái niệm hack, cheat hay thậm chí là lợi dụng bug của trò chơi để trục lợi tới từ một bộ phận game thủ. Và đừng nghĩ hack cheat là điều gì đó cao xa. Hiểu theo một cách đơn giản, đó là khi mà bạn lợi dụng những sơ suất, thiếu sót của trò chơi để tìm cách trục lợi cho cá nhân mình theo xu hướng không công bằng. Thế nên, nói một cách không oan ức thì ngay từ thuở nhỏ, không ít người trong số chúng ta cũng đã hack cheat với combo kinh điển hack 30 mạng trong Contra "lên, lên, xuống, xuống, trái, phải, trái, phải, B, A, Start" đâu.
Nói vậy để hiểu rằng, hack cheat luôn là một phần của cuộc chơi và luôn tồn tại song hành với rất nhiều tựa game. Tuy nhiên, theo một thống kê gần đây nhất, thể loại game dễ bị "tổn thương" bởi nạn hack cheat nhất đáng buồn thay lại chính là dòng game FPS, những tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất, và đôi khi là cả góc nhìn thứ 3 nữa.
Kể ra thì cũng đúng thôi, khi nếu như chúng ta nhìn lại trong quá khứ, đã có không biết bao nhiêu những siêu phẩm bị tàn phá nặng nề bởi nạn hack cheat vô tội vạ như CS:GO, PUBG... hay quen thuộc với cộng đồng game thủ Việt Nam hơn thì là Đột Kích - Crossfire. Tất cả đều hack được, và khá nhiều người đã rời bỏ dòng game FPS cũng vì quá chán nản với câu chuyện hack cheat.
Câu hỏi được đặt ra ở đây chính là tại sao lại là game FPS mà không phải là bất kỳ tựa game MOBA nào đó. LMHT, DOTA 2 mấy khi có hack, và tại sao lại cứ phải là CS:GO hay PUBG. Hiểu theo một cách đơn giản, thông thường, việc hack sẽ dựa trên quy trình người chơi can thiệp vào các thông số trên máy tính, trò chơi của họ. Tuy nhiên, với DOTA 2 và LMHT, khi các thông số đều được xử lý trên một máy chủ, sẽ chẳng có cách nào để bạn hack được một cách thực sự, trừ khi bạn ở đẳng cấp có thể hack được cả một cụm máy chủ. Trong trường hợp ấy, khi nhận được thông tin sai lệch, không thể xử lý, máy chủ sẽ nhận dạng bạn đang cố tình sử dụng hack cheat và có biện pháp ngay sau đó. Còn với các tựa game FPS như CS:GO, PUBG thì câu chuyện lại hoàn toàn khác.
Theo đó, với các tựa game bắn súng thông thường, để áp dụng phương pháp này ngoài việc đòi hỏi một băng thông cực lớn, server xử lý thông tin phải siêu mạnh thì còn rất nhiều khó khăn bên cạnh nữa mà điển hình nhất chính là việc độ trễ, lag có thể sẽ bị ảnh hưởng - yếu tố cực kỳ quan trọng trong bất kỳ tựa game bắn súng nào. Thế nên, đa phần các tựa game ở thời điểm hiện tại đều sẽ áp dụng phương pháp chống hack cao cấp bằng quét hệ thống và phân tích dữ liệu. 90% các phần mềm, thuật toán hack cơ bản sẽ bị phát hiện - nhưng nếu bạn nằm trong số 10% giàu có, sẵn sàng chạy theo, sở hữu các công nghệ hack mới thì xin chúc mừng, phương pháp cũng phải bó tay mà thôi.
"Thất thần" tiết lộ lý do nghỉ lễ chỉ ở nhà cày game, nữ MC Liên Quân kêu gọi fan "gánh tạ" Kêu gọi fan Liên Quân vào "gánh", nữ MC xinh đẹp khiến không ai nỡ từ chối. Đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài bốn ngày, vậy nên ai cũng tranh thủ dành thời gian về nghỉ ngơi bên gia đình hoặc thực hiện những chuyến đi du lịch xa. Sau cả năm lao động và cống hiến, MC Phương...