Bạn có bao giờ nghĩ mình sẽ phải “deal lương” với một con robot? Đó là chuyện sắp xảy ra ở nước Anh
Và theo các chuyên gia đánh giá, được phỏng vấn chốt lương cùng một con robot sẽ là lợi thế lớn dành cho người lao động, chứ không gây hại gì cơ.
Thời đại 4.0, khoa học dần phát triển ra những hệ thống có thể thay thế con người trong rất nhiều việc. Thậm chí, đã có những lo ngại cho rằng loài người sẽ sớm bị máy móc đào thải, dẫn đến chuyện rất nhiều người không kịp thích nghi sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp.
Nhưng ngay đến chuyện phỏng vấn xin việc, có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ phải phỏng vấn cùng một con robot chưa? Câu chuyện ấy sắp trở thành thật, ít nhất là ở Anh Quốc.
Cụ thể thì Pactum – một công ty tại Estonia (quốc gia thuộc châu Âu) – mới đây đã tạo ra một hệ thống chatbot ứng dụng AI có khả năng phỏng vấn các ứng viên và “chốt lương” cho họ.
Theo công ty, mục đích khi tạo ra con chatbot này là để giúp các ứng viên có thể deal được lương tốt hơn khi phỏng vấn, trong đó tính cả các điều khoản hợp đồng, vị trí sinh sống và chế độ đãi ngộ lúc nghỉ phép. Điều đặc biệt là hệ thống sẽ không bị ảnh hưởng từ các yếu tố như giới tính, sắc tộc, độ tuổi hay tầng lớp – điều gần như không tưởng khi phỏng vấn với người thật.
“Mỗi lần phỏng vấn là một lần căng thẳng, ai cũng thế,” – Kaspar Korjus, đồng sáng lập công ty cho biết. “Giả dụ công ty tuyển bạn và bắt đầu hỏi về mức lương mong muốn, áp lực lập tức ập đến. Bạn có thể không biết phải nói gì vào lúc này, hoặc không biết cách bày tỏ nguyện vọng cho đúng.”
Giải phóng áp lực cho người trẻ xin việc
Hệ thống chatbot được xây dựng bởi những người từng sáng lập ra Skype và Transferwise, được cho là có khả năng loại bỏ cảm giác lo lắng đối với các ứng viên. Lý do là vì họ sẽ phỏng vấn thông qua một ứng dụng điện thoại.
Ban đầu, hệ thống AI sẽ đặt ra một chuỗi các câu hỏi. “Ví dụ, công ty sẽ sẵn sàng trả lương cho bạn cao hơn sau khi xét đến 10 yếu tố: chức danh, ngày nghỉ, hoặc có thể làm việc tại nhà vào cuối tuần,” - Kaspar cho biết.
Thuật toán sau đó sẽ tự đưa ra offer dựa trên những câu trả lời, và các ứng viên có quyền chấp nhận hoặc từ chối ngay lúc đó.
Kaspar tạo ra Pactum cùng 2 người anh của mình là Kristjan và Martin Rand, với kỳ vọng tạo ra một “sân chơi” công bằng hơn cho doanh nghiệp và người lao động. Ở thời điểm hiện tại, hệ thống của họ đã được sử dụng để thỏa thuận hợp đồng ban đầu, nhưng trong tương lai có thể mang lại lợi ích lớn hơn, như giúp người lao động tự tin thỏa thuận tăng lương.
Theo một nghiên cứu từ ĐH Carnegie Mellon, nam giới khi xin tăng lương thường có cơ hội cao hơn phụ nữ tới 4 lần. Hơn nữa khi phụ nữ đứng ra đàm phán, họ thường chỉ yêu cầu mức thấp hơn khoảng 30% so với phái mạnh. Chính từ những số liệu này, phụ nữ thường bị làm khó trong những lần ký hợp đồng hoặc khi đòi quyền lợi cho mình.
Kaspar tin rằng việc đàm phán với robot sẽ là giải pháp cho câu chuyện này. “Kể cả với những người đã lớn tuổi và không thích máy tính, họ cũng sẽ thích nó thôi,” – ông tự tin cho biết. Thuật toán của Pactum cũng giúp tiết kiệm thời gian hơn cho doanh nghiệp khi đàm phán ký hợp đồng với người lao động.
Không phải ai cũng đồng tình
Corinne Mills – tổng giám đốc công ty quản trị nhân lực Personal Career Management tỏ ra lo ngại rằng tính chất của AI sẽ khiến các ứng viên tiềm năng cảm thấy bị thiếu tôn trọng. “Đa số chúng ta, chẳng ai muốn bị xem là công cụ cả.”
Kristjan thì không nghĩ vậy. Ông tin rằng AI sẽ sớm thay thế con người trong nhiều vị trí, và đây là xu hướng khó tránh khỏi. “Trong 20 năm tới, con người sẽ không cần can dự vào quá trình ký hợp đồng nữa. Việc đưa ra offer lương sẽ được thực hiện bởi AI.”
Ở thời điểm hiện tại, AI đã thực sự tham dự vào quá trình này rồi. Tháng 9/2019, Unilever đã sử dụng AI để phân tích lời nói, tông giọng và biểu cảm của người lao động ứng tuyển vào tập đoàn. Hirevue – một công ty của Mỹ cũng đã phát triển hệ thống AI hỗ trợ phỏng vấn, cho phép thực hiện một vòng trò chuyện ban đầu thay cho bước lọc CV nhạt nhẽo thông thường.
Tham khảo: Science Alert, Telegraph
Theo Helino
Cho rằng câu chuyện bằng cấp ngày nay đã... cũ mèm, cô gái trẻ bị dân mạng chỉ ra "lỗ hổng" trong cách suy nghĩ
"Đã qua rồi cái thời bằng cấp là quan trọng tuyệt đối trong quá trình đi xin việc" - đây có lẽ là suy nghĩ của không ít các bạn trẻ ngày nay. Tuy nhiên, tiếc thay, điều này đúng nhưng chỉ đúng một phần.
Chủ đề bằng cấp khi đi xin việc có lẽ không còn mới với chúng ta ngày nay, nhưng thi thoảng chúng vẫn nổi lên đâu đó trên mạng xã hội và làm bao người phải xôn xao. Chẳng hạn như câu chuyện dưới đây.
Chuyện kể về cô gái trẻ vì yêu thích công việc kiểm toán độc lập nên đã quyết định nhảy việc để ứng tuyển vào vị trí này trong một công ty mới. Tuy nhiên buồn thay, dẫu cô nàng đã có kinh nghiệm nhưng vì không có bằng cấp nên đã bị từ chối thẳng thừng.
Cô than thở viết trong một hội nhóm rất lớn chuyên "tám" chuyện công sở trên MXH như sau:
"Chào cả nhà! Năm hết Tết đến rồi nhưng vì môi trường công việc cũng như khao khát muốn vào Sài Gòn cắm dùi lập nghiệp nên cháu vẫn quyết định nhảy việc. Xuất thân là kỹ sư, chẳng hiểu va vấp với nghề kiểu gì lại có duyên với kiểm toán độc lập.
Đi làm cũng một thời gian tương đối, tuần trước mạnh dạn nhảy việc, apply vào vị trí "kiểm toán nội bộ" 1 công ty tự thấy là tương đối ổn và chuyên nghiệp. Ban đầu cháu có gọi điện hỏi rõ một số thông tin liên quan đến yêu cầu công việc, thể với kinh nghiệm và ngoại ngữ của cháu thì bên đấy bảo cũng phù hợp nên gửi CV.
Tuy nhiên, cháu liền gửi thì bị từ chối vì vấn đề bằng cấp do không phải tốt nghiệp cử nhân tài chính, kế toán. Câu chuyện bằng cấp cháu nghĩ đã quá cũ mèm rồi, thật ra nếu mới ra trường, cháu có thể chấp nhận về xuất phát không thể có những kiến thức nền tảng như những bạn đồng niên, nhưng giờ đã 1 thời gian kinh nghiệm, cháu thấy khá hụt hẫng.
Không biết các anh/chị làm nhân sự đối với khối kế kiểm, kinh tế thực sự quan trọng bằng cấp không ạ?".
Câu chuyện bên trên sau khi đăng đàn được ít lâu, ngay lập tức đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Và dù với tính chất xoay quanh chủ đề tuy đã cũ nhưng bằng nội dung "ngộ nhận" của bạn trẻ công sở nhân vật chính, câu chuyện vẫn đủ sức khiến chủ đề này sống lại và "hot" thêm một lần nữa.
Quả thật, "đã qua rồi cái thời bằng cấp là quan trọng tuyệt đối trong quá trình đi xin việc" - đây có lẽ là suy nghĩ của không ít các bạn trẻ ngày nay. Tuy nhiên, tiếc thay, điều này đúng nhưng chỉ đúng một phần, nó không thể áp dụng được với tất cả các ngành nghề, tất cả các công ty được.
Với mỗi tính chất công việc khác nhau, đòi hỏi nhân viên phải có những kỹ năng nhất định, mà các loại kỹ năng này không phải cứ lao ra ngoài học hỏi xung quanh là có thể biết được, hiểu được; đôi khi buộc phải thông qua trường lớp đào tạo chuyên nghiệp. Tấm bằng lúc này đây chính là minh chứng cho quá trình đào tạo đó.
Nhận thức được việc này nên bên dưới phần bình luận của bài viết trên, rất đông dân công sở đã có những sẻ chia không thể nào "có tâm" hơn như sau:
"Nếu làm kiểm toán nội bộ thì có thể bằng kinh nghiệm nhưng làm kiểm toán độc lập thì cần bằng cấp vì khi đấu thầu kiểm toán cũng cần chứng minh bằng cấp của các kiểm toán viên trong team, nên mình nghĩ bằng cấp là quan trọng, nếu không có bằng đại học thì cũng cần có ACCA, CPA gì đó. Chứ nếu không có bằng cấp gì thì khó cho công ty thực sự. Đặc biệt là càng lên cấp cao có kinh nghiệm càng cần có bằng cấp để chứng minh với khách hàng".
"Không chỉ có một vài ngành phải cần có bằng cấp chuyên môn như bác sĩ, luật sư,... mà với những công ty khác nhau họ cũng sẽ có đường hướng tuyển nhân sự khác nhau. Ví dụ như cùng công việc đó, có công ty chỉ yêu cầu kinh nghiệm, nhưng có công ty vẫn đòi hỏi bằng cấp. Mình là người đi xin việc, phải tôn trọng doanh nghiệp, vậy nên tốt nhất là bạn thử xin chỗ khác xem sao".
"Đúng là bằng cấp ngày nay không còn quan trọng tuyệt đối, nhưng với cùng một vị trí mà nhà tuyển dụng đưa ra, ứng viên nộp CV ồ ạt, thì tất nhiên người vừa có kinh nghiệm, vừa có bằng cấp sẽ lợi thế hơn rồi. Cuộc đời đôi khi thế đấy, dù bạn có giỏi cỡ nào đi chăng nữa nhưng khi đi phỏng vấn bạn cũng như hàng nghìn ứng viên khác mà thôi. Ai có bằng sẽ có lợi, vậy thôi".
Theo afamily
Shark Thái Vân Linh chia sẻ 3 bí kíp cực tâm đắc giúp người trẻ dễ dàng chạm tay vào công việc mơ ước! Mới đây, để giúp những người trẻ có thể thu ngắn khoảng cách đi đến công việc mơ ước, Shark Thái Vân Linh đã có những chia sẻ vô cùng tâm đắc, đúc kết từ chính kinh nghiệm của bản thân. Ngay từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường, ai ai cũng nuôi nấng trong mình những ước mơ về công việc...