Ban Chỉ đạo quốc gia: Địa phương phải đánh giá nghiêm túc tình hình COVID-19
Ngày 12/8, Văn phòng Chính phủ có thông báo về kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại phiên họp thứ 16 với các địa phương.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia, dự báo tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán với sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới; dịch đang bùng phát trở lại tại nhiều nước phát triển, có nền y tế hiện đại.
Trong nước, nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới có khả năng lây lan nhanh hơn; một số địa phương tiêm vaccine phòng COVID-19 chưa bảo đảm tiến độ đề ra theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia; cùng với đó là nguy cơ suy giảm khả năng bảo vệ của vaccine theo thời gian.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. (Ảnh minh họa)
Do vậy, Ban Chỉ đạo yêu cầu các ngành, các cấp, địa phương cần tập trung nắm chắc tình hình, diễn biến dịch bệnh; đánh giá nghiêm túc, thực tế, khách quan về tình hình dịch bệnh; không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thỏa mãn với những kết quả bước đầu đạt được.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống dịch đã được ban hành, nhất là thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19. Chủ động chỉ đạo triển khai các phương án phòng, chống dịch theo thẩm quyền được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Quy chế làm việc của Chính phủ.
Ban Chỉ đạo quốc gia cho biết mục tiêu công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới là không để dịch bệnh bùng phát trở lại; cơ quan, địa phương nào để dịch bệnh bùng phát trở lại phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, trước Nhân dân.
Video đang HOT
Mục tiêu tiếp theo là hoàn thành việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho các đối tượng chỉ định trên 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 8/2022; bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm, vật tư y tế cho phòng, chống dịch bệnh nói chung và phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng.
Ban Chỉ đạo quốc gia chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm vaccine, coi vaccine là biện pháp chiến lược quan trọng nhất, quyết định trong phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ Y tế bảo đảm đủ số lượng, phân bổ kịp thời vaccine; tăng cường đôn đốc, hỗ trợ, hướng dẫn và thúc đẩy việc tổ chức tiêm vaccine tại các địa phương; tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo về việc tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 tại địa phương, bảo đảm tiến độ tiêm chủng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Bên cạnh đó, khẩn trương triển khai các biện pháp giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị, nhân lực y tế. Bộ Y tế tiếp tục đánh giá, phân tích, tìm nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời hướng dẫn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu. Bộ Tài chính triển khai các biện pháp bảo đảm nguồn kinh phí. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị, nhân lực y tế trên địa bàn.
Ban Chỉ đạo quốc gia cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, thể hiện trách nhiệm, thống nhất về nhận thức và hành động trong phòng, chống dịch bệnh; quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, xác định trọng tâm, trọng điểm trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, rà soát các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các vấn đề vượt thẩm quyền để kịp thời giải quyết…
Vaccine COVID-19 sắp hết hạn có còn hiệu quả?
Chuyên gia lên tiếng trước nhiều ý kiến cho rằng vaccine COVID-19 sắp hết hạn không còn hiệu quả.
Thông tin trên được GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) chia sẻ ở tọa đàm "Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng COVID-19 trong bối cảnh hiện nay?" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 1/7.
Hiện nhiều người dân lo ngại về việc tiêm mũi vaccine bổ sung lần 2 (mũi 3, 4) sẽ có phản ứng phụ mạnh hơn. Về vấn đề này, GS.TS Phan Trọng Lân cho rằng mỗi cơ thể sẽ có phản ứng với vaccine ở mức độ khác nhau.
"Nhiều người cho rằng sau khi tiêm mũi 3, mũi 4 sẽ có phản ứng phụ mạnh hơn, mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu trên thế giới đối với mũi tiêm 3, 4 vaccine COVID-19 sẽ ở giữa mức phản ứng của mũi 1-2. Ví dụ vaccine Pfizer tiêm mũi 2 sẽ có phản ứng nặng hơn mũi 1, và mũi 3, 4 ít phản ứng hơn mũi 2", ông Lân cho biết.
Người dân tiêm vaccine COVID-19 tại TP.HCM.
Đại diện Cục Y tế dự phòng cũng cho rằng nhiều người có tâm lý lo lắng hoặc do tác động của cuộc sống, trùng hợp với thời điểm tiêm chủng nên có sự nhầm lẫn mệt mỏi, sức khỏe suy giảm do sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19.
Cũng theo GS.TS Lân, vaccine là thành tựu của y học, trước khi tiêm đã được nghiên cứu thí nghiệm, thậm chí khi đã tiêm vẫn được tiếp tục nghiên cứu dưới sự dám sát từ người dân, các cơ quan y tế.
"Nếu có bất kỳ biến chứng, có ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ ngừng ngay việc tiêm chủng. Đến nay, trên thế giới và WHO vẫn đang duy trì tiêm chủng vaccine COVID-19 vì vậy người dân hoàn toàn có thể yên tâm tiêm chủng", đại diện Cục Y tế dự phòng nói thêm.
Về thắc mắc vaccine gần hết hạn có còn hiệu quả không, GS.TS Lân cho biết, nghiên cứu của các hãng sản xuất vaccine hạn sử dụng vaccine là 9 tháng và vaccine có hiệu quả tốt nhất là sử dụng trong 9 tháng kể từ ngày sản xuất.
"Điều này không có nghĩa là chúng ta tiêm sớm trước hạn sử dụng 3-4 tháng là tốt. Trong khoảng thời gian 9 tháng này, vaccine có hiệu quả như nhau. Vì vậy trong quá trình phân bổ vaccine chúng ta đã sử dụng hiệu quả các vaccine gần hết hạn sử dụng.
Bên cạnh đó, trong quá trình tiêm chủng, phụ huynh và người dân được kiểm tra hạn sử dụng của vaccine. Việc công khai này đảm bảo người dân được sử dụng vaccine an toàn, hiệu quả", ông Lân khẳng định.
Theo TS. Socorro Escalante, quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, trong hoàn cảnh COVID-19 diễn ra trên toàn thế giới hiện nay, việc cung cấp vaccine còn nhiều hạn chế.
"Vì vậy chúng ta cần ưu tiên cho đối tượng ưu tiên như những người suy giảm miễn dịch. Chúng ta rất may mắn đã có được vaccine và nó có thể phòng bệnh nặng, giảm áp lực cho ngành y tế".
Tại tọa đàm PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, theo thống kê mới nhất có đến 45% ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng tại Singapore liên quan đến biến chủng BA.4 và BA.5
Ông Điển thông tin, biến chủng mới BA.4, BA.5 được nghiên cứu có khả năng lây lan nhanh hơn biến chủng cũ của Omicron. Mặc dù chưa có nghiên cứu về việc độc lực có mạnh hơn hay không nhưng chúng ta cần theo dõi.
Hiện tỷ lệ trẻ em 25-27% dân số, theo thông báo của Cục Y tế dự phòng tỉ lệ trẻ mắc COVID-19 tương đương với người lớn. Có khoảng 25-27% trẻ mắc bệnh, ca bệnh nặng chủ yếu gặp trẻ có bệnh nền, mắc bệnh mãn tính.
"Chúng ta đang ưu diên sử dụng vaccine Pfizer cho trẻ. Đỉnh dịch vào tháng 3, đến nay là tháng 7, như vậy đã đủ thời gian tiêm. Đặc biệt, trong mùa hè chúng ta đi du lịch, giao thương nhiều như vậy nguy cơ trẻ em mắc bệnh là rất lớn. Chúng ta cần tiêm vaccine để tạo miễn dịch cho gia đình chúng ta, bảo vệ cho cộng đồng", Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nhấn mạnh.
Sắp tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, cha mẹ cần chuẩn bị gì? Trẻ mắc bệnh nào không được tiêm? Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; có rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý,... cần thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tại hội nghị trực tuyến tập huấn về tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tuần trước...