Bản chất thật của vụ “cà phê nhuộm pin” tại Đắk Nông là gi?
Quá nhiều nghi vấn trong vụ “cà phê nhuộm pin” ở Đắk Nông cần sớm được làm rõ để giải tỏa nghi vấn từ dư luận.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam:
Giả cà phê hay hồ tiêu đều vô lý!
Ông Đỗ Hà Nam
“Tôi theo dõi sát vụ “cà phê nhuộm pin” ở Đắk Nông qua báo chí và trong thời gian chờ cơ quan điều tra kết luận vụ việc tôi thấy còn nhiều nghi vấn cần làm rõ. Nếu chủ cơ sở dùng phế phẩm cà phê, bột đá, lõi pin nhuộm đen để rang xay thành cà phê bột thì sẽ có mùi hắc của pin, người mua sẽ phát hiện ra ngay. Vì vậy, nếu dùng phương pháp này cơ sở phải xử lý mùi hắc phát sinh chi phí rất cao nên không phù hợp với giả định sản xuất cà phê siêu rẻ.
Còn thông tin mới đây là chủ cơ sở làm như trên để giả làm hồ tiêu để vay vốn ngân hàng cũng rất vô lý. Tôi cũng là dân trong nghề hồ tiêu (ông Đỗ Hà Nam từng là Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam – PV) nên thấy rõ là không thể dùng cà phê để làm giả hồ tiêu vì kích cỡ, mùi vị khác xa nhau, cán bộ ngân hàng không dễ bị lừa như thế. Vụ việc này cần sớm được điều tra làm rõ bản chất của hành vi vi phạm, xử lý nghiêm để răn đe người khác.
Tôi cho rằng vụ việc dùng lõi pin nhuộm cà phê là rất cá biệt nhưng có ảnh hưởng đến tâm lý một số bộ phận người tiêu dùng.” – ông Nam đánh giá.
Ông Vũ Thế Thành (chuyên gia về an toàn thực phẩm):
Có thể có nhưng cá biệt
Ông Vũ Thế Thành
Video đang HOT
Vẫn có khả năng cơ sở sản xuất dùng phế phẩm cà phê sấy khô, thêm hương liệu, dùng pin tạo màu đen (than và mangan trong pin thay cho caramel) để tạo ra cà phê siêu rẻ. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh trường hợp cà phê nhuộm pin là rất cá biệt nhưng truyền thông, mạng xã hội đã xúm vào thổi phồng quá đáng. Bởi vì, những vi phạm về an toàn thực phẩm kiểu “bá đạo” như vậy chỉ xảy ra ở vài cơ sở nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình. Còn đa số những nơi làm cà phê, chế biến ở trong nước vẫn làm ăn đàng hoàng, đăng ký sản phẩm và chịu sự quản lý kiểm tra của cơ quan chức năng. Sự vi phạm của những đơn vị này, có chăng là sự lách luật trong kê khai thành phần để giữ bí mật công thức.
Bà K.O, chủ một công ty rang xay cà phê đang mở chuỗi cửa hàng cà phê tại TP HCM:
Chuyện khó tin!
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề nhưng tôi chưa từng nghe hay thấy trường hợp nào dùng pin để nhuộm cà phê. Người ta có nhiều cách để làm cà phê giá rẻ. Phổ biến nhất là dùng bắp và đậu nành cùng với sự hỗ trợ của phụ gia, hóa chất hết sức tiện lợi. Từ những dữ liệu trên báo chí tôi vẫn chưa hiểu nổi vì sao có cơ sở lại làm như vậy nên rất cần cơ quan điều tra sớm làm rõ và công bố cho dư luận biết. Còn giới kinh doanh cà phê hiện nay bị ảnh hưởng rất nặng trước thông tin trên. Người tiêu dùng khi mua cà phê hạt lẫn cà phê bột đều hỏi rất kỹ trong cà phê có gì. Nhiều người thậm chí còn tẩy chay cà phê vì lo lắng!
Một cán bộ quản lý an toàn thực phẩm nông sản:
Không loại trừ “phá hoại kinh tế”
Vụ việc cà phê nhuộm pin ở Đắk Nông không loại trừ khả năng cạnh tranh không lành mạnh hoặc có tính phá hoại kinh tế. Đã từng có những mặt hàng nông sản Việt Nam thiệt hại nặng nề về kinh tế do “scandal ” mất an toàn thực phẩm. Đơn cử như trường hợp trà (chè) bị trộn phân lân. Quá trình nhiễm xuất phát từ việc thương lái đặt hàng cơ sở sản xuất trộn vào sau đó lại báo cho nước nhập khẩu kiểm tra lô hàng với đúng hoạt chất trên. Hay như tin đồn “gạo giả” được làm từ nhựa thỉnh thoảng lại rộ lên trong khi nhựa giá cao hơn gạo.
Ở trường hợp dùng pin trộn cà phê, xét về mặt kinh tế rất vô lý vì việc thu gom pin, đập ra để nhuộm vào cà phê là quá vất vả, tốn kém so với việc mua phẩm màu về nhuộm.
Sở dĩ có những vụ việc như trên là do kiến thức pháp luật, ý thức cộng đồng, cũng như có thể do hoàn cảnh kinh tế nghèo khó mà một số nông dân, cơ sở sản xuất nhỏ sẵn sàng làm theo yêu cầu của thương lái vì một món lợi rất nhỏ. Vì vậy, cần phải tăng cường phổ biến pháp luật cho người dân sâu rộng hơn nữa để họ không làm theo những đặt hàng kỳ quặt của thương lái và báo cho chính quyền biết để xử lý nhanh chóng nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng cũng như thương hiệu nông sản Việt Nam.
Theo VƯƠNG NGỌC (ghi) (Người Lao Động)
'Cafe Sài thành' lao đao sau vụ cà phê trộn pin bị phanh phui
Những người thường uống cafe ở Sài Gòn đều rất quan tâm đến vụ việc cafe bị trộn pin tại một cơ sở ở Đăk Nông vì theo họ, Sài Gòn là một trong những thị trường lớn nhất của cafe ở Tây Nguyên.
Vừa qua công an tỉnh Đắk Nông phát hiện cơ sở thu mua nông sản do bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R'lấp) làm chủ đang có hành vi pha trộn nước, pin vào cà phê.
Sau đó, cơ quan chức năng đã tiến hành niêm phong hơn 21 tấn cà phê nhuộm "pin" và được đóng bao bì để phục vụ điều tra. Trong quá trình kiểm tra, công an còn phát hiện thu giữ 40 lít dung dịch, 35kg pin đập dẹp và trên 190 kg lõi, nắp, vỏ pin tại cơ sở này.
Theo công an tỉnh Đăk Nông, bước đầu bà Loan khai nhận đã bán 3 tấn cà phê "pin" cho một người ở tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chưa thể khẳng định cà phê "pin" bán ra thị trường có phải dùng cho người hay không.
Công an cũng cho biết đối tượng rất quanh co nên đang tiếp tục làm rõ cà phê phế phẩm sau sơ chế đem rang xay làm cà phê bột. Hiện cơ quan công an vẫn đang tích cực để làm rõ động cơ, mục đích của chủ cơ sở pha trộn cafe bằng "pin".
Nhiều quán cà phê ở Sài Gòn lao đao, vắng khách sau vụ cà phê trộn pin bị phanh phui
Liên quan đến vấn đề này, mặc dù sự việc một cơ sở có hành vi pha trộn cafe với pin xảy ra ở Đăk Nông nhưng lại gây ảnh hưởng dây chuyền đến một số hàng quán cafe ở Sài Gòn. Theo các chủ quán cafe, do sự việc cafe pha pin xảy ra tại một trong những "thủ phủ" của cafe Việt Nam và thị trường cafe ở Sài Gòn chủ yếu nhập khẩu từ khu vực này nên khiến nhiều người khá lo lắng, e ngại.
Qua khảo sát của chúng tôi, các quán cafe ở Sài Gòn đã bị ảnh hưởng ít nhiều đến việc buôn bán sau vụ cafe trộn pin. Sự việc cafe trộn pin rúng động dư luận nên các chủ quán cafe tại thành phố đông dân nhất cả nước rất quan tâm.
Chị Thắm (chủ quán cafe bình dân ở khu vực quận 7, huyện Nhà Bè) cho biết, số lượng cafe được bán ra đã giảm dần kể từ khi phát hiện cafe trộn pin con Ó. Cửa hàng mặc dù không rộng rãi nhưng sáng nào khách cũng ghé uống cafe đông nghẹt, bán khá chạy. Tuy nhiên hiện tại khách ghé quán vẫn đông như thường nhưng số lượng cafe bán ra đã chững lại thấy rõ.
"Trước khi có vụ này thì mỗi ngày tôi bán được khoảng gần 200 ly nhưng khi phát hiện cafe trộn pin ở Đăk Nông thì chỉ bán được khoảng gần 150 ly, thậm chí có ngày chỉ bán hơn trăm ly. Hiện tại khách hơi e ngại uống cafe. Khách vào quán giờ đây chỉ uống trà lipton hay các loại nước giải khát là chủ yếu", chị Thắm nói.
Cũng theo chị Thắm, vụ cafe pin đa số làm ảnh hưởng đến những quán cafe bình dân nhưng cũng không đến nổi quá thất thu vì vẫn còn nhiều khách quen hay uống. Chị Thắm cho hay, hiện giá cafe chị mua về xay bán vẫn đang ở mức bình thường, chưa có dấu hiệu giảm mạnh.
Khách gọi món khác thay vì uống cafe như thường lệ
Khác với chị Thắm, chị Hà bán cafe cóc ở bên vỉa hè đường Cây Trâm (quận Gò Vấp, TP. HCM) không hề lo lắng về tình trạng cafe trộn pin. Theo chị Hà, mặc dù bán cafe cóc nhưng chị nhập cafe từ chỗ uy tín từ hơn chục năm nay nên khá yên tâm về chất lượng.
Chị cho biết không rõ người đầu mối của chị lấy cafe từ đâu nhưng khi chị lấy hàng về bán khách đều khen cafe uống khá ngon với giá 10.000 - 12.000 đồng. Chị Hà chia sẻ: "Mỗi ngày tôi bán được từ 20 - 30 ly cafe đen và cafe sữa mang đi. Hiện tại tôi cũng nghe khách đến nói chuyện cafe trộn pin ở Đăk Nông nhưng tôi không quan tâm lắm.
Tuy nhiên, từ khi có thông tin này số lượng bán cafe cũng giảm đi đáng kể, chỉ 10 - 15 ly mỗi ngày. Tôi nghĩ có thể khách cũng bắt đầu e ngại rồi nhưng không biết làm sao. Hy vọng trong thời gian tới, quán cóc của tôi không quá thất thu sau vụ cafe pin này".
Cũng tương tự, một quán cafe trên đường Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp) thì cho biết mới chỉ nghe thông tin nhưng chưa biết rõ thực hư sự việc như thế nào. Mặc dù vậy việc cafe trộn pin cũng ảnh hưởng khá nhiều đến đến hoạt động mua bán cafe.
"Dạo gần đây thấy khách quen chỉ uống các loại nước khác chứ không uống cafe, khi thắc mắc thì họ bảo do thấy cafe trộn pin nhợn người quá. Tôi có giải thích là lấy cafe về bán từ chỗ khác nhưng họ vẫn sợ nên không biết phải làm sao", chủ quán cafe nói.
Còn anh Huy, một khách "nghiện" cafe vẫn trung thành với hương vị cafe mỗi buổi sáng nhưng mỗi lần uống lại nghĩ đến cafe trộn pin. "Mỗi lần uống cafe tôi lại thấy ớn trong người sau vụ việc cafe pin", anh Huy chia sẻ.
Hiện vụ việc này vẫn đang được điều trà làm rõ.
Theo Tứ Quý (Trí thức trẻ)
Tại sao chủ cơ sở nhuộm pin vào cà phê uống 200 viên thuốc các loại tự tử? Nếu phủ nhận việc nhuộm pin vào cà phê, không làm việc xấu thì tại sao phải căng thẳng lo sợ đến mức uống thuốc các loại tự tử khi bị công an khám xét? Chiều 19.4, đại tá Lê Vinh Quy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, cho biết cơ quan công an vẫn đang tiếp tục điều tra mục...