Bản án bị ‘bỏ quên’ suốt 12 năm
Một bản án được TAND TP.HCM tuyên từ năm 2010, không bị kháng nghị nhưng đến nay vẫn chưa được thi hành.
Lối đi chung vẫn bị chiếm dụng sử dụng riêng sau phán quyết của tòa – Ảnh: Đ.T.
Theo Bộ luật tố tụng dân sự, bản án phúc thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án và đây cũng là bản án sẽ được thi hành án theo luật định. Vậy mà một bản án được TAND TP.HCM tuyên từ năm 2010, không bị kháng nghị nhưng đến nay vẫn chưa được thi hành.
12 năm sau khi tòa tuyên án, cả nguyên đơn lẫn bị đơn lần lượt “ra đi” vì tuổi cao sức yếu còn bản án thì vẫn chưa được thi hành xong. Còn những người thừa kế vẫn loay hoay đòi quyền lợi hợp pháp của mình.
Giấy tờ đất bị cấp chồng chéo
Căn nhà ở khu phố 3, phường Đông Hưng Thuận ( quận 12, TP.HCM) có nguồn gốc của bà Mai Thị Cằng (em ông Mai Văn Nghiên) được chia thừa kế. Sau khi được chia đất, bà Cằng bán lại cho bà Lê Thị Kim Tuyết.
Giữa năm 2008, bà Tuyết tặng lại căn nhà trên cho mẹ là bà Lê Thị Hoa. Bà Hoa sau đó đã được UBND quận 12 cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất (gọi tắt là giấy tờ nhà đất – PV).
Trên giấy tờ nhà đất của bà Hoa có vẽ hẻm đi vào nhà từ đường Tô Ký đến cổng nhà với chiều rộng là 2m, dài 18,78m (đây cũng là lối đi duy nhất vào nhà).
Tuy nhiên, sau đó ông Nghiên (phía trước nhà bà Hoa) tự ý bít lối đi chung bằng hàng rào và cổng sắt. Sau nhiều lần chính quyền phường Đông Hưng Thuận đứng ra hòa giải, ông Nghiên có cam kết sẽ tháo dỡ nhưng vẫn không thực hiện.
Video đang HOT
Bà Hoa cho rằng lối đi chung đã được cấp vào giấy tờ đất của ông Nghiên nên khởi kiện ra TAND quận 12, yêu cầu ông phải để lối đi chung như hiện trạng rộng và kiến nghị UBND quận 12 thu hồi, sửa giấy tờ đất của ông Nghiên không có phần sân là lối đi chung này.
Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Nghiên trình bày căn nhà của ông đã được cấp giấy tờ đất cho ông với diện tích 147,3m2, trong đó có phần sân rộng 2m và dài 18,78m là lối đi riêng của gia đình.
Do đó, ông Nghiên không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà Hoa, nếu bà Hoa có nhu cầu về lối đi thì ông sẽ bán lại 1m chiều ngang dài 18,78m (18,78m2) với giá 20 triệu đồng/m2.
Tại phiên tòa, bốn em ruột của ông Nghiên với tư cách người làm chứng đều cho biết trong tờ tương phân đất đai cho anh em xác định phần đất rộng 2m như trên là lối đi chung và không hiểu bằng cách nào ông Nghiên hợp thức hóa thành đất riêng.
Tòa sơ thẩm cho rằng UBND quận 12 khi cấp giấy tờ nhà đất cho ông Nghiên đã không xem xét, đo đạc thực tế, không xem xét bảng tương phân gia đình giữa các anh chị em ông Nghiên. Việc thẩm định hồ sơ xin cấp giấy tờ nhà đất cho ông Nghiên chưa phù hợp quy định.
Từ đó, tòa chấp nhận yêu cầu của bà Hoa, yêu cầu ông Nghiên không được rào lối đi chung. Kiến nghị UBND quận 12 thu hồi, chỉnh sửa giấy tờ nhà đất của ông Nghiên cho phù hợp.
Ông Nghiên kháng cáo bản án sơ thẩm. Đầu năm 2010, TAND TP.HCM xử phúc thẩm đã bác toàn bộ kháng cáo của ông Nghiên, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Sau khi bản án phúc thẩm được ban hành, ngày 18-3-2010 Chi cục Thi hành án dân sự quận 12 ra quyết định thi hành án.
Sau đó, cơ quan này cho ông Mai Văn Nghiên ký đơn cam kết điều chỉnh giấy tờ nhà đất đúng với thực trạng.
Tháng 4-2010, Chi cục Thi hành án dân sự quận 12 ra quyết định đình chỉ thi hành một phần quyết định thi hành án trước đó về các khoản: xác định lối đi 2m, dài 18,78m tính từ nhà bà Hoa ra đường Tô Ký là lối đi chung của hai gia đình; buộc ông Nghiên không được tự ý rào chắn lối đi chung.
Cuối năm 2011, bà Hoa tặng lại quyền sở hữu nhà đất cho cho bà Tuyết.
Xảy ra tranh chấp mới “vỡ lẽ” bản án chưa thi hành
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Tuyết cho biết do tin tưởng vào phân xử của tòa nên suốt 12 năm qua gia đình bà đinh ninh rằng giấy tờ đất của ông Nghiên đã được thu hồi, chỉnh sửa cho đến khi tranh chấp lối đi tiếp tục xảy ra. Ông Nghiên tiếp tục chiếm lối đi chung, bày bàn ghế và bán hàng ăn uống bít lối.
“Trao đổi không thành, tôi trình báo UBND phường thì mới “té ngửa” vì biết giấy tờ nhà đất của ông Nghiên vẫn chưa được điều chỉnh theo bản án”, bà Tuyết nói.
Bà Tuyết tiếp tục gửi đơn đến UBND quận 12 kiến nghị điều chỉnh giấy tờ nhà đất của ông Nghiên theo bản án phúc thẩm thì ngày 23-8 Phòng tài nguyên và môi trường quận 12 có văn bản trả lời trường hợp này thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai thành phố giải quyết.
Từ đó, họ chuyển đơn của bà Tuyết đến chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận 12 để xử lý theo quy định. Bà Tuyết ngán ngẩm nói: “Họ chỉ trả lời như vậy chứ không giải thích, không nói gì thêm. Tôi cũng không rõ bao giờ bản án mới được thi hành xong”.
Các cơ quan chuyên môn cần phối hợp giải quyết dứt điểm
Theo luật sư Đỗ Trúc Lâm (Đoàn luật sư TP.HCM), việc điều chỉnh giấy tờ nhà đất của ông Nghiên lẽ ra đã phải được UBND quận 12 thực hiện từ năm 2010 theo quyết định của tòa.
“Việc sắp xếp, thay đổi tổ chức, phân cấp thẩm quyền các cơ quan chuyên môn không liên quan đến việc bản án không thi hành được. Mấu chốt vấn đề là một bản án 12 năm vì sao không được thi hành”, luật sư Lâm nói.
Đồng quan điểm, luật sư Trần Minh Cường (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng trường hợp này UBND quận 12 và các cơ quan chuyên môn cần nhanh chóng có sự trao đổi, phối hợp để thực hiện quyết định của tòa.
Hủy án vì bị cáo phạm 2 tội nhưng chỉ truy tố, xét xử 1 tội
Phải đến khi tòa giám đốc thẩm có phán quyết thì tòa cấp dưới mới hủy một phần bản án, trả hồ sơ để điều tra bổ sung tội danh đối với bị cáo.
Ngày 23-7, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Viện KSND tỉnh Phú Yên vừa trả hồ sơ cho cơ quan điều tra cùng cấp điều tra lại tội danh đối với bị cáo Trần Văn Trình (trú xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) theo hướng bổ sung tội "đánh bạc" đối với bị cáo này.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 11-11-2019, Trình rủ Trần Đình Thuyên, Thuyên rủ một số người khác đến nhà Trình thuê tại xã Ea Ly để đánh bạc bằng hình thức xóc dĩa. Trình gọi Phạm Thành An đến giao nhiệm vụ thu tiền "xâu" đối với những người thắng ván bài có giá trị từ 1 triệu đồng trở lên, trả công cho An 500.000 đồng.
Ban đầu, Thuyên làm cái xóc dĩa để Trình và các con bạc chơi, sau đó thì Trình làm cái. Rạng sáng 12-11-2019, Công an Phú Yên bắt quả tang nhóm người đánh bạc này, số tiền trên chiếu bạc và trên người những người tham gia tổng cộng hơn 34 triệu đồng.
Ngày 20-7-2020, TAND tỉnh Phú Yên xử sơ thẩm, tuyên bố Trình, An phạm tội "tổ chức đánh bạc", trong đó Trình bị phạt 3 năm tù giam; 7 bị cáo khác bị phạt tù về tội "đánh bạc".
Ngày 18-8-2020, viện trưởng Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng có quyết định kháng nghị phúc thẩm đề nghị TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án hình sự sơ thẩm để điều tra, xét xử lại vì bỏ lọt tội danh "đánh bạc" đối với bị cáo Trần Văn Trình.
Xử phúc thẩm ngày 28-9-2020, TAND cấp cao tại Đà Nẵng không chấp nhận quyết định kháng nghị của viện trưởng Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng.
Tiếp đó, viện trưởng Viện KSND có kháng nghị giám đốc thẩm bản án hình sự phúc thẩm của TAND cấp cao tại Đà Nẵng và bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Yên về vụ án nêu trên.
Ngày 6-10-2021, TAND tối cao có quyết định giám đốc thẩm, tuyên chấp nhận một phần quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của viện trưởng Viện KSND tối cao, hủy bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại Đà Nẵng để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định pháp luật.
Ngày 15-4-2022, TAND cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên phúc thẩm lần 2 đối với vụ án trên, tuyên hủy một phần bản án hình sự sơ thẩm ngày 20-7-2020 của TAND tỉnh Phú Yên về tội danh và hình phạt đối với bị cáo Trần Văn Trình để điều tra lại.
TP.HCM: Nguyên Phó chánh văn phòng Quận ủy Phú Nhuận lừa đảo, lãnh 15 năm tù Theo cáo trạng, trước và sau khi nghỉ việc, nguyên Phó chánh văn phòng Quận ủy Q.Phú Nhuận đã lợi dụng uy tín, cùng lòng tin của người bị hại để lừa đảo chiếm đoạt gần 9 tỉ đồng. Ngày 22.8, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên Huỳnh Thị Nhung (59 tuổi, ngụ TP.HCM, nguyên Phó chánh văn phòng Quận ủy Q.Phú Nhuận)...