Bám sát nhiệm vụ, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị
Trong những năm qua, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn Công binh 280 (Quân khu 5) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hiệu quả công tác giáo dục chính trị (GDCT), bám sát nhiệm vụ, thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp, góp phần nâng cao nhận thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội của cán bộ, chiến sĩ đơn vị.
Chiến sĩ mới Lữ đoàn Công binh 280 tham quan phòng truyền thống của đơn vị. Ảnh: Quang Hồi
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống 40 năm của đơn vị anh hùng, Đảng ủy, chỉ huy lữ đoàn xác định, công tác GDCT tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng. Trên cơ sở nhiệm vụ của đơn vị, kế hoạch GDCT của quân khu, đơn vị đã cụ thể hóa, xây dựng kế hoạch GDCT cho các đối tượng. Lữ đoàn tập trung thực hiện đột phá “Đổi mới hình thức, phương pháp GDCT” theo phương châm “1 giảm, 1 tăng, 3 thực chất và 2 sát, 1 nâng” (giảm lý thuyết; tăng hoạt động bổ trợ; dạy thực chất, học thực chất, đánh giá kết quả thực chất; sát đối tượng, sát thực tiễn; nâng cao nhận thức cho bộ đội). Đơn vị thường xuyên tổ chức tập huấn về hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT), kỹ năng sư phạm, sử dụng phần mềm ứng dụng vào thiết kế giáo án điện tử, kết hợp tốt giữa hình ảnh minh họa với giải thích bằng lời, giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp hỏi-đáp. Chú trọng bồi dưỡng phương pháp tổ chức, gợi ý phát biểu, duy trì ôn luyện, cách nắm, tư vấn và giải quyết tư tưởng của bộ đội, nhất là số chiến sĩ mới để bộ đội ổn định tư tưởng, yên tâm huấn luyện, gắn bó với đơn vị.
Đối với hình thức học tập chính trị, đơn vị đưa máy trình chiếu vào phục vụ giảng dạy cho các đối tượng, kết hợp với mô hình trực quan, băng, đĩa hình, phim tài liệu, các hiện vật trong phòng truyền thống… Từ năm 2018 đến nay, đơn vị đã trang bị 2 bộ máy trình chiếu, 4 bộ sơ đồ bài giảng, 8 mô hình GDCT; củng cố, kiện toàn các thiết chế văn hóa, như: Phòng truyền thống, phòng Hồ Chí Minh, phòng đọc… Nét mới trong công tác GDCT ở đơn vị là đội ngũ cán bộ các cấp đã bám sát nhiệm vụ của đơn vị, gần gũi, thân tình với bộ đội, tổ chức lên lớp, đưa hình ảnh, tư liệu minh họa với phương pháp nêu vấn đề, gợi mở nội dung cần học tập, thực tiễn đơn vị và liên hệ trách nhiệm, đề xuất giải pháp giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là tình hình chấp hành pháp luật, kỷ luật của bộ đội… bảo đảm cho các đối tượng, nhất là chiến sĩ mới, chiến sĩ đang thực hiện các nhiệm vụ độc lập xa đơn vị, cán bộ, sĩ quan mới ra trường dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo. Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị kết hợp chặt chẽ giữa GDCT với các hoạt động tuyên truyền, thi đua, gắn GDCT với quản lý tư tưởng, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật.
Do nhiệm vụ đặc thù, đơn vị thường xuyên hoạt động phân tán theo các công trình trên các vùng, các địa bàn, bộ đội làm theo ca, nên lữ đoàn lên kế hoạch giáo dục theo hướng “xoay vòng”; biên soạn cuốn sổ tay thu nhỏ về các nội dung giáo dục cho cán bộ GDCT khi cơ động làm nhiệm xa đơn vị. Trên cơ sở đó, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị, cán bộ các cấp tổ chức cho bộ đội học tập chính trị ở tại công trình (tổ chức giáo dục theo ca làm của bộ đội) với thời gian phù hợp, bảo đảm đúng, đủ nội dung theo quy định. Vào thời gian cao điểm đang thi công công trình không thể tổ chức học tập, đơn vị bố trí học vào thời gian huấn luyện bổ sung trong tuần, hoặc phô tô tài liệu cấp phát để từng cán bộ, chiến sĩ tranh thủ đọc, học, xem clip nội dung về GDCT để củng cố kiến thức, nâng cao hiểu biết, xác định quyết tâm, động cơ thực hiện nhiệm vụ.
Để công tác GDCT đi vào chiều sâu, phong phú về hình thức, phương pháp, giúp bộ đội dễ nhớ, dễ thực hiện, lữ đoàn thực hiện mô hình “Mỗi tuần học một điều luật”, “Mỗi tuần một nội dung học tập”… duy trì nghiêm nền nếp sinh hoạt tổ 3 người, sinh hoạt tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, sinh hoạt “Câu lạc bộ đoàn viên phấn đấu tốt” để kịp thời nắm, tư vấn, giải quyết tâm tư, nguyện vọng, những khúc mắc của bộ đội; thực hiện “Ngày chính trị văn hóa tinh thần”, “Ngày pháp luật”, bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ.
Nhờ bám sát nhiệm vụ, thường xuyên đổi mới hình thức và đẩy mạnh công tác GDCT tại đơn vị nên nhận thức của cán bộ, chiến sĩ đơn vị chuyển biến tiến bộ rõ rệt, không còn tình trạng vi phạm kỷ luật, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ. Năm 2018, lữ đoàn đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng, Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trung tá HỒ HUY HÙNG
Chính ủy Lữ đoàn 280, Quân khu 5
Theo QĐND
Video đang HOT
Nguy cơ khi nhiều trẻ xem trọng người giúp việc hơn bố mẹ, ông bà
Việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lòng yêu thương gia đình, bạn bè cực kỳ quan trọng đối với trẻ, cần được hình thành ngay trong gia đình, bằng sự quan tâm, giao tiếp giữa cha mẹ và con. Tuy nhiên, hiện nay nhiều đứa trẻ xem trọng người giúp việc hơn cả ông bà, bố mẹ.
Thiếu tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm cảnh báo về thực trạng lỏng lẻo trong giáo dục đạo đức con trẻ trong gia đình và nhà trường hiện nay tác động đến thực trạng bạo lực học đường (BLHĐ) và xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em trong chuyên đề về chủ đề này vừa được tổ chức tại TPHCM.
Thiếu tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm chia sẻ với học sinh TPHCM về bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em
Ở Việt Nam, mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng các vụ BLHĐ hay XHTD trẻ em xảy ra khá phổ biến, để lại hậu quả nặng nề cho bản thân các em và cả người thân, gia đình, thậm chí cả tổ chức, cả địa phương nơi người đó sinh sống, gây bức xúc trong dư luận.
Trên thực tế, đã có một vài cơ quan công bố số liệu nhưng Thiếu tá Lâm không tin vào số liệu này vì theo ông, nhiều vụ việc không dược "nhận diện". Nhiều trẻ nhỏ chưa có khả năng nhận thức ranh giới giữa "yêu thương", "nũng nịu" với dâm ô, XHTD.
Người lớn nên cảm thấy "chạnh lòng"
Theo TS Lê Hoàng Việt Lâm, một số quy định của pháp luật chưa theo kịp với thực tiễn xã hội; việc xử phạt không đảm bảo tính răn đe.
Một số lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa phương tỏ ra thờ ơ, không quan tâm, chỉ khi xảy ra vụ việc mới bất ngờ, rồi tìm cách thoái thác, ngụy biện, che giấu... dẫn đến rất nhiều hệ luỵ.
Đứng ở vị trí quan sát, TS Việt Lâm đánh giá thật khó có thể chấp nhận về hành động bạo lực của các em, khó tránh khỏi sự phán xét. Nhưng nếu xét về lý do ẩn đằng sau những hành động đó, người lớn ít nhiều nên cảm thấy "chạnh lòng".
Ông đặt hàng loạt câu hỏi: Vì đâu khi xảy ra những vấn đề với bạn bè cùng trang lứa, các em lại thường có suy nghĩ mình phải giải quyết những mâu thuẫn ấy bằng bạo lực? Liệu thầy cô, gia đình đã thực sự quan tâm và mong muốn tìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành động trên, hay chỉ là những lời cáo buộc và không thực sự lắng nghe các em?
Có chăng hành động ấy lại là hệ quả của những quan sát và tổn thương trong quá khứ? Như các em lớn lên trong một gia đình cha mẹ hằn học nhau, các em bị bạo hành thường xuyên, không chỉ qua hành động mà còn qua lời nói? Hay có chăng đó là nhu cầu được chú ý và quan tâm được thể hiện một cách quá mức? Khởi nguồn từ sự thiếu thốn tình cảm của các em?
Thiếu tá Lê Hoàng Việt Lâm nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tổng thể, giải quyết căn cơ từ gốc, ở đó có sự tham gia của cả cộng đồng, xã hội, của truyền thông hay của chính bản thân những người có khả năng bị xâm hại, bị bạo lực.
Thiếu tá Lê Hoàng Việt Lâm đặt ra 5 giải pháp cho thực trạng BLHĐ và XHTD trẻ em:
Bố mẹ, thầy cô phải trăn trở và nghiêm khắc với mình hơn
Các gia đình, nhà trường cần nhận thức và nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, đặc biệt là lòng yêu thương gia đình, bè bạn; rèn luyện kỹ năng sống, trang bị những kiến thức cần thiết liên quan đến giới tính, quan hệ nam nữ hay khả năng ứng phó với những tình huống cụ thể liên quan đến BLHĐ hay XHTD.
Cần dành thời gian cho con, cho học sinh nhiều hơn, hãy học hỏi và đề ra những "quy định" trong giáo dục nhân cách cho trẻ; biết lắng nghe và gần gũi để biết được những tâm tư, suy nghĩ mà con trẻ cần. Ai cũng nghĩ điều này đơn giản song nhiều gia đình đã không làm được, nhiều đứa trẻ bây giờ coi trọng người giúp việc hơn cả bố mẹ, ông bà...
Mỗi người cha, người mẹ, mỗi thầy cô cần phải biết trăn trở và nghiêm khắc với chính mình, phải có ứng xử đúng mực khi để sự việc xảy ra hay biết, chứng kiến sự việc. Ngay cả trong cách phản ứng, bày tỏ quan điểm trước những vấn nạn đó cũng cần phải hết sức tỉnh táo, đúng mực.
Xây dựng lực lượng chuyên trách trong nhà trường
Mỗi cơ sở giáo dục, trường học cần có người chuyên trách về giáo dục giới tính, giáo dục đạo đức và nhân cách. Đó phải là những cán bộ giỏi, được đào tạo bài bản, am hiểu tâm lý, giáo dục, am hiểu trẻ em; có kỹ năng huấn luyện, truyền cảm ứng cho trẻ trong các buổi giáo dục kỹ năng và đạo đức.
Đồng thời, các cơ sở giáo dục cần tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, xây dựng các tình huống, giả định liên quan đến BLHĐ và XHTD trẻ em để các vừa được học tập thực tế vừa có nhiều cơ hội để tiếp xúc nhiều hơn. Các em cần được được trải nghiệm vẻ đẹp của thiên nhiên, tiếp xúc, giao tiếp với nhau nhiều hơn, hiểu nhau hơn và học cách giải quyết mâu thuẫn văn minh hơn, xử lý tốt hơn trong quan hệ nam nữ, trong những tình huống bị xâm hại.
Người tốt không được im lặng
Thực tế, nhiều vụ việc BLHĐ và XHTD trẻ em diễn ra rất lâu mới bị phát hiện, như vụ việc nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên, mà nguyên nhân còn do người chứng kiến che giấu, thậm chí sợ bị liên lụy. Thậm chí có những vụ án, cha đã dâm ô, hiếp con ruột, song vì sợ bị tai tiếng, dị nghị của hàng xóm, xã hội, nhiều người mẹ đã cam chịu, chấp nhận che giấu.
Chúng ta cần xây dựng cơ chế và thực thi hiệu quả cơ chế để người nắm bắt thông tin có thể an tâm, mạnh dạn công khai thông tin; hoặc giúp họ định vị lại trách nhiệm của mình hoặc nhận rõ hệ quả của việc che giấu thông tin đó.
Xác định trách nhiệm
Xây dựng chương trình Phòng chống quốc gia về BLHĐ và XHTD trẻ em, trong đó vạch rõ nội dung thực hiện, thang đo để đánh giá diễn biến, thực trạng của những "vấn nạn" trên; xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm khi để BLHĐ và XHTD trẻ em diễn ra.
Vụ việc ở Hưng Yên, tất cả chúng ta đều thừa nhận và đồng ý rằng bạo lực học đường có trách nhiệm của gia đình, nhà trường, và cả xã hội. Ngoài việc kỷ luật giáo viên, quản lý trường học thì trách nhiệm của chính quyền địa phương, của bố mẹ và của người thực hiện hành vi BLHĐ, XHTD trẻ em sẽ bị hình thức xử lý nào.
Việc kỷ luật đuổi học học sinh cũng cần phải trả lời một khi tước đi môi trường học tập thì các em sẽ đi về đâu, chuộc lỗi lầm trong môi trường nào?
Đặc biệt cần xây dựng cơ chế kiểm soát việc công bố số liệu, vụ việc liên quan đến BLHĐ và XHTD trẻ em bởi trên thực tế số liệu được công bố hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan chủ quản mà chưa hề có một cơ chế giám sát xã hội hay chế tài xử lý nếu công bố không đầy đủ, không chính xác.
Phát huy vai trò của cơ quan truyền thông đại chúng
Khi vụ việc xảy ra, truyền thông cần cung cấp thông tin đủ, trách khai thác quá nhiều thông tin đến vụ việc mà cần có những bài mang tính định hướng để giải quyết vấn đề.
Cần bỏ những bài mang tính "câu like", tạo sự "giật gân" để thu hút dư luận hay vì mục đích quảng cáo. Thay vào đó là sự chuẩn mực, hướng đến những giá trị đẹp cho giới trẻ và cộng đồng trong vai trò của truyền thông rất lớn.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Giáo viên phải đặt việc giáo dục đạo đức cho học sinh lên hàng đầu Mối quan hệ thầy trò là cốt lõi của môi trường giáo dục, do đó, giáo viên dạy học sinh phải đặt đạo đức lên hàng đầu, phải gương mẫu để học sinh noi theo. Đó là một trong những chỉ đạo của ông Lê Trung Kiên, Bí thư Quận ủy Lê Chân (Hải Phòng) tại hội nghị quán triệt việc thực hiện...