Bài văn ủng hộ người đồng tính của nữ sinh 15 tuổi
Uyên Nghi thẳng thắn: ‘Vì sao chúng ta phải kỳ thị, miệt thị họ bằng những từ ngữ cay đắng? Tại sao chúng ta lại dùng hai từ “ghê tởm, dơ bẩn” để gán cho họ?
Bài văn ủng hộ người đồng tính của bạn Uyên Nghi, lớp 10 Văn trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP HCM gây nhiều ấn tượng khi xuất hiện trên mạng xã hội.
Với đề bài Nghị luận về một vấn đề xã hội em quan tâm nhất, Uyên Nghi đã chọn vấn đề đồng tính. Bài văn đánh thức rất nhiều người bởi suy nghĩ chín chắn của một teen girl 15 tuổi.
Bài văn ủng hộ người đồng tính của Uyên Nghi. Ảnh: FB.
Ở Việt Nam, vấn đề đồng tính còn khá nhức nhối khi còn có rất nhiều người kỳ thị và xa lánh người đồng tính. Trong bài văn của Uyên Nghi, đồng tính được nhìn nhận khá thoáng và rất cởi mở.
Bài văn mở đầu bằng câu hát khá nổi tiếng trong Born this way của Lady Gaga: “I’m beautiful in my way. Cause God make no mistake” (Tạm dịch: Tôi xinh đẹp theo cách của tôi, bởi vì Chúa chẳng mắc sai lầm gì) để giải thích rằng: “Không ai khi sinh ra có quyền lựa chọn giới tính, cũng như lựa chọn tính cách của bản thân. Vì vậy đồng tính không phải là một vấn đề không tốt, mà ngược lại đó còn là một vấn đề cả xã hội cần quan tâm”.
Uyên Nghi đã có những quan điểm đanh thép về người đồng tính khiến người đọc nể phục.Ảnh: FB.
Uyên Nghi đã dẫn người đọc tìm hiểu đồng tính là gì? Có những loại đồng tính như thế nào? Cách sống của người đồng tính ra sao?….
Cách khai thác vấn đề của Uyên Nghi tiếp tục khơi gợi nhiều vấn đề nóng khác. Đặc biệt, đó là cách nhìn nhận của xã hội hiện nay với người đồng tính. Theo cô bạn: “Đồng tính nói chung, cả les và gay cũng chỉ là những con người vô cùng bình thường… Vậy thì vì sao chúng ta phải kỳ thị, miệt thị họ bằng những từ ngữ cay đắng? Tại sao chúng ta lại dùng hai từ “ghê tởm, dơ bẩn” để gán cho họ?”.
“Mỗi lời chúng ta, dù vô tình hay cố ý cũng đều tựa như một nhát dao đam xuyên qua trái tim họ… Vì vậy ta hãy dang rộng vòng tay đón nhận lấy những đồng tình nữ, nam, yêu thương cảm thông, chia sẻ với họ”, đó là lời mà Uyên Nghi muốn gửi gắm qua bài văn.
Video đang HOT
Đây là bài kiểm tra 15 phút hôm 13/9 được giáo viên chấm 8,3 điểm cùng lời phê: “Nghị luận khá tốt, chọn vấn đề khá “hot” trong tình hình xã hội hiện nay. Có thể cập nhật thêm luật kết hôn đồng giới mà Quốc hội bàn bạc tháng 9/2013 để khởi sâu vấn đề, đề xuất giải pháp”.
Cư dân mạng đồng tình với quan điểm của Uyên Nghi. Ảnh: chụp từ màn hình.
Ngay khi đăng tải, bài văn đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng mạng. Lam Huynh bình luận: “Bài văn viết về đồng tính rất đúng với thực tế hiện nay. Một cô học trò còn khá trẻ mà đã có những suy nghĩ chín chắn như vậy thật đáng khen”.
Nấm Lùn khen ngợi: “Bài viết của bạn hay lắm. Cảm ơn vì đã cho mọi người hiểu rõ hơn về người đồng tính”.
“Bạn viết đúng và ý nghĩa quá. Bản thân mình cũng thấy xã hội hiện nay còn quá kì thị về người đồng tính. Hy vọng bài văn của bạn sẽ góp một phần nào đó đánh thức suy nghĩ của mọi người để có cái nhìn thiện cảm hơn với người đồng tính”, Hoa An chia sẻ.
Uyên Nghi rất tâm đắc với bài văn này của mình. Ảnh: FB.
Chia sẻ trên trang cá nhân, Uyên Nghi nói: “Cũng không phải xuất sắc với số điểm nhưng mình đã dành cả tâm huyết khi viết về chủ đề này nên cũng cảm thấy mãn nguyện”.
Theo TNO
Bài thi đại học điểm 0 chấn động dư luận TQ
Sau kỳ thi đại học ở Trung Quốc, dư luận rất chú ý vào kết quả các bài thi, trong đó có những bài thi tuy bị điểm 0 nhưng gây được ấn tượng mạnh với người đọc.
Các thí sinh trong kỳ thi gaokao của Trung Quốc.
Hơn 9 triệu thí sinh Trung Quốc đang hồi hộp chờ đợi kết quả của cuộc thi vào đại học nổi tiếng "nhọc nhằn" hay còn gọi là gaokao ở đất nước này. Sau 12 năm đèn sách, các sĩ tử và những bậc phụ huynh rồi sẽ biết được điểm số sẽ quyết định ngôi trường đại học mà các em sẽ được vào, đồng thời là bước ngoặt quyết định cuộc đời của các em sau này.
Truyền thông Trung Quốc và cư dân mạng cũng đang phát sốt với kỳ thi này. Đề thi và đáp án được đưa lên mạng, các đề văn được thảo luận trên sóng phát thanh và truyền hình, những bài thi đạt điểm cao được tung hô trên các tờ báo trung ương và địa phương.
Thế nhưng không phải tất cả thí sinh đều tham dự kỳ thi vô cùng quan trọng này với thái độ nghiêm túc đến vậy. Từ lâu trong các kỳ thi đại học ở Trung Quốc đã tồn tại một hiện tượng gọi là "bài luận điểm 0". Đây là những bài luận mà thí sinh trả lời cho câu hỏi chính trong môn thi văn hóa và ngôn ngữ bắt buộc nhưng không được chấm một điểm nào.
Nhiều bài luận như vậy sau đó đã được tung lên mạng, và vì đề bài ở mỗi tỉnh là khác nhau nên có rất nhiều bài luận như vậy được đưa lên. Trong số đó có nhiềubài văn hoàn toàn là do thí sinh cố tình chơi khăm chứ không phải do ngu dốt.
Một trong những bài văn đó của một thí sinh ở tỉnh Tứ Xuyên với đề bài là "Sự công bằng kiểu Trung Quốc". Bài văn đó bắt đầu như sau:
"Khi nhìn thấy đề bài, tôi đột nhiên muốn cười phá lên. Vâng, đúng vậy, tôi muốn bật cười. Như thể tôi có thể nhìn thấy khuôn mặt dữ tợn xám xịt của vị giám khảo khi nhìn thấy bài thi này".
"Báo chí nước nhà cho biết, giá bất động sản Trung Quốc đã tăng vọt gấp 20 lần trong thập niên vừa qua. Khi mà tất cả những thanh niên có hoài bão không thể ngóc đầu lên được vì bị giá nhà đè bẹp, vậy công bằng ở đâu?"
"Mức lương tháng của những người bình thường chỉ đủ để mua nửa mét vuông bất động sản mỗi tháng, trong khi bất cứ chiếc đồng hồ nào của "Đại ca Đồng hồ" (chỉ quan chức Dương Đạt Tài đeo đồng hồ hàng hiệu khi đi kiểm tra hiện trường một vụ tai nạn - PV) cũng trị giá hàng chục ngàn tệ, và "Đại ca Đồng hồ" thậm chí còn tuyên bố rằng mình sở hữu hàng chục đồng hồ như thế.
Đại ca Đồng hồ còn nói rằng ông ấy có rất nhiều căn hộ ở Bắc Kinh. Thế nên mắt tôi gần như bật ra khỏi tròng khi đọc đề bài thi này.
Thật may là sau đó xuất hiện một "Đại tẩu Nhà đất", người mà bằng những hành động của mình đã nói với "Đại ca Đồng hồ" rằng: Ngươi chẳng là cái thá gì cả, đồ trẻ ranh!
Rốt cuộc trên báo chí tràn ngập tin tức cho biết "Đại tẩu Nhà đất" có hàng chục căn hộ ở Bắc Kinh, cộng thêm 4 cuốn sổ đăng ký nhà. Những cuốn sổ đó là thật, và bà ấy có 4 số chứng minh nhân dân khác nhau (4 nhân thân hợp lệ khác nhau)"
Bên ngoài cổng trường thi vào đại học ở Trung Quốc.
Thí sinh này định nghĩa công bằng bằng cách điểm lại một loạt những vụ việc bị báo chí phanh phui gần đây:
"Xã hội công bằng là nơi mọi người đều bình đẳng, nơi luật pháp là tối thượng, nơi nhân viên quản lý đô thị không đánh đập dân thường, nơi hiệu trưởng không vào khách sạn với nữ sinh, nơi bác sĩ tập trung chữa trị cho bệnh nhân".
Thí sinh này nêu lên thực trạng: "Tôi sinh ra trong xã hội này, hít thở bầu không khí ô nhiễm cao độ, ăn những loại thực phẩm có thể giết chết tôi bất cứ lúc nào, nhìn vị giám đốc công ty thuốc lá quốc doanh thu về bạc triệu".
"Khi hơn mười ngàn con lợn chết bị vứt xuống sông Hoàng Phố, tôi nhận ra rằng nếu tôi không tin vào "sự công bằng" này, tôi rồi cũng sẽ có kết cục như chúng. Tôi vẫn mong chờ một cuộc đời công bằng, nơi các quan chức trung thực và làm việc thật sự, nơi các doanh nhân kinh doanh có lương tâm, nơi giá nhà không cao ngất ngưởng đến lố bịch, nơi con người sống trong hạnh phúc và mãn nguyện".
Bài văn này kết thúc với một lời thách thức giám khảo:
"Hãy cho em một điểm 0, thưa giám khảo kính mến. Em không sợ đâu, sữa bột Sanlu còn không giết được em thì một điểm 0 nào có hề hấn gì. Xin đừng do dự, hãy ngoạc bút vào ô điểm, rồi giám khảo có thể đi đánh mạt chược"
Học sinh Trung Quốc ăn mừng thi xong gaokao.
Trong khi đó, một thí sinh ở Thượng Hải khi được yêu cầu làm bài nghị luận về "những điều quan trọng hơn trong cuộc sống" đã trả lời rằng đó là "trở thành một ca sĩ nhạc rock thực sự", "chiến đấu với một ban nhạc rock", sống tự do và có bạn gái. Thí sinh này viết: "Em không muốn tham dự kỳ thi gaokao. Rốt cuộc, với trình độ này em chỉ có thể vào được trường đời mà thôi". Và hiển nhiên điểm số mà thí sinh này nhận được là con số 0 tròn trĩnh.
Trong kỳ thi đại học năm 2009, một thí sinh muốn nổi trội trong đám đông đã viết bài thi của mình bằng ký tự hình xương, một dạng văn tự cổ được sử dụng từ thời kỳ Đồ Đồng. Được biết giám khảo đã phải tìm một chuyên gia để giải mã bài vănnày, sau đó họ đã phải bàn bạc rất nhiều mới quyết định cho điểm 8 trên thang điểm 60.
Điều đáng nói là phản ứng của cộng đồng mạng đối với những bài văn kiểu này khá tích cực. Nhiều người cho rằng những nỗ lực cá nhân này cần được cho điểm cao vì tính sáng tạo bởi không chỉ các học sinh thấy nhàm chán với hệ thống thi cử hiện tại ở một đất nước đang phấn đấu đổi mới hơn nữa như Trung Quốc.
Theo Vietnamnet
Nam sinh viết bài văn trị giá 200 triệu đồng "Chìa khóa của chiếc hòm cuộc đời kỳ diệu nằm ngay lúc này, ngay trong suy nghĩ của chính mình" là câu kết trong bài luận giúp Minh Hoàng nhận học bổng trị giá 200 triệu đồng. Bài luận của Nguyễn Minh Hoàng, học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, thuộc ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội, viết gửi ĐH...