Bài văn tốt nghiệp phân tích “Kim Lân miệt thị Tràng thậm tệ”
Kỳ chấm thi tốt nghiệp lớp 12 đã kết thúc, kết quả bài làm của thí sinh (TS) đã có. Là người trực tiếp chấm bài thi môn Ngữ Văn, năm nào cũng vậy, chúng tôi thật buồn khi đọc những bài văn của không ít TS khi các em cứ vô tư “chém gió” trên trang giấy của mình…
Chồng đánh vợ, con đánh bố trong truyện “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
Ở hệ giáo dục phổ thông, nhiều TS không nắm rõ về nội dung truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu nên khi nói về người đàn bà hàng chài, các em cứ vô tư “tán”:
“Người đàn bà hàng chài là người đẹp người đẹp nết nên được một anh chàng thương”, hoặc “Người đàn bà này hàng ngày đi kéo lưới để nuôi sống gia đình, bữa nào có cá to chị đem đi bán”.
Thậm chí, câu hỏi của đề là “Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?”
Nhiều TS trả lời “Đó là hình ảnh người đàn ông đánh vợ dã man và đứa con bênh mẹ mà đánh lại bố”…
Ảnh: Đất Việt
Sài Khao, Mường Lát ở Lào
Còn ở câu số 3 của chương trình cơ bản, không ít TS tán vu vơ đoạn thơ của Quang Dũng. Ví dụ, câu thơ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống, nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” thì có em viết:
Video đang HOT
“Đọc câu thơ này ta thấy con người trở nên nhỏ như con kiến đang cố gắng vượt qua cái dốc để đến với bến bờ tự do”.
Những địa danh được nhắc tới trong đoạn thơ như Sài Khao, Mường Lát,… được TS cho rằng “là những địa danh quen thuộc trên đất nước Lào”.
Kim Lân miệt thị Tràng thậm tệ
Với câu 3b (chương trình nâng cao) cho phân tích nhân vật Tràng, nhiều TS “thêm râu thêm ria” vào câu chuyện. Ví dụ, một TS viết:
“Tràng kéo xe thì gặp một người đàn bà nằm giữa đường với bộ dạng sắp chết, thấy vậy Tràng liền múc mấy bát cháo cho thị ăn. Sau khi thị ăn xong, Tràng nói “Về làm vợ tớ đi”. Vậy là thị theo Tràng đi liền. Còn bà cụ Tứ nói với Tràng: “Chúng mày lấy nhau tao cũng mừng, mai mày đi mua hai con gà về mà nuôi”.
Cá biệt, có TS viết “Với ngòi bút của mình, Kim Lân đã miệt thị Tràng một cách thậm tệ”.
Nhân vật trong “Rừng xà nu” lạc vào “Số phận con người” của Sô-lô-khôp
Riêng câu 2 (Nghị luận xã hội) thì đa số TS viết hết sức cẩu thả. Có TS giải thích đường là gì, gồm có những loại đường không, đường thủy, đường bộ…và kết luận “đường tới tương lai cũng là một con đường”….
Còn ở hệ GDTX, với câu 1 (Tóm tắt truyện ngắn “Số phận con người” của M.Sô-lô-khôp), có TS tóm tắt luôn truyện ngắn “Một con người ra đời” của M.Gorki.
Một TS khác lại tóm tắt “Sau khi chiến tranh kết thúc, anh chiến sĩ trở về quê thì vợ con đã chết, anh gặp bé Heng và nhận chú bé làm con nuôi” (Bé Heng là nhân vật trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành). Cũng có TS tóm tắt được nhưng lại đổi giới tính bé Vania từ chú bé thành cô bé thật đáng yêu…
Theo Bee
Hành trình 15 năm tìm con gái mất tích của người cha
Hễ nghe có người báo tin về đứa con mất tích là anh Nguyễn Minh Châu lại lên đường bất kể thời gian, đường sá xa gần. Nhưng cuộc hành trình tìm con 15 năm qua của người cha bất hạnh vẫn chưa có kết quả.
Sau khi lập trang web để tìm kiếm đứa con gái mất tích, nếu tính đến nay cũng đã tròn 20 tuổi, có ai hỏi thăm, ông bố này lại ngậm ngùi tư lự. Anh bảo: "Đàn ông không khóc, nhưng cứ nghĩ đến con lòng lại xót xa".
Tiếp chuyện với VnExpress.net, chốc chốc, anh Châu lại lặng đi khi kể về những nhọc nhằn của mười lăm năm đi tìm con. Anh nhớ lại, sau hôm bé Trường An mất tích vài ngày (năm 1995), có người báo thấy đứa trẻ giống An tại Kinh Bảy, chỉ cách nhà khoảng 5 cây số. Lập tức anh Châu bắt xe ôm đến nơi, tìm khắp nhưng chẳng thấy. Lần khác có người cho hay bé An ngồi trên xe đi qua cầu Rạch Chùa, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 4 km. Người bố lại tìm đến nơi và nằm phục tại đây hết 3 ngày chờ xem có ai chở con gái mình đi qua hay không, nhưng vẫn bặt vô âm tín.
Vài tháng sau, chị Phan Thị Phê, mẹ nuôi của bé Phan Thị Diễm My (cùng mất tích với Trường An), nhận được tin có một bé gái mồ côi tên My trên Đắk Lắk. Mừng quá, chị Phê đi ngay lên Tây Nguyên, nhưng đến nơi mới biết chỉ là trường hợp trùng họ tên mà thôi.
Tấm hình bé Trường An lúc còn nhỏ chụp cùng ba mẹ và anh trai trước sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh website www.nguyenminhchau.com.
Nghe nhiều người nói có thể con mình bị bùa ngải, bị người khác làm phép bắt đi nên anh Châu cũng đã đi vào các làng dân tộc tại Định Quán, tỉnh Đồng Nai, tìm hiểu, rồi thất vọng trở về. Bất kể ai báo tin con gái ở đâu, người bố cũng đều đi đến nơi tìm kiếm.
Chuyến đi xa nhất là sang Campuchia tìm con. Nhiều tháng trôi qua, việc kiếm bé An trong nước dẫm chân tại chỗ, lại nghe đồn trẻ con bị bắt cóc tại Việt Nam hay được đưa qua bán bên Campuchia. Thế là cả nhà bàn bạc liều qua Campuchia một phen, dù lúc ấy tình hình bên đó rất lộn xộn vì vẫn còn Pol Pốt.
Anh Trương Thanh Phong, anh rể của anh Châu, cùng ngồi lắng nghe kể chuyện hành trình tìm kiếm bé An, chừng giọng người bố đã lạc đi vì xúc động, bèn đỡ lời. Chính anh Phong cùng với bố mẹ các cháu mất tích đã khăn gói sang Campuchia tìm con dạo ấy.
Anh Phong bảo, thời gian trôi qua đã lâu, không thể nhớ chính xác thời điểm nhưng chuyến đi Campuchia vào khoảng năm 1996. Lúc đó anh Phong, anh Châu và chị Phê đi xe đò đến huyện Tân Châu, tỉnh An Giang, giáp biên giới Campuchia. Tại đây ba người gặp người quen để nhờ đưa qua Campuchia bằng đường thủy. Tuy nhiên do lo ngại anh Châu và chị Phê vừa mới mất con, tinh thần chưa được ổn định và qua nước bạn nhiều bất trắc, nên anh Phong khuyên hai người trở về nhà, chỉ để một mình anh qua Campuchia.
Anh Phong tâm sự: "Một thân một mình qua Campuchia kể cũng sợ, nhưng vì thương em, thương cháu nên mình cũng cố gắng một chuyến". Anh Phong được người quen đưa qua Hố Lương (Campuchia) bằng thuyền. Từ đây anh đi xe đò lên thủ đô Phnom Penh.
Anh kể, lúc mới qua cũng lo lắm vì đã không xuất cảnh theo đường hợp pháp nên mỗi khi gặp cảnh sát phải né tránh đủ chiều. Hơn nữa thời điểm này, tình hình chính trị Campuchia vẫn còn bất ổn. Cũng may, người quen của anh Phong tại PhnomPenh có người bà con giữ chức vụ quan trọng tại Bộ Nội vụ Campuchia nhận lời giúp đỡ. Anh Phong lập tức rửa hơn 500 tấm hình của bé Trường An để vị quan chức này chuyển cho binh lính tại sân bay, cửa khẩu, biên giới Thái Lan... để tìm manh mối.
Sau vài ngày ở Phnompenh, anh Phong khăn gói xuống tỉnh lân cận thủ đô, ở lại một ngày một đêm mà vẫn không có tin tức gì hơn. Sau hơn một tuần tìm cháu tại Campuchia, 1.000 USD đem theo cũng cạn, anh Phong đành phải trở về.
Trong khi đó, không chỉ ngồi nhà chờ tin, hễ có thời gian rảnh rỗi anh Châu lại lấy xe máy đi tìm con khắp vùng xung quanh. Đến bây giờ anh cũng không nhớ hết mình đã đi đến bao nhiêu khu vực để tìm con nữa. Chỉ riêng trong năm 1996, nhà anh Châu đã tốn hết khoảng 50 triệu đồng cho việc đi tìm con. Vào thời đó, 50 triệu là một số tiền quá lớn, cả nhà đã phải vay mượn bạn bè, người thân, chòm xóm. "Cũng may mọi người đều cảm thông với mất mát của gia đình nên đều nhiệt tình giúp đỡ", giọng người bố rưng rưng cảm xúc.
Thấm thoắt đã qua 15 năm tìm con nhưng niềm hy vọng vẫn chưa chấm dứt. Anh Châu tâm sự: "Hy vọng qua những hình ảnh và thông tin đăng tải trên website sẽ làm con gái tôi nhớ lại ký ức xa xưa của mình, hay những người đang nuôi dạy cháu biết được thông tin sẽ giúp gia đình chúng tôi sum họp".
Nửa tháng trước, với sự giúp đỡ của một người thân là chuyên viên tin học, người bố này đã lập một trang web để tìm kiếm con gái, đưa hình ảnh của cháu Trường An lên Internet, tạo nên cơn sốt trong cộng đồng mạng. Vì thiếu hình ảnh của cháu bé khi còn ở nhà, người chuyên viên tin học kia đã phải xử lý ghép ảnh từ những hình ảnh khác của các thành viên khác trong gia đình, khiến không ít cư dân mạng nghi ngờ "15 năm tìm con là sản phẩm của thời công nghệ thông tin".
Trao đổi với VnExpress.net hôm 22/1, công an xã Tân Hòa Thành xác nhận câu chuyện mất con của anh Châu là thật. Bé Nguyễn Trường An sinh năm 1990, mất tích năm 1995 (âm lịch - tức 1996 dương lịch) cùng với một bé gái khác là Phan Thị Diễm My, con nuôi của chị anh Châu. Công an xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, đã vào cuộc điều tra, tìm kiếm, nhưng đến nay vẫn chưa xác minh được tung tích của hai cháu nhỏ, hiện đã ở độ tuổi đôi mươi.
Hà Mai