Bài văn điểm 9 “xin các bạn đừng cười”
Bài văn viết về cô giúp việc của em Bùi Linh Trang, học sinh lớp 7E1 ( Trường THCS Marie Curie) nhận được nhiều lời khen từ cô giáo vì đã có những cảm xúc chân thật, sâu sắc.
Với đề bài (học sinh được chọn một trong hai đề): Đề 1: “Biểu cảm về một người thân” và Đề 2: “Biểu cảm về loài cây em yêu thích”.
Linh Trang đã chọn đề 1. Dưới đây là bài làm của em.
Video đang HOT
Bài văn của Bùi Linh Trang
Người thân yêu nhất của các bạn là ai? Là cha, là mẹ hay là một người chị gái? Với tôi, cũng như các bạn, cha mẹ và chị gái là người tôi yêu quý nhất trên đời. Nhưng với tôi, còn có một người vô cùng đặc biệt, gần gũi với tôi nữa…Chẳng ai khác, chính là cô giúp việc.
Nói ra xin các bạn đừng cười vì thực sự với tôi, cô quan trọng, gần gũi với tôi như mẹ vậy. Và niềm hạnh phúc tôi có đã nhân đôi vì có được hai người mẹ bên tôi.
Cô giúp việc nhà tôi tên là Huy, một cái tên rất con trai nên đã làm tôi có chút tò mò từ lần đầu mẹ tôi nhắc đến trước khi cô đến nhà tôi. Cô là người cùng quê mẹ tôi được bà ngoại giới thiệu lên giúp nhà tôi. Cô đã gần năm mươi tuổi, không còn trẻ nữa nhưng tôi vẫn luôn trìu mến gọi cô mà không phải là bác. Phải chăng như thế sẽ làm cho cô trẻ hơn?
Đã sáu năm, một con số thời gian khá dài đủ để làm những đứa bé con như tôi lãng quên mọi thứ…Vậy mà không hiểu sao, trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in cái ngày đầu tiên cô Huy bước chân vào nhà tôi. Một ngày lặng lẽ, buồn thảm và u ám. Đó là ngày bà Nội yêu quý của tôi vừa mất được ba hôm. Trong khi mọi người đau buồn, bận rộn như quên tôi thì có cô đến chăm lo cho tôi, trò chuyện căn dặn tôi. Lúc ấy, phải nói rằng, tôi thấy ngạc nhiên vô cùng. Có lẽ vì quen với sự chăm sóc của mẹ, và quen với ngôi nhà chỉ có bố, mẹ và chị gái bây giờ lại có thêm một người đến ở nhà tôi, dạy bảo tôi…Mà khi bà mới ra đi chưa lâu bỗng có một người đến lau dọn giường bà, nghỉ tại đó nữa. Chao ôi, phải nói rằng tôi khó chịu như thế nào. Cái cảm xúc của một đứa bé lên sáu sợ ai đến đánh mất của mình một cái gì đó quý giá nhất. Và cũng bắt đầu từ đó, tôi dò xét, tìm mọi cách không thỏa hiệp, thậm chí đôi lúc còn phản kháng cô. Mỗi khi cô nói cái gì là tôi tìm cách cãi lại không cần quan tâm đúng sai như thế nào.
Nhưng cho đến một ngày…Đó là ngày tôi chống lệnh bố mẹ tôi không chịu về quê thăm ông bà chỉ vì mải mốt xem phim hoạt hình. Ngọt nhạt thế nào tôi cũng không đi…Mẹ tôi nóng nảy, tức giận và định giơ tay lên đánh đòn tôi. Lúc ấy, cô Huy vội vàng chạy vào ngăn…Cô xuất hiện, có lẽ mẹ nguôi giận và bảo tôi ra ngoài…Không cảm ơn cô, nhưng trong lòng tôi bỗng nhiên thấy quý cô hơn rất nhiều.
Cô Huy là một người “nhà quê” theo đúng nghĩa. Cô chân thành, thật thà, tính tình vui vẻ và có phần nóng nảy. Tôi có không biết bao nhiêu kỷ niệm về cô. Nhớ có lần cô bảo tôi giúp cô cài đặt chuông nhạc sàn để nghe cho rõ, rõ đến mức mỗi lần ai gọi cô thì hàng xóm cũng nghe thấy. Hay cái lần cô cùng mẹ con tôi đi siêu thị Big C dịp giáp Tết, cô cứ hỏi mẹ tôi: “Cô Anh ơi chỗ bán lồng gà ở đâu?” làm mẹ con tôi một trận cười no bụng. Cả lần đầu cô cùng tôi vào siêu thị mua đồ giúp mẹ, cô cứ mặc cả mãi với thu ngân để mua thêm cho tôi hộp bánh…Rồi cả cái lần cô đi xem phim cùng tôi nữa, cô nói chuyện với tôi đến cả rạp nghe thấy…Tất cả những kỷ niệm ấy chỉ làm tôi thêm quý cô mà thôi…
Sống trong gia đình tôi sáu năm, cô là người hiểu tính cách của từng thành viên gia đình tôi hơn bất cứ ai. Cô hiểu bố tôi vì công việc kinh doanh mà đêm hôm vất vả bữa ăn chẳng theo giờ giấc gì cả. Cô hiểu mẹ tôi công việc nhiều nên về nhà đã không lo lắng được việc nhà chu toàn. Và cô hiểu tôi, con bé Trang rất thích làm bánh khi đi học về mà không ngại ngần dọn một đống đồ bếp núc mà tôi bày ra…Có một điều nữa, ấy là mỗi khi tôi bị mẹ mắng, tôi đóng chặt cửa bên trong ấm ức, không ăn cơm. Mẹ tôi biết tính tôi, càng dỗ thì tôi càng khóc thật to nên rất nghiêm khắc để tôi tự suy nghĩ. Và mỗi lần đó, không ai khác, cô Huy lại lặng lẽ, rón rén đem cơm vào cho tôi. Cô sợ tôi đói…Tôi biết mẹ tôi có cách giáo dục của một người mẹ muốn con phải tự lập, còn cô thì lại lo cho tôi những gì cần nhất. Càng lớn lên, tôi càng thầm cảm ơn cô biết bao nhiêu!
Dáng người cô một năm gần đây gầy đi theo thời gian và bệnh tật. Cái căn bệnh U buồng trứng gì đó hành hạ cô và làm cô phải mổ đến hai lần trong một năm. Sức khỏe còn đâu nữa. Da cô sạm đi. Gò má hốc hác và những quầng thâm trên đôi mắt vì những cơn đau và những đêm mất ngủ. Bố mẹ tôi đã giúp cô rất nhiều trong những ngày cô nằm viện…Bình phục không được bao nhiêu, cô lại trở lại làm…Vất vả, tần tảo, lo toan, bận rộn lại dồn lên vai cô, vì công việc nhà tôi nào có dễ dàng gì. “Cô ơi, cháu thương cô lắm”. Đã bao lần tôi muốn nói với cô câu ấy mà cứ nghẹn lòng không thốt ra được…
“Tết này cô về quê chăm cháu, Trang bảo mẹ liệu mà tìm người mới đi.” Nghe câu ấy, lòng tôi buồn rười rượi…Dù biết rồi sẽ có ngày ấy thôi, nhưng sao nó đến nhanh thế này, lại đến vào lúc khi tôi thấy mình đã lớn để đủ hiểu rằng cô là người thân yêu với tôi. Sống ở nhà tôi đã sáu năm, khắp khu chợ xung quanh và cả những người bạn, cả bác phụ huynh lớp tôi đều biết cô gắn bó, thân thuộc với tôi thế nào.
Với tôi, cô là người mẹ thứ hai, là người bạn, người thân của tôi…Tình cảm của tôi dành cho cô khó diễn tả bằng lời…”Cô ơi, cô về quê, cháu buồn lắm…Tết này, ai lau phòng cùng cháu đây?”
Theo Thu Lý
Thầy đôi khi cũng học từ trò
Đã là học sinh lớp 12 và phải chịu không ít áp lực của các kỳ thi sắp tới nhưng không vì thế mà các nhà khoa học tương lai bỏ qua cuộc chơi đòi hỏi sự tập trung cao độ để hiện thực hóa ý tưởng của mình khi thi đấu với những tài năng cả nước cũng như quốc tế.
Rất nhiều sự sáng tạo và hăng say được khuấy động từ sân chơi khoa học
Thầy Nguyễn Thiết Sơn, Hiệu trưởng trường THPT Kim Liên cho biết, 2 nhóm học sinh của trường đang tham gia sân chơi khoa học, kỹ thuật ISEF 2013 với sản phẩm "cây nhà lá vườn": Giải pháp tiết kiệm điện năng cho trường học tại Việt Nam và Bạo lực học đường thực trạng và giải pháp. Tìm hiểu về đề tài khá thời sự là tiết kiệm điện năng, Trưởng nhóm Phạm Quốc Khánh, học sinh lớp 12 A1 cho biết: "Ai đã từng nhìn tủ điện trường em thì thấy rằng việc tắt đèn, tắt quạt quả là thử thách lòng dũng cảm. Nhiều bạn, nhất là các bạn nữ, được phân công trực nhật thường rất ngại chạm vào tủ lằng nhằng dây điện và công tắc đang trong tình trạng thiếu an toàn cho người sử dụng. Vậy là ý tưởng về việc làm thế nào để tự động tắt, mở thiết bị điện trong hàng chục lớp học đã nhen nhóm. Sân chơi khoa học, kỹ thuật được Bộ GD-ĐT phát động lần này là cơ hội để hiện thực hóa ý tưởng của em".
Sản phẩm của các nhóm tham gia sân chơi đi từ những vấn đề thiết thân như giải pháp giảm bớt áp lực thi cử của Nguyễn Hoàng Oanh, trường THPT Xuân Đỉnh, hay các vấn đề môi trường trong gia đình như đề tài máy tách dầu mỡ ra khỏi nước thải nhà bếp hay biện pháp xử lý nước hồ công viên phường Ngọc Lâm, rồi mở rộng phục vụ các đối tượng như phần mềm gậy thông minh cho người khiếm thị và tham gia cả lĩnh vực vật lý và thiên văn học với ứng dụng định luật bảo toàn động lượng, chế tạo tên lửa nước tách tầng... "Điều có thể đánh giá cao nhất ở kỳ thi này là không có đề bài đặt ra sẵn mà học sinh phải tự tìm tòi sáng tạo từ A đến Z" - ông Đoàn Hoài Vĩnh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội nhận xét.
Một môi trường học tập, nghiên cứu thực sự đã được tạo ra khi mà ở đó không chỉ có trò học từ thầy mà chính thầy cô cũng phải tự tìm tòi, thậm chí phải học cả trò về sự nhanh nhạy, khả năng kết nối thông tin và tư duy thông minh, sắc sảo. Nhiều thầy cô đã phải thay đổi phương pháp giảng dạy của mình qua sân chơi này, ông Đoàn Hoài Vĩnh nhận xét sau kinh nghiệm tổ chức lần đầu tiên năm 2012. Chia sẻ về thành công của học sinh Thủ đô tại kỳ thi này năm 2012 trên đấu trường quốc tế, ông Đoàn Hoài Vĩnh phân tích, đề tài của học sinh Việt Nam về biến nước mặn thành nước ngọt được đánh giá cao vì đây là đề tài được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và có nhiều phương pháp giải quyết nhưng cách này là sáng tạo, ít kinh phí, dễ ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
Theo ANTD
SGK tiếng Việt lớp 1 phải thể hiện tường minh hơn quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam NXB Giáo dục Việt Nam đã chính thức có công văn yêu cầu dừng in ngay cuốn sách Tiếng Việt 1 - tập 2 để sửa chữa lỗi in bản đồ Việt Nam. Cụ thể, tại trang 78 cuốn sách này, có bài tập 2: "Điền vần iêt hay uyêt?", dưới đề bài là bức ảnh minh họa bản đồ Việt Nam, trong...