Bài trí bàn thờ Thần Tài có 3 điểm cần lưu ý để năm mới đắc sai tài lộc, gia đạo yên ấm, làm ăn thuận lợi
Sắp đến ngày vía Thần Tài, các gia chủ, người kinh doanh hãy tham khảo ngay cách bố trí bàn thờ hợp phong thuỷ để sở cầu như nguyện.
Thần Tài là vị thần trông coi tiền bạc, của cải, vì vậy, những người làm ăn, buôn bán thường lập bàn thờ Thần Tài để gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong việc kinh doanh. Khi lập bàn thờ Thần Tài, các gia chủ hãy lưu ý bố trí đúng phong thuỷ để năm mới sở cầu như nguyện, mua may bán đắt.
1. Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài
Vị trí tốt thường được khuyên đặt bàn thờ Thần Tài là ở nơi có thể bao quát toàn bộ cửa chính. Bạn có thể đặt bàn thờ theo hướng phù hợp với bản mệnh của gia chủ, hoặc hướng vượng khí chảy vào nhà. Nhiều gia đình cũng chọn các cung may mắn như Thiên Lộc, Quý Nhân để lập bàn thờ:
- Cung Thiên Lộc (hướng Đông Nam): Giúp mang lại tiền tài, phú quý, gia chủ làm ăn phát đạt, kinh doanh thuận lợi, tấn tài tấn lộc.
- Cung Quý Nhân (hướng Tây Bắc): Cung này mang lại sự may mắn, bình an, giúp gia đạo yên ấm, gia chủ gặp dữ hoá lành, được quý nhân phù trợ nên dù gặp tai ương cũng tai qua nạn khỏi.
Khác với bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài được đặt trong góc nhà (thường là tầng 1) nên không gian xung quanh phải sạch sẽ, thoáng khí, đằng sau có chỗ dựa chắc chắn, kiên cố, tránh các góc nhọn toả ra sát khí chĩa vào bàn thờ. Đặc biệt, tuyệt đối không đặt bàn thờ ở nơi tối tăm, ẩm thấp, dưới các vật dụng như ghế sofa, loa, điều hoà… kẻo sẽ ảnh hưởng đến đường công danh, tài vận của gia chủ. Còn đối với chung cư, gia chủ không nên đặt bàn thờ phía dưới hoặc phía trên đường ống dẫn nước thải.
Ngoài ra, để không làm mất đi sự linh thiêng, bàn thờ phải đặt cách xa các khu vực có nhiều uế khí như nhà tắm, nhà vệ sinh. Nhà bếp cũng không nên vì trong quá trình nấu nướng bàn thờ có thể bị ám mùi, dính nước. Vị trí tốt nhất giúp thu hút tiền bạc, của cải là trong phòng khách.
2. Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?
Video đang HOT
- Bên trong cùng là bài vị, bên trái đặt tượng Thần Tài, bên phải đặt tượng Thổ Địa.
- Giữa 2 ông là hũ gạo, hũ nước, hũ muối – tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm.
- Bát nhang đặt giữa bàn thờ và tuyệt đối không xê dịch.
- Đĩa hoa quả đặt bên tay trái, lọ hoa đặt bên tay phải (nên chọn những hoa mang ý nghĩa tiền tài, may mắn như đồng tiền, hoa cúc…)
- 5 chén nước được xếp thành hình chữ Thập tượng trưng cho ngũ phương, ngũ hành, 5 củ tỏi giúp xua đuổi ma quỷ.
- Tượng cóc ngậm tiền: đặt bên trái bàn thờ, ban ngày quay ra, đến tối quay vào trong.
- Bát nước rắc cánh hoa hồng: mang ý nghĩa giữ cho tiền tài không bị trôi đi, đặt trên nền đất ngoài cùng bàn thờ.
3. Những sai lầm tán lộc đối với bàn thờ Thần Tài
- Chọn tượng Thần Tài – Thổ Địa không cẩn thận: kỵ nhất là tượng sứt mẻ mất linh thiêng, hoặc mặt 2 ông thần không vui vẻ dẫn đến mất lộc.
- Bát nhang và tượng 2 ông thần khi mua về chưa lau chùi kỹ càng đã đặt lên bàn thờ.
- Bàn thờ không được lau chùi thường xuyên, để vật nuôi quấy phá làm mất sự trang nghiêm.
Nguồn: Tổng hợp
Những kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài theo chuyên gia
Ngày vía Thần Tài nhằm ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch). Vài năm gần đây, vào ngày này mọi người thường đi mua vàng với tâm lý cầu may mắn, tài lộc cho cả năm.
Ảnh minh họa
Ngoài việc chuẩn bị mâm lễ cúng và bài văn khấn trong ngày vía Thần Tài, chúng ta cần lưu ý một số điều sau.
Bàn thờ Thần Tài phải được bài trí gọn gàng, lau dọn sạch sẽ
Theo chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) việc cần làm trong ngày vía Thần Tài là lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đồ cúng và làm lễ.
Việc lau dọn bàn thờ cần phải cẩn thận. Bàn thờ Thần Tài phải được bài trí gọn gàng, tránh lộn xộn. Không nên bày quá nhiều thứ trên ban thờ để tránh rối mắt, mất tập trung.
Tượng Thần Tài - Thổ Địa thường được đặt hai bên ban thờ. Theo nguyên tắc, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là tượng Thần Tài bên trái, tượng Thổ Địa bên phải.
Tượng Phật Di Lặc thường được đặt bên trên bàn thờ Thần Tài. Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài - Thổ Địa.
Bát nhang được đặt giữa bàn thờ.
Tượng Ông Cóc được đặt bên trái bàn thờ, ban ngày quay tượng ra ngoài để nhận tiền tài, tối quay vào trong để hút tài lộc.
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài
Không đặt bàn thờ Thần Tài sát nhà tắm. Theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, bàn thờ Thần Tài đặt cạnh sẽ làm mất đi sự tôn kính.
Không đặt bàn thờ Thần Tài ở lối đi lại vì sẽ làm mất đi sự tôn kính, thanh lịch nơi thờ cúng.
Bàn thờ Thần Tài lúc nào cũng phải sạch sẽ, lau dọn cẩn thận. Gia chủ có thể dùng nước sạch hoặc rượu với khăn sạch để lau.
Trang phục gia chủ mặc trong ngày vía Thần Tài không nên mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng. Thái độ của gia chủ trong ngày này rất quan trọng. Người cúng cần giữ tâm thành kính, thể hiện sự nghiêm túc khi cúng.
Hoa quả cúng trên bàn thờ Thần Tài phải là hoa quả thật, tươi, không dùng hoa quả giả, đã hỏng. Chọn loại hoa quả có hương thơm thì càng tốt.
Không cúng ngoài trời
Nhiều người có thói quen đặt mâm cúng Thần Tài ở ngoài trời hay trước cửa. Theo các chuyên gia, đặt mâm cúng Thần Tài trong nhà là hợp lý nhất.
Người làm kinh doanh nên cúng ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hoặc đình chùa đều được.
Nguyên tắc "vàng" khi chọn vị trí đặt bàn thờ, mang tài lộc cho gia chủ Bàn thờ là vị trí tôn nghiêm của mỗi gia đình, mang lại tài lộc, may mắn. Bởi vậy, vị trí đặt bàn thờ cần được chú trọng theo đúng phong thủy. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam có truyền thống lâu đời, được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trong đó, bàn thờ là nơi trang nghiêm,...