Bài toán tiểu học: Có 10 khách đi xe bus, 7 người xuống xe thì còn lại mấy người? Cả lớp đều sai, nghe đáp án của cô giáo mà ngây người
Bài toán lớp 1 nghe tưởng rất đơn giản này lại làm bùng nổ một cuộc tranh luận của dân mạng Trung Quốc.
Mới đây, một phụ huynh ở Trung Quốc đã đăng lên mạng xã hội nội dung một bài tập toán lớp 1 của con mình. Câu hỏi đặc biệt ngay sau đó đã được dân mạng bàn tán sôi nổi và chia phe tranh cãi.
Đề bài cô giáo giao như sau: Có 10 hành khách đi xe buýt, sau đó 7 người xuống xe, hỏi trong xe còn lại bao nhiêu người?
Vị phụ huynh cho biết toàn bộ 50 học sinh trong lớp đều đưa ra câu trả lời là 3 vì đây dường như là một phép trừ rất đơn giản, không làm khó các em. Thế nhưng đến khi trả điểm, cả lớp đều bị gạch kết quả, tức đáp án 3 là không chính xác khiến ai nấy hoang mang, khó hiểu.
Bài đố mẹo của cô giáo không nhận được sự ủng hộ của mọi phụ huynh (Ảnh minh họa)
Sau đó, giáo viên đã giải thích rằng nếu chỉ để kiểm tra khả năng tính toán thì lấy 10 trừ đi 7 còn 3 là đúng. Thế nhưng điều cô muốn kiểm tra không chỉ là phép tính căn bản mà còn là khả năng lập luận thực tế của các học trò. Câu hỏi đưa ra là “trong xe còn lại bao nhiêu người” chứ không phải bao nhiêu hành khách. Mà trong xe buýt thì chắc chắn còn phải có người tài xế lái xe nữa. Vì vậy, đáp án đúng ở đây phải là 4 người.
Tuy nhiên, cách giải thích và kiểu đố mẹo này của cô giáo đã khiến nhiều phụ huynh không phục, thậm chí còn lên tiếng chỉ trích. Họ cho rằng đối với các bé mới học lớp 1, việc phải giải đố những câu mẹo, vận dụng trí thông minh như vậy chưa phù hợp và không cần thiết. Dù bài toán có phần thú vị và giải thích của cô cũng không tính là sai nhưng vẫn bị không ít dân mạng “ném đá”:
“Thế thì cô cũng chưa chắc đúng, trong xe còn có thể có cả nhân viên soát vé nữa”
“Học sinh lớp 1 của trường tiểu học chưa đủ trưởng thành để đối mặt với những vấn đề suy luận logic như thế này”
Video đang HOT
“Nếu đây chỉ là đố vui trong lớp thôi thì không sao, nhưng nếu nó là một bài thi tính điểm thành tích của các em thì câu hỏi này không phù hợp đưa vào”
Song song với đó, một số người lại tỏ ý đồng tình với cách ra đề của giáo viên. Họ cho rằng học sinh không nên mắc kẹt trong những gì được học một cách cứng nhắc mà biết suy nghĩ rộng hơn, thực tế hơn là một điều tốt. Việc gặp những câu hỏi lạ như thế này sẽ kích thích tư duy của trẻ nhỏ.
Bố mẹ công nhân gửi con nhờ cô giáo trông nom tại nhà, có phải dạy thêm?
Cần công nhận hình thức trông nom học sinh lớp 1 tại gia theo nhu cầu phụ huynh mà không bị coi là dạy thêm trái phép theo kiểu nhìn nhận của một số địa phương
Hiện nay, ở các thành phố lớn đặc biệt là những nơi có nhiều nhà máy, xí nghiệp do phụ huynh bận đi làm cả ngày không có điều kiện đưa đón con đi học và chăm sóc các em khi ở nhà nên có nhu cầu được gửi con cho thầy cô giáo chăm sóc và dạy dỗ thêm.
Thông tư cấm giáo viên không được dạy thêm cho học sinh tiểu học, còn trông nom, chăm sóc và chuẩn bị bài cho các em theo nhu cầu của phụ huynh thì sao? (Ảnh có tính chất minh họa, nguồn: VTV)
Thường thì sáng sớm ba mẹ đã ra khỏi nhà đi làm đến chiều tối mới về. Nếu các em tiểu học được học ở những trường học 2 buổi có bán trú thì buổi chiều cũng sẽ tan trường lúc 4 giờ 30. Thời gian này, ba mẹ vẫn chưa thể về đón con.
Bên cạnh đó, những trường chỉ học 1 buổi/ngày thì tan học buổi sáng khoảng 11 giờ cũng không có người ở nhà đi đón. Hay như các em đi học buổi chiều thì vào lớp khoảng 1 giờ 30 phút cũng chẳng có ai chở đi. Ngoài buổi học ở trường, để con ở nhà một mình cũng không yên tâm.
Vì thế, nhiều gia đình công nhân buộc phải chọn giải pháp gửi con cho thầy cô giáo đưa đón, chăm sóc và chuẩn bị bài bằng cách trước hoặc sau buổi học thì đưa về nhà tắm rửa, ăn uống, vui chơi giải trí và chuẩn bị bài cho ngày hôm sau cho đến khi nào ba mẹ đi làm về sẽ tới nhà thầy cô giáo đón.
Không thể không gửi con
Lam, cô em họ người viết hiện sống tại thành phố Biên Hòa cho biết: "Hai vợ chồng em đều làm công nhân nhà máy. Từ 6 giờ 30 phút đã phải ra khỏi nhà đi làm tới 5 giờ mới về. Nhiều hôm tăng ca phải đến 10 giờ đêm. Con mới học lớp 2 không thể tự đi về vì đường xa mà cháu còn quá nhỏ. Để đón con, 1 người phải nghỉ làm hoặc xin về sớm nhưng không phải khi nào cũng có thể xin được.
Lớp của con em có 55 học sinh thì có tới 50 em được ba mẹ gửi cô giáo đón về nhà. Vì lớp học buổi chiều nên buổi sáng phụ huynh chở con đến nhà cô gửi.
Cô giáo lo ôn bài, cho ăn trưa, tắm rửa rồi ngủ trưa. Khoảng 1 giờ 30 cô cho xe chở các em đến trường, tan trường lại chở về nhà để phụ huynh đi làm về qua đón".
Nói rồi Lam khẳng định: "Thầy cô mà không nhận thì chẳng biết phải làm sao ngoài việc một người phải nghỉ làm chị ạ. Bởi nhà nào cũng ở trọ lại không có ông bà như ở quê, không gửi con được như thế thì làm sao có thể đi làm?"
Nếu là con học buổi sáng thì ba mẹ chở thẳng lên trường, học xong thầy cô lại đón về nhà cho ăn uống, tắm rửa, ngủ trưa và chiều ôn bài đợi ba mẹ đi làm về qua đón. Những học sinh được học 2 buổi/ngày nhưng buổi chiều tan trường trước cha mẹ nên nhiều gia đình vẫn có nhu cầu gửi giáo viên từ 16 giờ 30 phút đến 19 giờ 30 phút.
Được biết, học phí trọn gói như thế này dao động từ 1.200.000 đồng đến 1.500.000 đồng/em. Dù thế, có người cho biết gửi được con cũng đã thấy may rồi.
Một số đồng nghiệp của người viết dạy tại Bình Dương cũng cho biết, nơi đây có nhiều phụ huynh là công nhân, họ ở phòng trọ nên không có ông bà ở cùng. Cả 2 vợ chồng đi làm nên khi con vào lớp 1 là quảng thời gian cha mẹ cực nhất. Bởi phải đưa đón con thường xuyên. Giờ các em tan học, ba mẹ lại đang trong công ty nên không ai đưa đón.
Thế nên, ai cũng có nhu cầu gửi cho thầy cô giáo đưa đi đón về, còn tắm rửa, nuôi cơm, ngủ trưa và dạy học nên ba mẹ chỉ lo đi làm kiếm tiền thôi.
Không đơn giản chỉ là dạy thêm
Nếu nói, những giáo viên này đang thực hiện việc dạy thêm cũng không hoàn toàn đúng. Bởi dạy thêm, học trò chỉ đến lớp học thêm với thời gian từ 1giờ 30 phút đến 2 giờ là nhiều. Đằng này, thầy cô phải lo cho các em ăn uống, tắm rửa, vui chơi, ngủ trưa rồi mới dạy học.
Thường thì, giáo viên phải thuê thêm người làm giống như bảo mẫu lo việc nấu nướng, cho các em ăn, tắm giặt, ngủ nghỉ còn thầy cô giáo lo việc ôn bài.
Không phải dạy trước kiến thức mà chủ yếu cho các em ôn lại bài đã học. Những phần kiến thức nào nắm chưa chắc hoặc đã hiểu rồi thì học nâng cao, sau đó sẽ giúp các em soạn bài và xem trước bài học ngày hôm sau.
Gửi con như thế, cha mẹ đã giao trọn mọi việc chăm sóc và giáo dục con cho các thầy cô giáo.
Do hiện nay vẫn chưa có quy định về việc chăm sóc trẻ lớp 1 tại gia nên ai cũng nghĩ rằng những thầy cô giáo này đang dạy thêm trái phép.
Bởi thế, không ít địa phương và trường học vẫn làm khó giáo viên, khiến những người chăm sóc trẻ tại gia không ít phen khốn đốn.
Cần có thêm quy định giáo viên tiểu học chăm sóc học sinh tại nhà
Trong Thông tư số: 17/2012/TT-BGDĐT nêu rõ:
1. Không được dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Tuy nhiên, nhìn một cách công bằng những thầy cô giáo được phụ huynh gửi gắm con cái thế này (thường được gọi ngắn gọn là nuôi cơm), không thể nói là dạy thêm mà thực chất là trông nom và chăm sóc theo nhu cầu. Việc này đã đem lại lợi ích thiết thực cho cả 2 bên. Gia đình phụ huynh an tâm khi con cái có người chăm sóc, dạy dỗ thêm việc học mà giáo viên cũng có thêm một khoản thu nhập chính đáng để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Điều nhiều thầy cô giáo mong muốn là ngành giáo dục cần công nhận thêm hình thức trông nom học sinh lớp 1 tại gia theo nhu cầu của phụ huynh mà không bị coi là dạy thêm trái phép theo kiểu nhìn nhận của một số địa phương hiện nay.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Cô giáo trẻ với bảng thành tích đáng khâm phục Tuy tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, song cô Bùi Thị Diệu đã có những thành tích đáng khâm phục. 19 học sinh của cô đã "ẵm" trọn điểm 10 trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vừa qua. Cô giáo Bùi Thị Diệu, giáo viên môn Giáo dục công dân Trường THPT Cộng Hòa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa...