Bài toán kinh tế của Surface
Những dữ liệu gần đây cho thấy rằng thị trường PC vẫn chưa có được cú nhảy vọt với sự ra mắt của Windows 8. Những người theo dõi thị trường thường chứng kiến những cú nhảy vọt về doanh số bán hàng ở những lần ra mắt các phiên bản Windows trước. Những nhà cung cấp PC cũng mong chờ sự kích thích này để giải quyết hàng tồn đọng. Doanh số bán hàng cũng khá trì trệ trong thời gian qua, thể hiện ở bảng dưới đây:
Nếu chúng ta kết hợp thị trường PC truyền thống và thị trường máy tính bảng – hay có thể gọi là thị trường “máy tính cá nhân màn hình to và trung bình” – thì thị trường này cũng có sự tăng trưởng. Nhưng sự tăng trưởng này đến chủ yếu từ máy tính bảng. Khi nhìn ở bảng phân chia doanh số bán hàng (màu xanh là của máy tính bàng và màu nâu của máy tính truyền thống), sự dịch chuyển hướng về máy tính bảng là không thể chối cãi.
Câu hỏi được đặt ra là liệu Microsoft có thành công trong việc chuyển mình sang thị trường máy tính mới mẻ này không? Vấn đề của Microsoft không phải là ở hệ điều hành cho máy tính bàng, mà là tính kinh tế của cả hai hệ thống và phần mềm trên máy tính bảng đang ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.
Từ nhiều thập kỉ nay, một PC sẽ luôn được bán kèm với bản quyền của Windows và Office. Những con số thống kê là không chính xác nhưng chúng ta có thể lấy doanh thu của Windows và Office chia cho doanh số PC để ra được con số trung bình.
Đồ thị này cho thấy doanh thu của Windows trên mỗi PC đang khá ổn định trong 3 năm qua và Office đang dẫn trước 1 chút. Ở quý gần đây nhất, Windows thu về được 52$ cho mỗi PC và đối với Office là 67$.
Vấn đề của Microsoft là việc bán 50$ cho hệ điều hành và 70$ cho một bộ ứng dụng với một máy tính bảng giá chỉ 200$ với người dùng cuối là không thể được.
Thứ nhất, các OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) không thể trả 50$ cho Microsoft trên mỗi thiết bị khi họ đang phải cạnh tranh với những thiết bị Android miễn phí về hệ điều hành. Tại sao phải bỏ thêm tiền cho nguyên liệu khi không có khả năng tăng giá sản phẩm và do đó dẫn đến thiệt hại về lợi nhuận?
Thứ hai, những người tiêu dùng sẽ khó chấp nhận việc bỏ ra 67$ để mua bản quyền Office khi ở hầu hết các máy tính bảng, những ứng dụng tương tự thường là miễn phí hoặc giá chỉ dưới 10$. (Apple tính phí 9.99$ cho mỗi phiên bản iOS có tích hợp Pages, Numbers và Keynote mà có thể cài đặt trên nhiều thiết bị.)
Bài toán kinh tế cho máy tính bảng
Câu trả lời là Surface, thiết bị mà lợi nhuận cho phần mềm nằm ở phần cứng. Điều này giải thích cho vấn đề giá của Surface. Giá của Surface không hẳn quá thấp so với sản phẩm của Apple bởi Microsoft muốn giữ khoản lợi nhuận biên tương đương (30%). Với một sản phẩm 500$, đó là khoảng 150$. Sau khi trừ chi phí phần cứng và phát hành, chúng ta có thể đến khá gần với con số 120$, khoản tiền tương đương với lợi nhuận của Microsoft đạt được ở PC.
Video đang HOT
Điều này cũng giải thích sự không mặn mà của các đối tác. Những OEM thường cạnh tranh nhau về phần cứng sẽ phải giải quyết bài toán không có lợi nhuận (hay thậm chí là lỗ) sau khi trừ đi chi phí bản quyền và sẽ bắt buộc phải bỏ bớt những chi tiết trên phần cứng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và khiến nền tảng Windows 8 chịu tiếng xấu.
Microsoft không thích cụm từ “hậu PC” bởi vì nó ám chỉ sự kết thúc thời đại của PC. Họ thích ý nghĩ PC được biến đổi thành một yếu tố hình thức mới mà đóng vai trò tương tự như trước. Tuy nhiên, ngoài yếu tố hình thức, tính di động là sự đột phá so với hình thức PC cũ.
Những phân tích kinh tế của các thiết bị giải thích cho chiến lược của Surface. Câu hỏi còn lại là Microsoft có thể bán được bao nhiêu Surface để duy trì doanh thu của họ.
Theo Genk
Muốn thay đổi thế giới, Apple cần đánh bại Office
Gần đây, Microsoft cho biết họ đang kiên quyết yêu cầu Apple nhận ít hơn con số 30% doanh thu từ việc bán Microsoft Office trên iOS. Rất có thể Microsoft cho rằng: Họ đang thống trị thị trường ứng dụng doanh nghiệp, mọi nhân viên văn phòng, ở mọi ngành nghề đều đòi kĩ năng Office nhất định, họ đủ "đặc biệt" và hoàn toàn xứng đáng nhận được nhiều hơn những công ty phát triển phần mềm và ứng dụng cho iOS nhỏ bé khác.
Theo quan điểm của tôi, điều Apple cần làm không chỉ là từ chối yêu cầu này để đảm bảo công bằng với các đối tác phần mềm khác mà còn là bởi rất nhiều lý do khác. Họ nên tìm cách để thay thế vị thế chủ đạo của Microsoft Office đối với giới doanh nghiệp và tiêu diệt đối thủ trên phạm vi toàn cầu.
CEO quá cố đồng thời là người sáng lập Apple Steve Jobs đã từng nói rất nhiều về việc "thay đổi thế giới". Và quả thực ông đã làm được điều này. Thế nhưng, gần đây dù doanh thu và lợi nhuận của Táo Khuyết vẫn là cực kì ấn tượng nhưng họ lại không tạo được quá nhiều tác động sâu sắc lên thị trường đặc biệt là phân khúc người dùng doanh nghiệp bởi đó vẫn là nơi bất khả xâm phạm của Microsoft.
Office là kẻ độc tài của phần mềm doanh nghiệp.
Một cách tuyệt vời để Apple thực sự thay đổi thế giới đó là hạ bệ Microsoft Office và biến iWork thành tiêu chuẩn mới của ứng dụng doanh nghiệp. Đầu tiên, tôi xin liệt kê những nhược điểm có thể giết chết Microsoft Office trong tương lai, sau đó là những cách để Apple, với iWork có thể xoán ngôi của Office.
1. Những nhược điểm chết người của Microsoft Office
Không thể phủ nhận thành quả to lớn mà Microsoft Office đạt được cũng như những lợi ích mà gói ứng dụng này đem lại cho rất nhiều công ty và tập đoàn. Thế nhưng, con gà đẻ trứng vàng này của Microsoft cũng có rất nhiều nhược điểm.
Vấn đề của Office có căn nguyên từ giữa thập niên 90 của thế kỉ trước, khi nó dần định hình vị thế thống trị trong một thời kì mà ai ai cũng quan niệm: "Nhiều hơn luôn là tốt hơn". Microsoft đã và đang cung cấp ngày càng nhiều chức năng cho một gói ứng dụng vốn đã rất phức tạp và cồng kềnh.
Bây giờ hầu hết nhân viên văn phòng: Kế toán viên, thư kí hay cả các phóng viên đều đòi hỏi biết sử dụng Office nhưng họ cũng vì thế mà cảm thấy các ứng dụng này đang ngày càng trở nên phức tạp và khó sử dụng.
Đã bao lần bạn thấy mệt mỏi trước những tập tin Word khó chịu, hay lạc lối trước những bảng Excel dài dằng dặc với những con số, những công thức phức tạp? Việc sử dụng các tính năng có trong từng ứng dụng của bộ văn phòng Office quả thật không khác gì một trò chơi trốn tìm bởi việc sử dụng các phần mềm Office đang đòi hỏi ở người sử dụng ngày càng nhiều các kĩ năng. Thêm vào đó là những cảnh báo bảo mật, những thông báo update liên tục hiện ra trong quá trình sử dụng. Tất cả những điều khó chịu này khiến người dùng gần như không thể sử dụng các sản phẩm Office một cách đơn thuần mà phải vật lộn để điều khiển chúng.
Những trang Excel khiến bạn "đau đầu".
Những điều kể trên quả thật đã làm giảm không ít lợi ích cho người sử dụng của Microsoft Office. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của gói phần mềm này là giá cả, Microsoft Office quá đắt đỏ. Trên website của Microsoft, giá thấp nhất của gói ứng dụng Office là 119 USD cho người sử dụng gia đình. Với những khách hàng chuyên nghiệp hơn, thì chi phí cho bộ ứng dụng này là 449 USD cho một người sử dụng trên 2 PC với phiên bản Office Professional. Muốn sử dụng trên nhiều PC hơn, tất nhiên bạn sẽ phải chi trả nhiều hơn 499 USD. Với giá thành như vậy, không biết được hàng năng các tập đoàn và công ty trên toàn thế giới đã phải tiêu tốn bao nhiêu tỷ USD cho gói phần mềm này, chưa kể đến những hao tổn về thời gian và công sức do những nhược điểm kể trên gây ra.
2. Làm sao để Apple hạ bệ Microsoft Office
Dù không có nhiều các tính chức năng đa dạng như Microsoft Office nhưng gói ứng dụng văn phỏng iWork của Apple cũng có rất nhiều ưu điểm. Pages, Keynote và Numbers cũng đều cực kì thân thiện người dùng, các ứng dụng này cũng có đồ họa đẹp hơn và tạo ra các tài liệu đơn giản với phong cách trình bày lại thú vị hơn Microsoft Office.
Một ưu điểm nữa là giá của iWork mềm hơn rất nhiều, phiên bản cho desktop của mỗi ứng dụng trên có giá 20 USD, thấp hơn đáng kể so với Microsoft Office.
iWork, niềm hi vọng của Apple.
Một cách để Apple có thể vượt mặt Microsoft trong lĩnh vực ứng dụng công việc là phát triển một phiên bản iWork cho Windows, rồi sau đó triển khai chiến dịch quảng cáo quy mô lớn với tất cả các nền tảng: Windows, OS X và iOS.
Họ cũng có thể quảng bá các ứng dụng của iWork cho iOS tới hàng triệu khách hàng doanh nghiệp của mình để làm đòn bẩy cho việc đưa iWork tới các desktop Windows. Nhìn chung, đây sẽ là một quá trình gian nan và đòi hỏi những nỗ lực to lớn cả về vật chất lẫn con người để Apple có thể thay Microsoft thống lĩnh thị trường này.
3. Khó, nhưng chưa chắc đã là không thể
Tôi biết, rất nhiều người sẽ nói: Không thể nào thay thế được Office, các doanh nghiệp đã quá gắn kết và phụ thuộc vào các ứng dụng này. Còn iWork chỉ là một món đồ chơi không hơn không kém. iWork thiếu tính bảo mật. iWork không phải là gói ứng dụng văn phòng thật sự...
Phải chăng những tranh luận này có vẻ giống những gì người ra đã nói về việc các doanh nhân không thể dùng iPhone. Nhưng bây giờ không phải là rất rất nhiều doanh nhân xài iPhone hay iPad đó sao? Và chắc chắn là họ cũng đạt được nhiều lợi ích từ chúng.
Quá trình "tiêu dùng hóa công nghệ thông tin" không nên chỉ xảy ra đối với phần cứng mà nên hướng tới cả các phần mềm nữa đặc biệt là các phần mềm doanh nghiệp.
Tất cả các thế hệ lập trình mới đều trở nên đơn giản và dễ sử dụng hơn. Phải chăng Microsoft đang đi trái xu hướng này khi cố gắng để duy trì một hệ thống cồng kềnh, phức tạp, đắt đỏ và gây khó khăn với hầu hết người sử dụng? Các gói phần mềm văn phòng tồn tại để giúp việc tương tác doanh nghiệp tốt hơn. Chúng không nên làm cản trở, làm phức tạp và khiến các giao tiếp ấy trở nên đắt đỏ.
Gần như tất cả việc sử các ứng dụng này liên quan tới các thao tác đơn giản: Một ai đó muốn viết và in ra một báo cáo, một người bán hàng thuyết trình những điểm cốt yếu về sản phẩm với một khách hàng tiềm năng. Và hầu hết những việc này chỉ đòi hỏi một công cụ đơn giản, gọn gàng, không đắt đỏ và ổn định như iWork.
Tại thời điểm này, có lẽ chỉ Apple mới có thể đem lại điều ấy. Apple đã phát triển những ứng dụng thành công cho Windows như iTunes hay Safari và chúng đều rất thành công. Thế nhưng, thành công trong việc phát triển iWork cho Windows sẽ có một ý nghĩa hoàn toàn khác. Đây sẽ là nền tảng để Apple có thể thay đổi gói phần mềm mặc định cho doanh nghiệp và đem lại những lợi ích khổng lồ không chỉ về mặt doanh thu mà còn là sức ảnh hưởng lên toàn thế giới.
Theo Genk
Điểm nhấn công nghệ đáng chú ý 7 ngày qua Lại một tuần nữa sắp trôi qua và chúng ta đang tiến gần hơn đến cái ngày mà nhiều người cho rằng đó sẽ là kết thúc của thế giới. Nhưng hãy tạm gác lại nỗi lo đó để đến với những sự kiện công nghệ nổi bật trong tuần. 1. Apple Maps vướng lỗi gây chết người Vừa qua, cảnh sát ở...