Bài toán khó khi… đậu nhiều trường
Năm nay, với những quy định mới của Bộ GD&ĐT, thí sinh có cơ hội trúng tuyển nhiều trường hơn. Điều đó trở thành bài toán khó của nhiều gia đình trong việc chọn trường.
Không trúng tuyển vào trường ĐH, CĐ đã dự thi nhưng đã thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, nếu có kết quả thi bằng hoặc lớn hơn điểm sàn CĐ, trong đó không có môn nào bị điểm 0, thí sinh được trường tổ chức thi cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi, có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường. Thí sinh dùng hai giấy này để tham gia đăng ký xét tuyển vào các trường còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển của trường.
Lưu ý hồ sơ xét tuyển
Với một thí sinh, đậu hai ngành ở nguyện vọng ban đầu không nhiều. Nhưng trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển. Bởi ngoài hai giấy chứng nhận kết quả thi bản gốc, thí sinh còn được nhân bản giấy chứng nhận để nộp vào trường xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Cơ hội để trúng tuyển vào nhiều trường của những thí sinh có điểm thi cao sẽ rất nhiều.
Thêm vào đó, lợi thế năm nay các trường nhận hồ sơ sẽ công bố công khai hằng ngày trên trang thông tin điện tử của trường thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Do đó, nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ đăng ký xét tuyển đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ để chuyển sang ngành khác, trường khác. PGS-TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT), cho biết: “Ít nhất trong kỳ thi này, thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển cùng lúc vào hai trường. Tuy nhiên, để có thể trúng tuyển vào ngành phù hợp, thí sinh nên cân nhắc kỹ trước khi nộp hồ sơ”.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM. Ảnh: Quốc Dũng
Cân nhắc khi chọn ngành, chọn trường
PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết: “Khi đăng ký nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh nên cao hơn 2-3 điểm khi chọn vào các trường tốp giữa, 1-2 điểm ở các trường ĐH vùng, ĐH địa phương. Nên tham khảo thêm nhiều nguồn thông tin, vì có những trường chỉ lấy điểm trúng tuyển nguyện vọng bằng điểm sàn. Theo dõi hằng ngày trên website trường xét tuyển để biết ngành mình nộp hồ sơ có điểm cao hơn nhiều không. Nếu thấy bất lợi thì nên rút hồ sơ để chuyển sang ngành, trường khác”.
TS Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), tư vấn: “Thường thì ngành tuyển nguyện vọng bổ sung ở các trường ĐH công lập không nhiều, cũng như chỉ tiêu tuyển hạn chế. Do đó, thí sinh nên cân nhắc ngành mình chọn xét tuyển có phù hợp với năng khiếu, sở trường, sở đoản của bản thân để khi trúng tuyển, trong quá trình học tập thí sinh thấy hào hứng học tập”. Ông Hạ cũng khuyên thí sinh tránh việc chọn bừa một ngành để tìm chỗ dừng tạm, vì có trúng tuyển cũng sẽ vất vả khi học.
Trong khi đó, ThS Tạ Quang Lâm, Quyền Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, khuyên thí sinh nên căn cứ vào cả hoàn cảnh cụ thể, điều kiện kinh tế của gia đình để chọn ngành, chọn trường… “Chẳng hạn thí sinh ở Cần Thơ muốn xét tuyển vào ngành công nghệ thông tin ở trường chúng tôi. Thực tế ngành này ở Trường ĐH Cần Thơ cũng tuyển, thí sinh nên chọn trường gần nhà hơn thay vì đến TP.HCM học. Vì đi xa sẽ tốn kém hơn rất nhiều trong ăn ở, đi lại, sinh hoạt… trong khi bằng cấp có giá trị như nhau”.
Nên xem học phí khi chọn trường xét tuyển Một điều quan trọng khi chọn trường nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, thí sinh nên tìm hiểu mức học phí của trường mà mình muốn nộp hồ sơ. Học phí của các trường ĐH có ba loại, đó là trường công lập, trường công lập tự chủ tài chính và trường ngoài công lập. Nghị định 49 của Thủ tướng Chính phủ, mức trần học phí đối với đào tạo ĐH tại trường công lập phân chia theo ba nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà. Học phí nhóm ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản: 4,2 triệu đồng/năm nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch: 4,8 triệu đồng/năm nhóm ngành y dược: 5,7 triệu đồng/năm. Như vậy, năm nay học phí của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có mức dao động từ 4,2 đến 4,8 triệu đồng/năm. Còn các trường tự chủ tài chính, học phí không áp theo mức trần. Chẳng hạn học phí của Trường ĐH Tài chính-Marketing là 5,5 triệu đồng/năm (chưa tính học phí giáo dục quốc phòng). Trong khi đó, trường ngoài công lập tự quyết định mức học phí nên học phí tương đối cao với mức học phí từ 9 triệu đến 119 triệu đồng/năm.
Theo pháp luật Tp.HCM
ĐH Công nghiệp Quảng Ninh xét tuyển ĐH, CĐ hệ chính quy đợt 2 và TCCN năm 2012
ĐH Công nghiệp Quảng Ninh thông báo xét tuyển ĐH, CĐ hệ chính quy đợt 2 và TCCN năm 2012 như sau.
1. Đại học: Chỉ tiêu tuyển: 320- Thời gian đào tạo : 4 năm
TT
Ngành
Mã ngành
Khối thi
Điểm nhận hồ sơ xét tuyển
Điểm xét tuyển
1
Kỹ thuật mỏ gồm 02 chuyên ngành:
D520601
A
13,0
Chung các ngành và chuyên ngành
- Kỹ thuật mỏ hầm lò
- Kỹ thuật mỏ lộ thiên
2
Kỹ thuật tuyển khoáng
D520607
A
13,0
3
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử gồm 4 chuyên ngành:
D510301
A
13,0
- Công nghệ Cơ điện mỏ
- Công nghệ Cơ điện tuyển khoáng
- Công nghệ kỹ thuật điện
- Công nghệ kỹ thuật điện tử
Video đang HOT
4
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
D510303
A
13,0
5
Kế toán
D340301
A, A1, D1
A, A1: 13,0 D1: 13,5
6
Kỹ thuật trắc địa - Bản đồ gồm 02 chuyên ngành:
D520503
A
13,0
- Trắc địa công trình
- Trắc địa mỏ
7
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
D510102
A
13,0
ĐH Công nghiệp Quảng Ninh.
2. Cao đẳng: Chỉ tiêu tuyển:1.250- Thời gian đào tạo: 3 năm
TT
Ngành, chuyên ngành
Mã ngành
Khối thi
Điểm nhận hồ sơ xét tuyển
Điểm xét tuyển
1
Công nghệ kỹ thuật mỏ gồm 0 2 chuyên ngành:
C511001
A
10,0
Chung các ngành và chuyên ngành
Khai thác mỏ hầm lò Khai thác mỏ lộ thiên
2
Quản trị kinh doanh
C340101
A, A1, D1
A, A1: 10,0 D1: 10,5
3
Tin học ứng dụng
C480202
A, A1
10,0
4
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
C510303
A
10,0
5
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
C510102
A
10,0
6
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử gồm 5 chuyên ngành:
C510301
A
10,0
Công nghệ kỹ thuật điện tử Công nghệ kỹ thuật điện Cơ điện mỏ Cơ điện tuyển khoáng Máy và thiết bị mỏ
7
Công nghệ kỹ thuật ôtô
C510205
A
10,0
8
Công nghệ kỹ thuật địa chất
C515901
A
10,0
9
Kế toán
C340301
A, A1, D1
A, A1: 10,0 D1: 10,5
10
Công nghệ kỹ thuật trắc địa gồm 02 chuyên ngành:
C515902
A
10,0
- Trắc địa mỏ
- Trắc địa công trình
11
Công nghệ tuyển khoáng
C511002
A
10,0
3. Trung cấp chuyên nghiệp: Chỉ tiêu tuyển: 400- Thời gian đào tạo: 2năm(Đối tượng xét tuyển: Tốt nghiệp THPT)
TT
Tên ngành
Mã ngành
TT
Tên ngành
Mã ngành
1
Khai thác mỏ
01
5
Điện công nghiệp và dân dụng
05
2
Cơ điện mỏ
02
6
Xây dựng mỏ
06
3
Trắc địa mỏ
03
7
Tuyển khoáng
07
4
Cơ điện tuyển khoáng
04
- Hồ sơ xét tuyển: Gồm Giấy chứng nhận kết quả thi năm 2012 có đóng dấu đỏ của Trường Lệ phí
xét tuyển một phòng bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
- Nộp hồ sơ xét tuyển: Gửi cho Trường theo đường Bưu điện chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại Trường
- Thời hạn nộp hồ sơ xét tuyển:-Đại học: Từ ngày 15/08 đến 17 giờ 00 ngày 10/09/2012
-Cao đẳng: Từ ngày 09/08 đến 17 giờ 00 ngày 15/08/2012
-Trung cấp: Từ ngày 13/08 đến ngày 10/09/2012
- Địa chỉ nộp hồ sơ xét tuyển:Phòng Đào tạo - Trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh
Xã Yên Thọ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
Địa chỉ: Xã Yên Thọ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 033.3871292
Fax: 033.3 871092
Website: http://www.qui.edu.vn
Email: dhcnqn@qui.edu.vn
Theo dân trí
"Đừng cố khoác một chiếc áo không vừa" " Chọn ngành học cũng giống như lựa chọn quần áo vậy. Nếu bạn chọn một bộ quần áo đắt tiền, sành điệu mà không vừa thì cũng phí hoài", Th.S Phạm Mạnh Hà, khoa Tâm lý ĐH KHXH & NV Hà Nội chia sẻ. Sáng chủ nhật vừa qua, tại ĐH Bách Khoa HN, rất đông các bạn học sinh THPT đã...