Bài toán giảm sĩ số học sinh – Bài 2: Chủ động hạ nhiệt

Theo dõi VGT trên

Để giải bài toán trường, lớp học quá tải đang diễn ra trên địa bàn, bên cạnh sự nỗ lực của ngành giáo dục Thủ đô, rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành, sự quan tâm của thành phố Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy, trước mắt để giải quyết tình trạng trường lớp học quá tải trong năm học 2018 – 2019, quận đã cấp kinh phí cho 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 3 trường trung học cơ sở sửa chữa, tu bổ, cải tạo thêm phòng học.

Năm học tới, quận Cầu Giấy sẽ xây mới 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở tại phường Yên Hòa. Dự án đã được phê duyệt và thông qua thiết kế, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm học 2020 – 2021. Với bán kính của quận chỉ khoảng 1 – 1,5 km nên sẽ giải quyết được một phần vấn đề quá tải tại một số phường khác.

Bài toán giảm sĩ số học sinh - Bài 2: Chủ động hạ nhiệt - Hình 1

Để giải bài toán trường, lớp học quá tải đang diễn ra trên địa bàn, bên cạnh sự nỗ lực của ngành giáo dục Thủ đô, rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành. Ảnh: Đan Phương

Ngoài ra, theo ông Tuấn, đối với cấp Tiểu học, quận sẽ tăng số giáo viên dự trữ, cho phép các trường được ký hợp đồng với giáo viên để giảm bớt áp lực và nâng cao chất lượng giảng dạy. Đồng thời, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận sẽ tiếp tục rà soát nhu cầu một số trường có sĩ số học sinh cao, nếu thiết kế cho phép sẽ nâng tầng hoặc xây thêm các đơn nguyên, bổ sung phòng học.

Xây thêm trường để giảm bớt sĩ số học sinh cũng là giải pháp trước mắt của quận Tây Hồ. Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ cho biết, theo “Đề án phát triển mạng lưới trường học quận Tây Hồ giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030″, đến năm 2020, quận phải có 27 trường công lập. Hiện nay, toàn quận đã có 25 trường, chỉ còn 2 trường nữa sẽ thực hiện vào năm học 2019 – 2020 là trường Tiểu học Chu Văn An và trường Mầm non Nhật Tân.

“Năm 2019, chúng tôi tiếp tục nâng cấp và mở rộng 9 trường, trong đó có 4 trường mở rộng với quy mô lớn như Trung học cơ sở Chu Văn An có tổng mức đầu tư là 218 tỷ đồng, Trung học cơ sở Nhật Tân 110 tỷ đồng, Tiểu học Phú Thượng 45 tỷ đồng…”, ông Lê Hồng Vũ cho biết thêm.

Một số quận như Nam Từ Liêm, Hoàng Mai cũng đã xây dựng kế hoạch xây mới, cải tạo trường cho các cấp học, nỗ lực đảm bảo số mét vuông/học sinh và số giáo viên trên lớp.

Video đang HOT

Cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền

Mới đây, UBND quận Tây Hồ khởi công xây dựng hai trường tại phường Tứ Liên sau rất nhiều năm gặp khó trong công tác giải phóng mặt bằng, học sinh phải chia ca học nhờ ở đình làng. Mặc dù khu đất đã được quy hoạch để xây trường từ nhiều năm trước, song do người dân dựng lều, dựng nhà tạm ở trong suốt nhiều năm nên việc di dời gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Lê Hồng Vũ – Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ chia sẻ: Để có đất xây trường không hề dễ dàng. Kinh nghiệm của chúng tôi là cứ thấy chỗ đất nào trống là phải xây đã, sau đó mới mở rộng dần theo từng giai đoạn, chứ không chờ có mặt bằng lớn mới làm. Phải có tầm nhìn rất xa và phải biết bảo vệ chỗ đất định xây dựng trường để dần đưa vào quy hoạch, chứ để dân lấn chiếm rồi thì rất khó sau này.

Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, sự đồng thuận của người dân, biến tiếng nói của cử tri thành sức mạnh tổng hợp cũng là một trong những yếu tố quan trọng. “Năm học 2019 – 2020, quận Tây Hồ sẽ có thêm một trường mầm non mới được xây dựng trên địa bàn phường Bưởi.

Đây là khu đất đã được giao cho một công ty xây dựng, sau đó, với kiến nghị của cử tri, khu đất đã bị thu hồi và giao lại cho quận Tây Hồ xây dựng trường. Đó là sự quan tâm rất lớn của thành phố Hà Nội đối với sự nghiệp giáo dục”, ông Lê Hồng Vũ vui mừng cho biết.

Luôn dành sự quan tâm, đầu tư khá lớn cho giáo dục, riêng năm học 2017 – 2018, thành phố Hà Nội đã dành 19.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường, lớp học, chiếm tỷ lệ 25,5% mức chi từ ngân sách.

Toàn thành phố xây dựng được 66 trường học và hơn 22.0000 phòng học mới. Trong năm 2018, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã đã xây mới và thành lập mới được 70 trường học các cấp học với kinh phí khoảng 3.276 triệu đồng.

Cũng trong năm 2018, toàn thành phố cải tạo, sửa chữa được 387 trường học các cấp học với 2.450 phòng học được xây mới và 2.552 phòng học cải tạo, sửa chữa với kinh phí khoảng 1.846 tỷ đồng. Tuy nhiên, do dân số cơ học tăng nhanh, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp được tiếp tục xây mới đã gây áp lực về cơ sở vật chất và tình trạng thiếu trường, lớp học.

Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, để khắc phục tình trạng quá tải trường lớp học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trình UBND thành phố Hà Nội xem xét phê duyệt quyết định điều chỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030.

Trong đó, Sở đề xuất đến năm 2030, toàn thành phố cải tạo và xây mới 1.557 trường học gồm xây mới 1.275 trường, cải tạo 282 trường. Vốn đầu tư cho việc cải tạo xây mới này dự kiến lên tới 74.000 tỷ đồng.

Thiết nghĩ, việc giải quyết tình trạng quá tải trường lớp học trên địa bàn Thủ đô không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành giáo dục mà là còn của các cấp, các ngành, của toàn xã hội. Dành ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục là hết sức cần thiết bởi đó chính là sự đầu tư cho tương lai của cả một xã hội, cả một dân tộc.

Nguyễn Cúc

Theo TTXVN

Bề bộn năm học mới ở vùng sạt lở núi

Đã bắt đầu năm học mới nhưng nhiều trường của H.Tu Mơ Rông (Kon Tum) vẫn chưa dạy, học được vì trường đã thành nơi trú ẩn của người dân do nạn sạt lở núi.

Bề bộn năm học mới ở vùng sạt lở núi - Hình 1

Phòng học trở thành nơi tạm trú của người dân - PHẠM ANH

Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Tu Mơ Rông những ngày này quá bề bộn. Trong các phòng học, bàn ghế học sinh (HS) được kê gọn lại để người dân trải chiếu tạm ăn ở qua những ngày khó khăn. Hơn nửa tháng qua, do mưa dầm liên tục, núi bị sạt lở, nền, tường nhà và đường giao thông nứt toác, cả làng Tu Mơ Rông (xã Tu Mơ Rông) có nguy cơ đổ tuột xuống vực nên 29 hộ và khoảng 100 nhân khẩu phải tháo chạy, vào trường ở tạm. Sau đó, đến lượt trạm y tế, UBND xã Tu Mơ Rông cũng bị sạt lở, sụt lún, phải dời tạm về ngôi trường này để làm việc.

Bà Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng nhà trường, phân vân: "Đầu tháng 8, giáo viên đi vào các làng gặp phụ huynh vận động HS đến lớp. Giữa tháng 8, nhà trường ôn tập lại kiến thức cho HS và theo kế hoạch, đến 27.8 là tập trung HS về trường, sau đó tổ chức ăn ở cho HS bán trú, bắt đầu học. Vậy mà đến giờ chưa biết tính toán làm sao cho chu toàn vì HS đến lớp không có chỗ học".

Trong khi đó, điểm Trường tiểu học làng Tu Thó, Tê Xăng (H.Tu Mơ Rông) hiện cũng được trưng dụng làm nơi ở cho hơn 500 khẩu phải di dời vì nạn lở núi nên chưa thể triển khai việc học tập cho HS.

Theo ông Lê Văn Hoàn, Trưởng phòng GD-ĐT H.Tu Mơ Rông, 2 trường nói trên không thể tổ chức học từ ngày 27.8 vì đã làm nơi tạm trú của dân. "Hiện nay huyện đang tổ chức khảo sát, làm nhà tạm để dân làng Tu Thó và làng Tu Mơ Rông đưa dân ra ở. Còn việc học ở hai nơi này, sau khi trường lớp ổn định, phòng sẽ chỉ đạo nhà trường tổ chức học bù để đuổi kịp kiến thức", ông Hoàn nói.

Năm học mới 2018 - 2019, H.Tu Mơ Rông dự kiến có khoảng 7.600 HS từ bậc mầm non đến THCS. Hiện huyện đang thiếu rất nhiều về phòng học, phòng ăn, thiết bị dạy học, hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh tự hoại. HS bán trú một số trường vẫn phải học ở các phòng tạm, thiếu công trình vệ sinh, nước sạch, nhà ăn...

Nhiều khó khăn trong năm học mới ở Gia Lai

Tại TP.Pleiku (Gia Lai), năm học mới 2018 - 2019 phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong đó, 4 trường mầm non, tiểu học phải sáp nhập, dôi dư hơn 20 người là hiệu trưởng, hiệu phó, kế toán... Dù đã có sự chuẩn bị trước song vẫn khá nan giải khi phải sắp xếp, bố trí lại công việc cho những nhân lực dôi dư này. Ngoài ra, số HS lớp 1 và 6 trên địa bàn TP.Pleiku tăng mạnh.

Khó khăn nhất là Trường tiểu học Ia Phí, H.Chư Pah. Với 1 trường chính và 7 điểm trường, các thầy cô phải vào tận vùng sâu, vùng xa để đưa con chữ đến với HS. Trường có gần 600 HS, đa số là người dân tộc thiểu số Jrai và có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều em đến trường với manh áo rách, mùa đông không đủ ấm. Bộ đồng phục cho các em vào năm học mới là cả một sự xa xỉ.

Trần Hiếu

Theo thanhnien.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục
13:00:39 05/07/2024
Căng đét: Mẹ Nine Naphat đáp trả khi bị tố là nguyên nhân khiến con trai chia tay Baifern
14:34:22 05/07/2024
Rộ tin tài tử Truyền Thuyết Jumong đã ly hôn, Daehan - Minguk - Manse bị chính mẹ ruột bỏ rơi
12:45:21 05/07/2024
"Tiểu tam" khiến Baifern - Nine Naphat chia tay là đây?
15:01:53 05/07/2024
Phía homestay vụ drama Nam Thư bị tố giật chồng lên tiếng làm rõ 1 điều
12:39:09 05/07/2024
Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay
10:25:46 05/07/2024
Dắt bố đẻ đi bắt ghen vợ ngoại tình, nào ngờ vừa thấy người phụ nữ trong phòng khách sạn ông 'ngưng tim' ngã quỵ, tôi bàng hoàng khó tả
12:00:01 05/07/2024
Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng
12:57:28 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ảnh vui 5-7: Đi ăn đám cưới mà áp lực ngang

Lạ vui

16:23:14 05/07/2024
Khi chủ tịch hội đồng quản trị con nợ mời đám cưới.Những hình ảnh hài hước sau giúp bạn đọcgiảm bớt căng thẳngvà mệt mỏi sau ngày làm việc vất vả.

Hôm nay nấu gì: Cơm hè có bát canh này hấp dẫn ngay lập tức

Ẩm thực

16:22:33 05/07/2024
Món canh ngao chua chua thơm phức lại có vị ngọt thanh thế này đảm bảo khiến bữa cơm chiều hè thêm ngon và hấp dẫn hơn nhiều.

Nhan sắc gợi cảm, "trẻ mãi không già" t.uổi U55 của NSND là Giám đốc, Phó chủ tịch hội sân khấu TP.HCM

Sao việt

16:20:52 05/07/2024
Bên cạnh vẻ đẹp bất chấp thời gian, con đường sự nghiệp hanh thông, cuộc sống hôn nhân của Trịnh Kim Chi cũng rất hạnh phúc.

Xuất hiện giữa bữa tối lãng mạn, tôi đưa ra một thứ khiến chồng và nhân tình tự nguyện cắt đứt

Góc tâm tình

16:16:28 05/07/2024
Sau cuộc gặp có phần bất ngờ trong bữa ăn đó, chồng tôi và ả nhân tình đã tự nguyện cắt đứt không gặp lại nhau. Hôn nhân của tôi đang tốt đẹp, mọi thứ đều có như mong muốn từ trước đó, vậy mà lại gặp sóng gió.

Hàn Quốc chi gần 600.000 USD để khảo sát về các gia đình ly tán

Thế giới

16:10:43 05/07/2024
Theo số liệu của Chính phủ Hàn Quốc, tính đến cuối tháng 5 năm nay, số lượng thành viên gia đình ly tán còn sống ở nước này là 38.295 người, trong đó 67,2% từ 80 t.uổi trở lên.

Nhiều NSND, NSƯT tham gia dự án phim "Hà Nội trong mắt em"

Hậu trường phim

15:59:24 05/07/2024
Phim Hà Nội trong mắt em sẽ do đạo diễn tài năng Đào Thanh Hưng đảm nhận. Phim sẽ casting diễn viên trực tiếp vào ngày 9/7 tới.

Tóm tắt chuyện tình Nine Naphat - Baifern chỉ trong 1 ca khúc: Vì Mẹ Anh Bắt Chia Tay!

Nhạc việt

15:59:05 05/07/2024
Vào lúc 3 rưỡi chiều ngày 4/6, Nine Naphat đã chính thức mở họp báo lên tiếng về tin đồn chia tay Baifern Pimchanok. Và đúng theo dự đoán của khán giả, nam tài tử đình đám đã tuyên bố chia tay mỹ nhân Chiếc Lá Bay.

Nam diễn viên từng bị tẩy chay gay gắt, có vợ đẹp gia thế khủng nhưng "giấu nhẹm" vì 1 lý do: U50 sống thế nào giữa biệt phủ 100m2?

Sao châu á

15:46:07 05/07/2024
Trong suốt 9 năm, Lệ Oánh đã phải giấu kín tư cách vợ Ngô Tôn, thậm chí chấp nhận đóng giả làm tiếp viên hàng không khi đi du lịch cùng anh.

Người nhà chánh án bao chiếm đất công, rừng phòng hộ còn đòi bồi thường

Pháp luật

15:34:08 05/07/2024
Mặc dù đã trả lại đất công, rừng phòng hộ bao chiếm của nhà nước trước đó nhưng khi UBND H.Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) lấy đất làm đường thì bà Cúc khiếu nại yêu cầu bồi thường đất mình đã bao chiếm.

Lịch âm 6/7 - Âm lịch ngày 6 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

14:54:08 05/07/2024
Xem lịch âm ngày 6/7/2024 (Thứ 7), lịch vạn niên ngày 6/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...trong ngày 6/7/2024.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh tranh thủ thơm Hân mọi lúc

Phim việt

14:44:41 05/07/2024
Sau khi 2 vợ chồng hàn gắn tình cảm, có vẻ như cả Đức Anh và Hân không ngại che đậy việc thể hiện tình cảm với nhau.