Bài toán cân não của hiệu trưởng “bỗng dưng” có 110 lớp học
Với 2.500 học sinh, để đảm bảo an toàn đi học sau thời gian nghỉ dịch Covid-19, trường cô Trang phải tách 55 lớp sẵn có thành hai, với 110 lớp.
Sáng 4/5, học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn (quận Thủ Đức, TP.HCM) cũng trở lại trường sau 107 ngày nghỉ. Ngày đầu tiên các em không phải học bài mới. Những học sinh lớp 9 đủ lớn để hiểu công tác phòng dịch Covid-19, vẫn được dành thêm một ngày “nạp” kiến thức về điều này.
Đứng ngay cổng, giọng cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Diễm Trang nói qua micro sang sảng:
“Hai bạn nữ kia cách nhau 1m, các em đừng đi sát nhau như thế.
Bạn nam kia, thấy bạn phía trước còn đo nhiệt độ thì em đi chậm một chút.
Bạn đi xe đạp hàng thứ 3 đấy vào bãi để xe rồi vào lớp luôn.
Em mặc áo khoác màu đen kia sao đi lung tung vậy.
Bạn nữ kia nhuộm tóc màu vàng đúng không, ngày mai lên phòng tôi…”
Cô Diễm Trang cầm micro hướng dẫn học sinh sáng 4/5
Đang hướng dẫn các em lớp 9 đảm bảo giãn cách, đo nhiệt độ, khử khuẩn vồi vào lớp thì một học sinh lớp 6 tiến lại. Hôm nay em nhầm lịch nên cũng tới trường.
Bỏ micro xuống, cô Trang nhỏ nhẹ: “Trường có thông báo học sinh khối 6 đi học đâu con. Tuần này chỉ học sinh lớp 9 học thôi. Con qua bên kia ngồi chờ ba mẹ tới đón”.
Quay sang thầy giáo bên cạnh, cô Trang nói “Thầy gọi phụ huynh của học sinh này tới đón con về, em ấy không có điện thoại”.
Vừa hướng dẫn, cô Trang thủ thỉ : “Học sinh được nghỉ ở nhà lâu quá, tuổi các em lỡ nhỡ nếu không đưa vào nề nếp khi tới trường rất cực”.
Hơn 30 năm đi dạy, đây là lần đầu tiên nghỉ học lâu như vậy. Ba tháng qua, ngày nào cô cũng tới trường đều đặn. Hôm nay cô đi sớm hơn và có mặt ở trường trước 6h sáng, lúc đường còn vắng.
Học sinh lớp 9 được bố trí đi vào 3 hàng với dây đã chăng ở cổng đường Võ Văn Ngân. Từ tuần sau trường mở thêm cổng ở đường Tô Vĩnh Diện.
Bài toán chia lớp
Trường THCS Lê Quý Đôn có tất cả 55 lớp từ 6-9. Mỗi lớp 45 học sinh. Mỗi phòng được kê 24 bàn. Trước dịch, mỗi bàn 2 học sinh ngồi. Nhà trường cũng triển khai dạy học buổi 2.
Trước ngày học sinh đi học lại, UBND TP.HCM đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn, trong đó quy định khoảng cách tối thiểu của học sinh trong lớp là 2m; sau đó giảm xuống 1m.
Tuy đã giảm chuẩn như vậy, nhưng trong điều kiện bình thường không chia lớp với những trường như của cô Trang là “điều không thể”. Chỉ còn cách tách đôi lớp.
Cô Trang nhẩm tính: “55 lớp với 2.500 học sinh. Mỗi lớp tách làm 2, vậy là có tất cả 110 lớp. Lúc này mỗi lớp mới có 22 em, nhưng phải xếp ngồi dích dắc mới đảm bảo 1m”.
Để đảm bảo tâm lý học sinh, các lớp chia tách sẽ được bố trí phòng phòng học liền kề.
Video đang HOT
Khó khăn nhất là giáo viên và thời khóa biểu
“Một lớp chia làm 2 thì số tiết một giáo viên phải dạy cũng gấp đôi. Hiện giờ, trường không đủ giáo viên và giáo viên cũng không đủ sức khỏe để giảng dạy hết”- cô Trang nói.
Mỗi lớp tách làm 2, mỗi bàn 1 em ngồi so le
Thiếu giáo viên là khó khăn của nhiều trường nếu phải tách lớp.
Trường THCS Lê Qúy Đôn có 100 giáo viên biên chế. Những tháng qua, các thầy cô vẫn được hưởng lương theo chế độ. Nhưng một số người thuộc bộ phận tạp vụ, giám thị đã được tinh giản. Vì vậy những việc đo nhiệt độ, khử khuẩn hay bố trí học sinh đi vào lớp giáo viên cũng phải hỗ trợ.
Nhìn lại mấy tháng tổ chức dạy trực tuyến, vị hiệu trưởng cho hay đã làm rất bài bản. “Chúng tôi tổ chức dạy tất cả các môn. Đảm bảo thời khóa biểu như bình thường. Mỗi tiết 45 phút. Giáo viên dạy đúng số tiết nên đã cho điểm. Bây giờ chỉ rà soát những học sinh vì điều kiện khách quan không tham gia học trực tuyến. Việc sắp xếp thời khóa biểu lúc này không còn là ngày này, thứ mấy, học bài gì mà dạy theo chủ đề”- cô Trang cho hay.
Để đảm bảo giáo viên, trường tiếp tục bố trí học lệch ca. Buổi sáng khối 9 vào học lúc 7h15, khối 6 lúc 8h. Tương tự như vậy với học sinh khối 7-8 buổi chiều.
Còn môn học, những lớp tăng cường tiếng Anh khi chia đôi thì nửa lớp học vào thứ 2-4-5, nửa lớp còn lại học vào thứ 2-4-6 . Tuần này nửa lớp này học và tuần sau nửa lớp còn lại học. Sắp xếp làm sao để thầy cô dạy lớp đó không thay đổi.
Cô hiệu phó phụ trách chuyên môn Nguyễn Thị Cẩm Vân, bổ sung thêm: “Chúng tôi họp tổ trưởng các bộ môn để sắp xếp chuyên đề cho từng môn bởi phải kết thúc học kỳ II trước ngày 30/6. Trong 6 tuần này thầy cô dạy học trực tiếp kết hợp dạy trực tuyến”.
Để hình dung rõ hơn, cô Vân dẫn chứng: Môn Toán có 4 tiết thực dạy/tuần thì nay dạy 2 tiết ở trường và 2 tiết trực tuyến. Các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục…trước đây giáo viên có khoảng 20 tiết/tuần, nay tách lớp lên 40 tiết nên cũng phải dạy cả trực tuyến.
“Dù tách lớp nhưng chúng tôi tính toán để khối 9 và 6 học buổi sáng thì giáo viên cũng chỉ dạy buổi sáng. Buổi chiều, các thầy cô ở nhà dạy trực tuyến vừa có thời gian nghỉ vừa hoàn thành chương trình”- cô Vân nói.
Dạy học trực tuyến đã vào nếp
Nhiều căng thẳng nhất theo cô Vân với 110 lớp học mới phải tính toán có 110 thời khóa biểu khác nhau.
Nếu chọn cách làm khỏe cho ban giám hiệu, còn phần khó cho giáo viên, học sinh thì chỉ cần chia nửa học sinh của trường học buổi sáng, nửa còn lại học buổi chiều với 1 thời khóa biểu.
“Nếu chúng tôi khỏe giáo viên và học sinh sẽ rất cực”- cô Vân, hiệu phó.
Ban giám hiệu và tổ trưởng các bộ môn đã tính toán phân chia thời khóa biểu hợp lý để giáo viên dạy buổi nào sẽ chỉ dạy buổi đó. Buổi còn lại, thầy cô dạy trực tuyến và có thời gian nghỉ ngơi.
Cách sắp xếp thời khoá biểu của 1 lớp chia thành 2 phải độc lập nhau. Nếu hôm nay giáo viên dạy toán ở nửa lớp này thì có thể vài ngày sau mới dạy toán ở nửa lớp còn lại.
Cả cô Trang, cô Vân nhìn nhận, trải qua thời gian dạy trực tuyến giáo viên của trường đều nâng trình độ. Nhiều giáo viên tuổi cao cũng mày mò làm cho bằng được và thành công.
70-75% học sinh của Trường THCS Lê Quý Đôn có lực khá giỏi. Phụ huynh cũng là những người có trình độ nên mong ở nhà con cũng được học đàng hoàng. Đây là động lực cho giáo viên giảng dạy bài bản, nghiêm túc. Trở lại trường sau một thời gian dài giãn cách, nhưng cô Trang, cô Vân tin việc dạy học sẽ nhanh chóng đi vào nề nếp, ổn định.
Hà Nội: Học sinh, phụ huynh nói gì trong ngày đầu tiên đi học trở lại?
Sáng nay (4/5), học sinh các trường THCS, THPT tại Hà Nội đã bắt đầu đi học trở lại sau 3 tháng nghỉ học kéo dài vì dịch COVID-19.
Học sinh đến lớp đầy đủ sau thời gian nghỉ dịch kéo dài. Ảnh: Minh Thúy
Tại Trường THCS Dịch Vọng, cô Lê Thị Thúy Nga - Hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng - cho biết: Sau thời gian cách ly vì dịch COVID-19, vệ sinh trường học chưa được đảm bảo nên nhà trường đã cử lao công đến dọn dẹp vệ sinh, đồng thời, họp Ban lãnh đạo, tổ chuyên môn để triển khai biện pháp phòng dịch, giãn cách học sinh theo đúng quy định.
Cô Lê Thị Thúy Nga - Hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng. Ảnh: Minh Thúy
Nhà trường đã quyết định tổ chức cho mỗi một nhóm lớp đến trường 3 buổi, mỗi buổi là 4 tiết, ưu tiên giảng dạy 4 môn: Toán, Ngữ Văn, Anh, Thể dục. Các môn học còn lại sẽ luân phiên giảng dạy để học sinh có thời gian ôn tập, kiểm tra định kỳ. Hiện, khối 6, khối 9 học buổi sáng còn khối 8, khối 9 học buổi chiều.
Học sinh được đo thân nhiệt trước khi đến lớp. Ảnh: Minh Thúy
Thông tin về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 khi học sinh đến lớp, cô Thúy Nga cho hay: Vào 2 ngày cuối tuần nhà trường đã tiến hành phun khử khuẩn, các giáo viên đã tham gia tổng vệ sinh toàn bộ sân trường. Nhà trường cũng đã chuẩn bị thuốc men đầy đủ, phòng cách ly, mỗi 1 cửa lớp đều có nước rửa tay khô, ở phòng vệ sinh có hướng dẫn rửa tay, nước rửa tay đầy đủ.
Cán bộ nhà trường rửa tay sát khuẩn cho học sinh trước khi vào lớp. Ảnh: Minh Thúy
Nhà vệ sinh tại Trường THCS Dịch Vọng có hướng dẫn rửa tay và trang bị nước rửa tay đầy đủ. Ảnh: Minh Thúy
Phòng cách ly tại Trường THCS Dịch Vọng. Ảnh: Minh Thúy
Trong ngày đầu tiên đi học, em Phương Linh - học sinh lớp 9 Trường THCS Dịch Vọng - cho biết: "Sau 3 tháng nghỉ học vì dịch COVID-19, hôm nay em cảm thấy rất vui khi được gặp lại các bạn. Trước khi đến trường, nhà trường đã trang bị kiến thức về phòng, chống dịch cho em thông qua tin nhắn ở nhóm Zalo của lớp."
Em Linh cho hay: "Khi đến lớp, em phải rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, đứng cách nhau 1m khi giao tiếp cũng như ở trong lớp học."
Cùng tâm trạng với em Linh, em Nguyễn Trọng Khánh - học sinh lớp 6A1 Trường THCS Dịch Vọng - cảm thấy rất hào hứng khi đến trường. "Khi nghỉ học ở nhà em thấy khá buồn, trước khi đến lớp em đã chuẩn bị bài vở đầy đủ, các thầy cô cũng đã hướng dẫn rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang đầy đủ." - Em Khánh nói.
Học sinh chào cờ trong ngày đầu tiên đi học. Ảnh: Minh Thúy
Chị Lê Minh Phương - Phụ huynh học sinh lớp 6 tại Trường THCS Dịch Vọng - khẳng định: "Tôi không lo lắng khi đưa con đến trường vì giữa nhà trường và gia đình đã có sự phối hợp chặt chẽ. Ban Giám hiệu nhà trường đã phổ biến việc phòng dịch đến từng học sinh, phụ huynh cũng có ý thức khi đưa con đến trường phải trang bị cho con nước rửa tay, khi gặp nhau phải đứng cách xa nhau 1,5m. Qua Zalo, tin nhắn sms, nhà trường đã thông báo, hướng dẫn phụ huynh và học sinh chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch."
Phụ huynh đưa học sinh đến trường. Ảnh: Minh Thúy
Khi học trực tuyến ở nhà, chị Phương chia sẻ: "Sáng cháu học trực tuyến ở nhà chiều cháu học trực tuyến qua phần mềm zoom. Tôi cảm thấy nhà trường rất cẩn thận, chu đáo để chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho học sinh đến trường."
Cùng ý kiến với chị Phương, Chị T. - Phụ huynh học sinh có con theo học lớp 9 tại Trường THCS Dịch Vọng cho hay: "Khi đưa con đến trường, tôi thấy khá bình thường vì nhà trường đã phổ biến hết cho học sinh về việc phòng dịch khi đến lớp. Tôi thấy tình hình dịch bệnh cũng đỡ, các con đều đeo khẩu trang khi đến trường nên không cảm thấy lo lắng. Trước buổi học đầu tiên, các thầy cô tại trường cũng đã phổ biến cho các bậc phụ huynh việc phòng dịch thông qua họp trực tuyến bằng phần mềm zoom"
Học sinh tuân thủ quy định phòng dịch COVID-19 trong lớp học. Ảnh: Minh Thúy
Theo ghi nhận của PV, từ sớm tại Trường THCS Lê Quý Đôn đã có rất đông học sinh đến trường trong ngày đầu tiên đi học trở lại.
Em Hà Vy - Học sinh lớp 9G Trường THCS Lê Quý Đôn chia sẻ: "Em cảm thấy vui nhưng khá lo lắng và hồi hộp khi đến trường. Các thầy cô đã phổ biến các biện pháp phòng dịch đầy đủ như: kiểm tra thân nhiệt 2 lần vào buổi sáng trước khi đến lớp và sau tiết học cuối cùng; vệ sinh tay sạch sẽ, lau dọn lớp học,... để phòng dịch COVID-19".
Trường THCS Lê Quý Đôn. Ảnh: Minh Thúy
Trao đổi với PV VietTimes, anh Mai Văn Trường - Phụ huynh học sinh lớp 8 Trường THCS Lê Quý Đôn không cảm thấy lo lắng khi đưa con đến trường: "Thực ra trong thời gian vừa rồi Việt Nam đã khống chế dịch COVID-19 tương đối tốt nên tôi không lo lắng lắm khi đưa cháu đến trường. Qua nhóm zalo, tin nhắn điện thoại, nhà trường cũng đã nhắn cho phụ huynh cách phòng dịch COVID-19 như rửa tay, đeo khẩu trang, mang bình nước uống cá nhân, nước sát khuẩn,..."
Tại Trường THPT Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội, dọc hành lang các lớp học đều trang bị nước rửa tay sát khuẩn. Trường đã bố trí 78 lavabo rửa tay cùng các khu vực giặt khăn lau bảng riêng. Mỗi lớp học đều chia đôi học sinh, học theo ca để đảm bảo an toàn. Khu vực nhà vệ sinh được đảm bảo sạch sẽ.
Cán bộ Trường THPT Phan Đình Giót đo thân nhiệt cho học sinh. Ảnh: Minh Nhân
Học sinh vệ sinh tay bằng máy rửa tay cảm biến. Ảnh: Minh Nhân
Học sinh được đo thân nhiệt đầy đủ ngay từ cổng trường. Ảnh: Minh Nhân
Học sinh tuân thủ quy định rửa tay. Ảnh: Minh Nhân
Tại Trường THCS Nghĩa Tân, cô Nguyễn Mỹ Hảo - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Khi có thông tin học sinh đi học trở lại, nhà trường đã xây dựng kế hoạch dạy học, quy trình đón học sinh khi đến lớp. Hiện nhà trường đã chia khối 8, 9 học buổi sáng còn khối 6,7 học buổi chiều. Nhà trường cũng đã chia học sinh thành 2 nhóm: 1 nhóm học thứ 2,4,6 và 1 nhóm học thứ 3,5,7. Ở 3 cổng, nhà trường đều bố trí ít nhất 3 cán bộ do thân nhiệt cho học sinh và rửa tay sát khuẩn để lên lớp. Ở lớp học, giáo viên chủ nhiệm đã chia chỗ ngồi đảm bảo khoảng cách tối thiểu 1 m giữa các học sinh. Tuần này, nhà trường sẽ triển khai cho học sinh ôn tập lại các kiến thức đã học online ở nhà để củng cố lại kiến thức cho các em.
Kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp. Ảnh: Hiếu Nguyễn
Em Lưu Chí Anh - Học sinh Trường THCS Nghĩa Tân - tâm sự: "Ngày đầu tiên đi học em cảm thấy hào hứng khi sắp được gặp lại các bạn và thầy cô. Khi đến trường, em đã được trang bị các biện pháp phòng dịch như: đứng cách xa các bạn, uống bình nước riêng, rửa tay sát khuẩn, tránh giao tiếp quá gần,... thầy cô cũng đã hướng dẫn đầy đủ các biện pháp phòng dịch cho em trước khi đến lớp".
Giãn cách lớp học, nhiều trường loay hoay thiếu phòng học, giáo viên Để đảm bảo đúng quy định về giãn cách, nhiều trường phải bố trí học so le, giáo viên làm việc với cường độ gấp đôi, thậm chí thiếu giáo viên, lớp học. Ngày 4/5, nhiều địa phương trên cả nước bắt đầu cho học sinh đi học trở lại. Để được hoạt động trở lại sau thời gian nghỉ dịch, Bộ GD-ĐT...