Bài thuốc dễ làm từ yến sào
Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu một loại chè rất có tác dụng cho sức khỏe mà thành phần chính là yến sào
Yến sào thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe. Xin giới thiệu những bài thuốc sau đây rất dễ làm mà thành phần chính là yến sào:
Với người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy, người cao tuổi già yếu, có các triệu chứng ăn uống kém, mất ngủ, người thiếu sinh khí, tiếng nói nhỏ yếu, nói không ra tiếng, đi lại không vững vàng, đau lưng mỏi gối, bài thuốc: Yến sào 6 – 10 g đã làm sạch, nhân sâm 6 – 8 g, đương quy 8 – 10 g, câu kỷ tử 6 – 8 g, hoài sơn (củ khoai mài) 8 – 10 g, hạt sen 10 – 12 g, táo tàu 5 quả. Tất cả cho vào thố đất tiềm cho chín mềm. Chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Người suy nhược, thiếu máu, hay ho khan, ngứa cổ, ăn ngủ kém, dễ bị cảm mạo thời khí, dùng bài thuốc: Yến sào 6 – 10 g đã làm sạch, nấu cháo với gạo tẻ 50 g, thịt bò 100 g (hoặc thịt gà 100 g) để ăn vào lúc đói bụng. Có thể thêm hạt sen, táo tàu nấu chung.
Cũng có thể nấu yến sào với bồ câu (hoặc gà giò, gà ác, chim cút) bằng cách làm sạch bồ câu, hầm chín mềm rồi cho yến sào 6-10 g vào cùng với gia vị nêm vừa ăn, dùng khi đói bụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu một loại chè rất có tác dụng cho sức khỏe mà thành phần chính là yến sào. Cụ thể: Ngâm hạt sen 100 g với nước ấm khoảng 2 giờ, nấu hạt sen với 1 lít nước đến khi chín mềm thì cho yến sào 6-10 g vào cùng lượng đường vừa đủ để nấu chè. Ăn nóng vào lúc đói bụng hoặc trước khi đi ngủ.
Theo vietbao
Video đang HOT
Những loại quả tưởng mát hóa nóng
Trái cây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì chứa nhiều sinh tố, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Nhưng tùy vào cách dùng, lượng dùng mà trái cây có thể "chuyển hệ" từ mát sang nóng.
Quả vải:
Theo GS Đỗ Tất Lợi, tác giả cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam thì: "Trái vải tính bình, ăn vào đẹp dung nhan, nhưng theo Mậu Hy Ung và Hoàng Cung Tú, nếu ăn nhiều sẽ phát nhiệt, chảy máu cam". Vì thế, khi dùng trái vải nên dùng trong khoảng bảy - tám quả, không nên cho rằng đây là thuốc dưỡng nhan mà ăn quá nhiều.
Quả nhãn:
Cùng họ với trái vải có trái nhãn. Đây là loại trái cây thơm ngon, nhiều người cho rằng, trái nhãn nóng, ăn nhiều dễ bị nổi mụn. Thực chất trái nhãn không mát không nóng (tính bình). Tuy nhiên, nếu ăn cả bịch nhãn một lúc thì từ tính bình sẽ chuyển sang nhiệt ngay.
Nếu mất ngủ hãy ăn nhãn, chừng 10 - 15 trái sẽ thấy dễ ngủ và không thức giấc nửa đêm vì ác mộng. Cần nhớ, "liều thuốc" này chỉ hiệu quả với những ai chớm... mất ngủ mà thôi.
Quả xoài:
Xoài thường bị cho là nóng, nhưng theo Đông y thì xoài có tính bình. Tuy nhiên, với những quả xoài cát Hòa Lộc chín mọng ngọt ngào, nếu ăn nhiều sẽ sinh nhiệt, trẻ em ăn nhiều cũng bị nổi mụn, rôm sảy...
Những người làm việc trí óc nên dùng xoài chín vì có công dụng bổ trí não. Quả xoài xanh như xoài tượng ăn với nước mắm đường chứa nhiều sinh tố C. Vì vậy, mùa nắng nóng ăn xoài xanh sẽ phòng từ xa cảm cúm.
Có người cho rằng, ăn bất kỳ loại quả xanh nào mà uống nước đá lạnh sẽ bị tiêu chảy. Lương y đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM giải thích: "Trái xanh, non chứa nhiều chất chát, khó tiêu, lại uống nước lạnh nên dễ bị đau bụng, sình bụng. Đây là cách ăn uống không hợp vệ sinh, cần loại bỏ".
Quả mận:
Mận chứa nhiều carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Thêm vào đó, trong hạt mận cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali... có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng, ăn quá nhiều loại quả này bởi mận có tính nóng, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, nhất là đối với những người cơ địa có tính nhiệt.
Quả đào:
Có hàm lượng sắt rất phong phú, ngoài ra còn có protein, đường, kẽm, pectin... thích hợp với người bị bệnh thiếu máu. Pectin trong đào có lợi cho đường ruột nên ăn đào có thể phòng tránh táo bón. Tuy vậy, đào cũng có thể sẽ gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác nếu ăn quá nhiều.
Quả ổi:
Ổi là loại trái cây được phụ nữ ưa thích vì vị thơm ngon của nó. "Tính tình" nóng - mát của ổi phụ thuộc vào giống. Loại ổi Thái, ổi xá lỵ nhiều nước, ít ngọt, vị chua tính mát, nhưng nếu ăn cả vỏ sẽ có nguy cơ bị "tác dụng phụ": táo bón.
Quả ổi sẻ ngọt nhưng ăn nhiều cũng bị nóng. Có vị chua chua ngọt ngọt là trái dâu da, đây là trái thanh nhiệt, dùng vào mùa hè rất tốt vì giúp tăng cường đề kháng, tránh được cảm cúm.
Quả na:
Trong các loại trái cây vị ngọt lịm còn có trái na, hay còn gọi là mãng cầu. Vị ngọt này cùng với "thân hình" tròn lẳn, chắc thịt là nguyên nhân gây nóng cho những ai yêu thích nó. Cùng họ với na còn có mãng cầu xiêm, vị chua chua, ngọt ngọt, có tác dụng thanh nhiệt.
Tuy nhiên, mãng cầu xiêm ít được "ăn tươi nuốt sống" mà thường làm sinh tố hoặc dầm sữa. Nếu muốn mãng cầu xiêm không "đổi tính" thì lượng đường, sữa kèm vào không nên quá nhiều.
Vú sữa:
Trái vú sữa ướp lạnh ăn ngọt thơm, mát miệng nhưng nóng. Vì vậy, không nên ăn nhiều, khi ăn vú sữa còn phải tránh xa phần vỏ, vì nếu ăn "phạm" sẽ bị táo bón do có chứa nhiều chất chát.
Trong "dàn" trái cây ngoại nhập thì chỉ có lê là mát nhờ vị chua và chứa nhiều nước còn nho và táo có tính bình. Nếu người đang nổi mụn, lở miệng thì nên chọn lê thay vì nho, táo.
Người ta thường cho rằng, các loại trái cây thơm ngon như sầu riêng, mít... nóng. Thực chất, những trái này tuy thuộc loại "nóng tính" nhưng cũng không nóng đến mức ăn vào nổi mụn, nổi ghèn, trừ khi ăn quá nhiều.
Theo vietbao
"Thần dược" yến sào chỉ là... đồn thổi Với trị giá từ 30-50 triệu đồng/kg, yến sào hay chính xác hơn là tổ yến, bên cạnh là một trong 8 món ăn "cao lương mỹ vị" hay "bát trân" còn được coi như "thần dược" khi chống chất phóng xạ, tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, làm giảm bệnh cúm, thậm chí điều trị HIV... Tuy nhiên, thực tế công...