Bài thuốc dân gian cho người mắc viêm xoang
Viêm xoang được xem là căn bệnh dai dẳng, khó điều trị khiến cho khoang mũi bị ứ đọng dịch gây khó chịu. Dưới đây là cách chữa bệnh viêm xoang bằng nước muối.
Viêm xoang là gì?
Viêm xoang là tình trạng niêm mạc ở mũi bị viêm và sưng to gây tắc nghẽn các xoang. Các xoang bình thường rỗng và có độ ẩm nhất định, nên khi bị tắc dễ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển sinh ra dịch mủ.
Viêm xoang thường do virus gây ra nên không thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, khi xoang mũi bị sưng viêm sẽ dễ nhiễm trùng. Nhiều người bệnh bị viêm xoang do virus, sau đó lại bị nhiễm trùng trong xoang nên phải dùng thêm kháng sinh. Thường những hợp bị bội nhiễm như thế này, người bệnh sẽ thấy triệu chứng kéo dài hơn bình thường (từ 10 ngày trở lên).
Các bệnh ở đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng dễ dẫn đến viêm xoang.
Cách chữa viêm xoang tại nhà bằng muối
Muối có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, kháng viêm.
Dùng dung dịch nước muối để vệ sinh mũi họng là cách điều trị các bệnh về đường hô hấp đã được áp dụng từ lâu.
Để rửa mũi và súc họng, bạn cần dùng dung dịch nước muối sinh lý có tỷ lệ muối và nước phù hợp, không quá nhạt cũng không quá mặn để thu được dung dịch nước muối 0,9%.
Có thể lúc đầu bạn sẽ thấy cách vệ sinh mũi này rất khó để thực hiện, nhưng nếu chịu khó luyện tập thì sẽ quen dần. Nhiều người đã áp dụng phương pháp này và nhận thấy tình trạng viêm xoang được cải thiện đáng kể. Vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối giúp làm sạch, sát trùng xoang mũi và họng.
Nước muối là một loại dung dịch có tác dụng làm sạch được chất nhầy trong mũi và làm giảm nghẹt mũi, có thể giúp loại bỏ đi các chất gây dị ứng ở mũi cũng như các chất ô nhiễm trong môi trường xung quanh.
Cách pha nước muối rửa mũi
Video đang HOT
- Chọn loại muối sạch, không có i-ốt sẽ tốt hơn (để tránh kích ứng niêm mạc mũi)
- Chọn nguồn nước sạch để pha dung dịch: nước cất, nước tinh lọc đóng chai
- Vệ sinh tay sạch trước khi thao tác (rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, nếu cẩn thận hơn thì dùng cồn)
- Vệ sinh các dụng cụ chứa (có thể dùng cồn)
Cách làm: Pha 9g muối vào 1 lít nước đã chuẩn bị (bạn có thể thay đổi lượng pha tùy theo nhu cầu sử dụng, chỉ cần giữa đúng tỷ lệ của muối và nước). Chiết ra các lọ nhỏ để tiện sử dụng nếu muốn.
Cách thực hiện rửa mũi bằng nước muối
- Bạn có thể pha một bát nước muối hay có thể dùng loại nước muối sinh lý có bán sẵn tại các hiệu thuốc.
- Cho nước muối vào một cái bát, sau đó bạn bịt một bên mũi bằng ngón tay trỏ, nhúng một bên mũi kia vào bát, gắng hơi hít thật mạnh để cho nước muối đi sâu vào trong mũi và xuống dưới miệng.
- Bạn nhổ nước ra bằng đường miệng và làm lặp lại như vậy khoảng 4-5 lần.
- Sau đó đổi bên với lỗ mũi còn lại.
Nên thực hiện cách chữa viêm xoang bằng nước muối như vậy theo cách trên 2 lần trên ngày (sáng và tối). Bạn sẽ cảm thấy mũi của mình trở nên thông thoáng và không còn viêm nữa.
Lưu ý
Dung dịch nước muối tự pha chỉ dùng được trong vòng 2 tuần kể từ khi pha chế nếu đóng kín nắp lọ. Nếu đã mở lọ thì chỉ nên sử dụng trong vòng 2 ngày. Bảo quản dung dịch ở điều kiện thoáng mát.
Nếu quá trình pha nước muối không đảm bảo vệ sinh thì khi dùng sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn.
Trong trường hợp không muốn pha chế, bạn hãy mua dung dịch nước muối sinh lý bán sẵn tại các nhà thuốc. Nên dùng trong vòng 2 tuần kể từ khi mở nắp. Hiện nay trên thị trường cũng có bán các chai dạng xịt để tiện dùng.
Trúc Chi
Theo phununews
Không khí đã ô nhiễm giờ còn trở lạnh, hãy cẩn thận kẻo mắc viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng diễn biến thường khó lường, nhất là ở thời điểm giao mùa khi thời tiết chuyển lạnh. Bạn có thể phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng bằng cách giữ ấm, uống nhiều nước và vệ sinh mũi thường xuyên
Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến hiện nay, nhất là khi đang có sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Đặc biệt, bệnh rất hay tái phát. Do đóp, việc phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng cần được thực hiện bằng các thói quen mỗi ngày.
Bên cạnh đó, viêm mũi dị ứng còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Một số trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài có thể gây mất khứu giác, người bệnh không thể ngửi thấy mùi hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi.
Theo các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng, thời tiết chuyển lạnh cùng với không khí ô nhiễm là nguyên nhân chính gây nên các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Do đó, việc thực hiện những phương pháp phòng tránh ngay từ sớm là rất cần thiết.
1. Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể ngoài việc giúp bạn phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng mà còn bảo vệ bạn khỏi nhiều căn bệnh vào mùa lạnh khác như viêm đường hô hấp, viêm họng, đau đầu...
Để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng vào mùa lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt ở những khu vực như cổ, ngực và mũi. Mọi người cũng nên mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn, tay đi găng, chân đi tất... và không nên tắm nước lạnh. Đối với những người phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm, cần lưu ý nhiều hơn vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.
Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột để ngăn tổn thương, khô niêm mạc mũi xoang. Để ứng phó với trường hợp này, hãy làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng. Xoa đều tay đồng thời tập thở ra hít vào, thực hiện động tác trên từ 3 - 5 phút.
2. Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng
Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng cũng là một thói quen giúp bạn phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng. Trong không khí có chứa rất nhiều tác nhân gây kích ứng niêm mạc mũi như bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất...
Chính vì vậy, tránh và hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này sẽ góp phần phòng tránh viêm mũi dị ứng. Hãy sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm hoặc khi đi ra ngoài đường, tham gia giao thông.
3. Vệ sinh vùng tai mũi họng
Nếu không vệ sinh sạch sẽ vùng tai, mũi, họng thì sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh tồn tại và phát triển. Vì vậy, hãy đánh răng hằng ngày trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn. Súc miệng và xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Ngoài việc giúp bạn phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng, việc vệ sinh tai mũi họng hàng ngày cũng giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ đường hô hấp và vòm họng.
4. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là một chú ý quan trọng. Bổ sung nhiều nước sẽ làm loãng các chất nhầy, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn. Từ đó, các chất nhầy này có thể thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây bệnh viêm mũi dị ứng.
5. Những lưu ý với người bệnh viêm mũi dị ứng khi thời tiết trở lạnh
Trong trường hợp bị bệnh viêm mũi dị ứng nặng, cần phải đi khám và điều trị theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc kháng sinh vì như vậy sẽ khiến bệnh có khả năng tăng lên và gây biến chứng nguy hiểm.
Có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên giúp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng như xông hơi bằng tinh dầu, xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý, ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa vitamin C. Những phương pháp phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng thường rất đơn giản, khuyến khích nên áp dụng thường ngày, nhất là vệ sinh mũi và uống nhiều nước.
Theo Helino
Chữa viêm xoang bằng Đông Y và Tây Y Viêm xoang được chia làm hai loại: viêm xoang dị ứng và viêm xoang nhiễm khuẩn. Viêm xoang là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh, đặc biệt là vào mùa thu đông, thời tiết lạnh và khô hanh, môi trường ô nhiễm... Chữa viêm xoang bằng Đông Y và Tây Y 8 bài thuốc...