Bài thuốc chữa mất ngủ do tâm thận bất giao
Tâm thận bất giao là một rối loạn trong mối quan hệ tương tác giữa tạng tâm và tạng thận – đó cũng là nguyên nhân dẫn tới mất ngủ kèm theo một số triệu chứng như hay quên, rối loạn nhịp tim, di tinh…
Biểu hiện của chứng tâm thận bất giao gây mất ngủ
Theo cách phân loại bệnh chứng của Đông y, tâm thận bất giao là một tình trạng bệnh lý, được biểu hiện bởi một số chứng trạng chủ yếu: Trống ngực, tim đập dồn loạn nhịp từng cơn, mất ngủ, ngủ mê nhiều, di tinh, hay quên và thường kèm theo đau đầu, hoa mắt, ù tai, mồ hôi trộm, lòng bàn chân bàn tay hâm hấp nóng, cảm giác sốt nóng về buổi chiều, khó tập trung tư tưởng, lưng gối tê yếu mỏi, miệng khô họng háo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không rêu, mạch tế sác (nhỏ nhanh).
Chứng tâm thận bất giao thường do suy nghĩ căng thẳng, tình chí u uất, làm việc trí não mệt nhọc… khiến cho âm khí ở tạng tâm bị hao tổn, tâm hỏa thiên thịnh, không giáng xuống giao thông với thận; hoặc do cơ thể suy yếu do ốm đau lâu ngày, sinh hoạt tình dục không tiết chế, khiến cho thận âm hư tổn, thận dương thiên thịnh nhiễu động tâm thần mà gây nên bệnh.
Mất ngủ do tâm thất bất giao khi suy nghĩ căng thẳng, tình chí u uất, làm việc trí não mệt nhọc,.
Một số bài thuốc trị
Bài thuốc chữa chứng mất ngủ kèm theo rối loạn nhịp tim
- Biểu hiện: Mất ngủ, trống ngực, tim đập dồn loạn nhịp từng cơn (khi suy nghĩ căng thẳng), hay giật mình, ngực cồn cào, lòng bàn chân bàn tay hâm hấp nóng, đầu choáng mắt hoa, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu, mạch tế sác (nhỏ, nhanh).
- Bài thuốc: Hoàng liên 16g, hoàng cầm 12g, bạch thược 12g, a giao 12g, táo nhân 10g, mạch môn 24g, mẫu lệ 24g; kê tử hoàng (lòng đỏ trứng gà) 1 quả. Sắc uống ngày một thang.
- Tác dụng: Tư âm thanh hỏa, dưỡng tâm an thần.
Bài thuốc chữa mất ngủ kèm theo lưng gối đau mỏi, ù tai
Video đang HOT
- Biểu hiện: Mất ngủ, bồn chồn, đầu choáng, tai ù, phiền nhiệt, mồ hôi trộm, họng khô, lưng gối đau mỏi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác (nhỏ, nhanh).
- Thành phần: Hoàng liên 8g, nhục quế 3g, sinh địa 16g, tri mẫu 12g, thiên môn 8g, mạch môn 8g, bá tử nhân 6g, toan táo nhân 10g, bạch thược 8g, a giao 8g. Sắc uống ngày một thang.
- Tác dụng: Thanh tâm giáng hỏa, bổ thận dưỡng âm, giao thông tâm thận.
Các vị thuốc trong bài thuốc chữa mất ngủ
Bài thuốc chữa mất ngủ kèm theo nhức đầu, hay quên
- Biểu hiện: Mất ngủ, giảm trí nhớ, chóng quên, lưng mỏi chân yếu kèm theo di tinh, đầu choáng tai ù, lòng bàn chân bàn tay hâm hấp nóng, bồn chồn, hồi hộp, đánh trống ngực, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế sác (nhỏ, nhanh).
- Thành phần: Thục địa 18g, sơn thù du 12g, nhân sâm 8g, đương quy 12g, mạch môn 10g, táo nhân 8g, bạch giới tử 9g, hoàng liên 6g, nhục quế 3g. Sắc uống ngày một thang.
- Tác dụng: Bổ thận ích tinh, thanh tâm an thần, giao thông tâm thận.
Bài thuốc chữa mất ngủ, ngủ hay mê, mệt mỏi
- Biểu hiện: Mất ngủ, ngủ hay mê, di tinh kèm theo choáng đầu, hoa mắt, trống ngực, người uể oải, tinh thần uể oải, miệng khô, tiểu tiện sẻn, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác (nhỏ, nhanh).
- Bài thuốc: Thiên môn 15g, thục địa 15g, nhân sâm 10g, hoàng bá 9g, sa nhân 4g, cam thảo 6g, hoàng liên 3g, táo nhân 8g, đăng tâm thảo 9g, ngũ vị tử 9g, mẫu lệ 20g. Sắc uống ngày một thang.
- Công dụng: Thanh tâm bổ thận, giao thông tâm thận, cải thiện giấc ngủ.
Thực phẩm cần hạn chế khi dùng thuốc trị mất ngủ
Mất ngủ là một vấn đề về giấc ngủ mà nhiều người gặp phải, nhiều người cần phải sử dụng thuốc để điều trị.
Tuy nhiên cần lưu ý, một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc...
Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Những người bị mất ngủ có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày, khiến họ làm việc kém hiệu quả. Các triệu chứng khác có thể gặp khi bị mất ngủ bao gồm đau đầu do căng thẳng, khó chịu, khó tập trung và suy giảm trí nhớ...
Hiện nay, các loại thuốc ngủ chính được kê đơn là các thuốc nhóm benzodiazepine (viết tắt là BZD) như estazolam, alprazolam, clonazepam... ; thuốc không chứa benzodiazepine (viết tắt là non BZD) như zolpidem, zopiclone, zaleplon...; chất chủ vận thụ thể melatonin (như ramelteon) và chất đối kháng thụ thể orexin (như suvorexant)...
Mất ngủ là một vấn đề về giấc ngủ mà nhiều người gặp phải.
Nếu đang gặp vấn đề về giấc ngủ, cách tốt nhất nên bắt đầu bằng cách cải thiện thói quen sinh hoạt của mình. Tạo môi trường thân thiện với giấc ngủ, giảm sử dụng điện thoại di động hoặc thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, đồng thời cố gắng giữ cho cơ thể và tâm trí thư giãn nhất có thể trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon. Nếu vẫn không thể giải quyết được, cần thăm khám bác sĩ chuyên môn để tìm cách điều trị.
Dưới đây là một số thực phẩm không nên dùng khi uống thuốc ngủ:
1. Không uống rượu và đồ uống có cồn
Một số người bị mất ngủ thường uống rượu để cải thiện triệu chứng, nhưng điều này không được khuyến khích. Uống rượu lâu ngày có thể gây mất ngủ mạn tính, ngoài ra rượu và đồ uống có cồn sẽ làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của thuốc ngủ.
Dùng các thuốc không thuộc BZD, chất chủ vận thụ thể melatonin (ramelteon) và chất đối kháng thụ thể orexin (suvorexant) và các loại thuốc ngủ khác cùng lúc, có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn ngủ, giảm tỉnh táo, giảm khả năng giữ thăng bằng và phối hợp cơ thể... trường hợp nghiêm trọng, có thể ức chế hô hấp.
Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bên cạnh việc tạo môi trường thân thiện cho giấc ngủ và điều chỉnh thói quen sinh hoạt thì cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống.
2. Không tiêu thụ quá nhiều đồ uống và thực phẩm có chứa caffein
Những người bị rối loạn giấc ngủ hoặc đang dùng thuốc ngủ, không nên uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein mỗi ngày và tránh uống sau buổi chiều.
Caffeine ức chế sự chuyển hóa của thuốc ngủ làm tăng nồng độ thuốc, có thể dẫn đến quá liều và tăng nguy cơ xảy ra phản ứng bất lợi.
3. Tránh uống nước bưởi khi đang dùng thuốc ngủ
Nước bưởi ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của nhiều loại thuốc bằng cách ức chế quá trình chuyển hóa enzyme CYP3A4 trong cơ thể, khiến nồng độ thuốc trong máu tăng cao và làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại của thuốc.
Khi dùng nước ép bưởi cùng với các thuốc điều trị mất ngủ, dễ làm tăng phản ứng phụ như chóng mặt, buồn ngủ và suy hô hấp.
4. Giảm ăn thực phẩm nhiều chất béo
Những người thích ăn nhiều dầu mỡ, ăn no hoặc ăn khuya... có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì thực phẩm nhiều chất béo sẽ kéo dài thời gian tiêu hóa, không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Ví dụ, nếu uống thuốc BZD (như diazepam) ngay sau bữa ăn, chất béo ăn vào sẽ làm tăng khả năng tái hấp thu của thuốc, dẫn đến giảm hiệu quả, giảm tác dụng của thuốc.
Phòng ngừa và điều trị rôm sảy bằng Đông y Rôm sảy là một bệnh lý phổ biến trong mùa nắng nóng. Trên da sẽ nổi những nốt mụn nhỏ li ti, gây nóng rát khó chịu... đặc biệt ở trẻ em, thường làm cho trẻ biếng ăn, mất ngủ hay quấy khóc. Rôm sảy xuất hiện ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ vai, lưng, ngực, vùng tã...