Bài thuốc chữa bệnh dạ dày mãn tính bằng vỏ cam
Vỏ cam không chi có công dụng khử bay mùi hôi mà còn có lợi cho sức khoẻ. Từ vỏ cam, bạn có thể tự tay “chế” nhiều bài thuốc để trị nhiều loại bệnh.
Từ lâu, trong y học Trung Quốc, vỏ cam ví như vị thuốc tốt cho dạ dày, tiêu đờm, chữa ho hiệu quả. Và ngày nay, y học còn tìm thấy nhiều công dụng tuyệt vời từ vỏ của loại trái cây giàu vitamin C này. Tất nhiên, ở đây chúng ta chỉ nói tới những vỏ quả cam không sử dụng chất bảo quản hay chất hoá học có hại cho cơ thể.
Không chỉ là loại quả giàu vitamin C, vỏ cam hay quýt còn là vị thuốc quý.
Chữa ho, long đờm
9g vỏ quýt/cam khô, 1 quả óc chó 1, 3 lát gừng ta. Tất cả cho chung vào ấm sắc thuốc, chắt lấy còn 1 bát nước, uống ngày 2 lần.
Chữa dạ dày
3g vỏ cam khô, 6g gừng, một chút đường nâu. Cho vào nồi với 2 bát nước đầy, đun còn 1 bát. Sau khi đun, thêm chút đường nâu và uống.
Video đang HOT
30g vỏ cam khô, một ít đường trắng. Cho vỏ cam khô vào ấm pha trà, thêm đường, thêm nước sôi, uống như uống trà vậy, có tác dụng giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả.
Chữa cảm lạnh, buồn nôn
9g vỏ cam khô, 50g gạo, một ít gừng, đun cùng 2 bát nước để lấy 1 bát uống.
Chữa viêm, đau cơ, khớp
30g vỏ cam khô, 15 gram tỏi. Pha uống như uống trà.
3g vỏ cam khô, 10 quả táo tàu đỏ. Tất cả cho vào cái bát con, đổ nước đun sôi vào, rồi uống trước bữa ăn 10 phút sẽ chữa triệu chứng mất cảm giác ngon miệng, điều trị chứng khó tiêu.
Phương pháp: ngâm nước 10 phút trước bữa ăn uống trà, uống chữa bệnh mất cảm giác ngon miệng, điều trị chứng khó tiêu.
Giảm sốt khi mang thai
2 quả cam hoặc quýt để nguyên vỏ, dưa chuột 1 quả. Đun lấy nước uống. Ngày uống 2-3 lần. .
Chữa khàn giọng
20gvỏ cam, 2 quả lê. Lê sau khi rửa sạch ép lấy nước. Cho vỏ cam vào nước lê, chưng cách thuỷ, ngày uống 3 lần chữa viêm thanh quản cấp tính, khàn tiếng rất tốt
Theo VNE
Làm gì khi bị loét dạ dày?
Loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non bị xói mòn. Nếu bị chẩn đoán loét đường tiêu hóa, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau.
Hút thuốc lá làm tăng axit trong dạ dày, khiến cơn đau thêm tồi tệ - Ảnh: Shutterstock
Thuốc chống viêm an toàn. Acetaminophen được khuyến khích hơn aspirin, naproxen, ibuprofen và các thuốc khác trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid trong việc điều trị loét dạ dày.
Hạn chế đồ uống có cồn và caffein. Nghiên cứu cho thấy rượu và cafein có tác dụng kích thích dạ dày và ruột non, có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu và viêm. Ngoài ra, chúng cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ axit trong dạ dày khiến tình hình thêm trầm trọng.
Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc. Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày, kích thích vết loét cũ hoặc thậm chí gây thêm vết loét mới. Khói thuốc lá còn là tác nhân làm tăng axit dạ dày, có thể gây kích ứng cho vết loét. Theo nghiên cứu của Viện Chăm sóc sức khỏe Mỹ, khói thuốc lá là thủ phạm làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Lựa chọn thực phẩm. Bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng nên tránh chế độ ăn giàu thịt đỏ, thức ăn chiên xào hoặc các loại thực phẩm béo.
Chế độ ăn thiên về các thực phẩm này có xu hướng dẫn đến kích thích thêm vết loét và làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu chất xơ được khuyến cáo nhằm giúp kiểm soát việc sản xuất axit trong dạ dày.
Ăn uống đều đặn. Bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa tránh ăn nhiều. Cách tốt nhất là chia nhỏ bữa ăn hằng ngày và ăn theo lịch trình cố định để không tác động việc sản xuất axit trong dạ dày, nguyên nhân gây nên những vết loét. Chế độ ăn cần đúng giờ đúng bữa, không ăn quá khuya.
Mang theo thuốc. Cần mang theo thuốc nếu bác sĩ xác định nguyên nhân loét dạ dày ở bạn là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori). Vi khuẩn này thường xuất hiện ở niêm mạc của dạ dày và phần đầu của ruột non.
H.pylori có thể làm hỏng lớp chất nhầy của dạ dày và phần đầu của ruột non làm cho dạ dày dễ bị viêm nhiễm. Lớp chất nhầy không được sản sinh thêm thì các axit sản xuất ra sẽ ăn mòn lớp niêm mạc nhạy cảm dẫn đến loét dạ dày.
Theo Wikihow, 70 - 90% trường hợp loét có liên quan đến sự hiện diện của vi khuẩn này. Vì lý do đó, hãy đảm bảo luôn mang theo bên mình những liều kháng sinh cần thiết có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.pylori để cắt đứt cơn đau.
Giảm căng thẳng. Căng thẳng cũng được xem là nguyên nhân làm tăng thêm tình trạng đau dạ dày. Mối tương quan này đã được một số nghiên cứu khoa học chứng minh. Vì vậy, muốn giảm bớt tình trạng viêm loét, cần tránh những yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống.
Theo VNE
10 thực phẩm có hại cho người bị bệnh dạ dày Đau dạ dày là bệnh phổ biến và thưởng xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn. 1. Cà phê Cà phê có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hoá hoặc nồng độ axit trong...