Bài thi tuyển sinh riêng của trường ĐH có cần chuẩn hóa?
Quy chế tuyển sinh đại học 2020 đặt ra yêu cầu chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi thi cho các trường tự tổ chức thi riêng. Khi thời gian còn lại trước kỳ thi rất ngắn thì quy định này không phải là một yêu cầu hợp lý.
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia TP.HCM – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Cần phải phân định rõ quản lý hành chính và chuyên môn đối với các cơ sở giáo dục đại học để chính sách, quy chế ban hành giúp phát huy năng lực và quyền tự chủ của các trường, qua đó thúc đẩy thay vì cản trở sự phát triển của giáo dục đại học.
3 Lý do “không phải là một yêu cầu hợp lý”
Thứ nhất, với tính chất một bài thi cấp trường để sử dụng cho mục đích tuyển sinh của riêng họ thì đây là một bài thi mang tính chất nội bộ. Nếu trường không tổ chức nhiều đợt thi, mà chỉ tổ chức thi tuyển sinh một đợt/lần thì yêu cầu chuẩn hóa là không cần thiết. Xin lưu ý rằng chuẩn hóa là một quy trình đảm bảo chất lượng khảo sát, đánh giá, nhưng đảm bảo chất lượng đề thi, bài thi vẫn là yêu cầu đương nhiên bất kể có thực hiện chuẩn hóa hay không.
Thứ hai, việc đặt ra yêu cầu bắt buộc đòi hỏi tính khả thi trong giám sát thực hiện. Tức là để đánh giá được đề thi, ngân hàng câu hỏi thi có được chuẩn hóa hay không cần phải có các quy định cụ thể về quy trình, về yêu cầu kỹ thuật.
Nếu quy chế không đưa ra các quy định hay tham chiếu đến hướng dẫn cụ thể thì việc đặt ra yêu cầu chỉ mang tính hình thức.
Thứ ba, dù một số trường đã từng tổ chức kỳ thi riêng và đã có ngân hàng câu hỏi thi, không chắc chắn các trường đã thực hiện chuẩn hóa và có thể thực hiện được trong thời gian ngắn. Vì tự chủ trong tuyển sinh là quyền của các trường được quy định bởi luật Giáo dục ĐH, các trường được phép tự chủ việc đảm bảo chất lượng tuyển sinh, cũng như tất cả các hoạt động học thuật khác. Mỗi trường tùy theo năng lực và các nguồn lực khác nhau để lựa chọn phương án đảm bảo chất lượng phù hợp. Quy chế chỉ nên đặt ra yêu cầu chung về đảm bảo chất lượng, thay vì “cầm tay chỉ việc” và áp đặt chi tiết.
Những bài thi nào cần chuẩn hóa?
Bài thi chuẩn hóa thường là yêu cầu bắt buộc đối với những bài thi diện rộng, được gọi là “high-stake”, tức là kết quả của nó được sử dụng để đưa ra các quyết định quan trọng như tốt nghiệp, thưởng – phạt… có ảnh hưởng tới nhiều người.
Video đang HOT
Hiện nay những bài thi chuẩn hóa nổi tiếng phải kể đến như IELTS, TOEFL, SAT, ACT, GMAT, GRE… Các tổ chức khảo thí tổ chức các bài thi này đều đã phát triển bộ ngân hàng câu hỏi nhiều năm nay. Các bài thi này đều có chung một đặc điểm là có thể được tổ chức ở nhiều địa điểm trên thế giới, vào nhiều thời gian khác nhau, dành cho tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, nền giáo dục, văn hóa… Việc chuẩn hóa với các bài thi này là bắt buộc bởi một thí sinh được điểm IELTS 7.5 tại VN cần phải có năng lực ngôn ngữ tương đương với một thí sinh cùng điểm tại Ấn Độ hay Úc.
Trong phạm vi quốc gia, những bài thi cần được chuẩn hóa bao gồm bài thi tốt nghiệp các cấp để giúp đối sánh kết quả thi giữa các năm hoặc giữa các địa phương. Với bài thi tuyển sinh đại học, nếu đây là bài thi quốc gia như bài thi chung như đã từng tổ chức, kết quả được sử dụng rộng rãi trên toàn bộ hệ thống bởi tất cả các trường đại học và cao đẳng thì chuẩn hóa cũng cần phải là một yêu cầu bắt buộc.
Việc chuẩn hóa bài thi hay ngân hàng câu hỏi thi đòi hỏi thời gian rất dài ngoài chi phí và nhân lực có chuyên môn cao. Thường để phát triển các bài thi chuẩn hóa, những tổ chức khảo thí như Cambridge, ETS hay Pearson phải dành thời gian cả năm cho công việc này.
Các bước để có một bài thi chuẩn hóa
Để phát triển bài thi chuẩn hóa, tối thiểu cần phải trải qua các bước sau:
Xây dựng chuẩn nội dung: Đây là bước căn bản đầu tiên, thường chuẩn nội dung đánh giá là chuẩn đầu ra chương trình phổ thông quốc gia, chương trình đại học của một trường.
Phát triển câu hỏi thi: Trên cơ sở nội dung chuẩn, nhóm chuyên gia (thường là giáo viên, giảng viên (đã từng) trực tiếp giảng dạy) triển khai viết câu hỏi thi dưới các dạng khác nhau. Sau đó, một nhóm chuyên gia khác cần phải rà soát các câu hỏi thi này để kiểm tra tính chính xác, độ giá trị, tính công bằng…
Thử nghiệm câu hỏi: Bộ câu hỏi được thử nghiệm trên chính các đối tượng được đánh giá. Câu trả lời của họ được sử dụng để phân tích, đánh giá các câu hỏi thi. Chỉ những câu hỏi thi đạt các yêu cầu kỹ thuật mới được đưa vào sử dụng để thi.
Đây mới chỉ giúp hình thành bộ câu hỏi. Để có đề thi cho một kỳ thi, phải xây dựng đề thi. Nếu số câu hỏi thi có được bằng với số câu hỏi thi của một đề thi, khi ấy có 1 đề thi gốc và việc trộn thứ tự các câu hỏi thi trong đề gốc này sẽ cho ra các đề con (như trường hợp các đề thi THPT quốc gia gần đây). Trong trường hợp này, cho dù thí sinh nhận được đề thi nào đi nữa, tổng số câu hỏi và câu hỏi thi họ phải trải qua là như nhau, như vậy đảm bảo tính công bằng giữa các thí sinh.
Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu
Nắm vững cấu trúc đề thi hay mở rộng vốn từ vựng là những chiến lược ôn luyện IELTS dành cho thí sinh có trình độ sơ cấp hoặc trung cấp.
Nhiều người cho rằng phải thực sự giỏi tiếng Anh mới có thể đăng ký thi IELTS nhưng điều này không chính xác. Dù trình độ ngoại ngữ ở mức sơ cấp, trung cấp, bạn vẫn có thể chuẩn bị cho kỳ thi này.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ rằng IELTS được thiết kế để đánh giá khả năng tiếng Anh toàn diện ở bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kết quả của kỳ thi phản ánh chính xác năng lực của ứng viên. Do đó, những thí sinh ở trình độ sơ cấp hoặc trung cấp thường đạt ngưỡng điểm 3-4.
Nếu muốn đạt điểm số cao hơn, thí sinh nên tập trung cải thiện khả năng tiếng Anh và phân bổ đủ thời gian ôn luyện. Dưới đây là năm phương pháp cải thiện khả năng tiếng Anh để chuẩn bị cho kỳ thi IELTS.
1. Tăng khả năng ngôn ngữ
Luyện tập và trau dồi khả năng tiếng Anh là điều then chốt dành cho thí sinh có trình độ sơ cấp hoặc trung cấp. Một trở ngại đối với thí sinh ở trình độ này là thiếu ngữ pháp và từ vựng để ghi điểm trong bốn bài thi IELTS.
Ngoài ra, vì bài thi mang tính học thuật nên thí sinh giành điểm cao phải nắm vững kiến thức sâu về ngôn ngữ, không dừng lại ở ngữ pháp và từ vựng. Những vấn đề này sẽ được cải thiện bằng cách luyện tập.
Mỗi bài thi IELTS sẽ tập trung vào nhóm ngữ pháp và từ vựng nhất định. Ví dụ, bài thi nói IELTS tập trung vào từ vựng, ngữ pháp dành cho văn nói trong khi bài thi viết IELTS yêu cầu từ vựng, ngữ pháp mang tính học thuật.
Bạn có thể tự trau dồi bằng sách ôn luyện ngữ pháp, từ vựng hoặc tham gia khóa ôn luyện để được giáo viên định hướng và củng cố kiến thức.
2. Nắm vững cấu trúc đề thi
Việc am hiểu về nội dung thi, cách ra đề giúp bạn thu hẹp và đào sâu phạm vi ôn tập. Nhiều thí sinh, đặc biệt ở trình độ thấp, thường không nắm rõ cấu trúc của bài thi nên không thể đạt điểm cao.
Lấy ví dụ bài thi viết IELTS được chia làm hai phần với hai yêu cầu rất khác nhau. Phần thứ nhất trong kỳ thi IELTS Academic (học thuật) yêu cầu thí sinh mô tả hoặc so sánh biểu đồ, bản đồ, cách thức hoạt động của vật thể trong khi kỳ thi IELTS General (đào tạo chung) yêu cầu viết bức thư. Nếu thi Academic nhưng lại học viết thư, bạn sẽ không thể miêu tả bản đồ và ngược lại.
Vì vậy, thay vì ôn tập không mục đích, hãy tìm hiểu kỹ càng về cấu trúc đề thi hoặc các dạng đề thi để xây dựng chiến lược ôn luyện cụ thể.
3. Mở rộng vốn từ vựng
Từ vựng là chìa khóa để thành công trong bất kỳ kỳ thi ngôn ngữ nào. Trong quá trình nghe và đọc tài liệu tiếng Anh, đừng quên ghi lại từ mới hoặc cụm từ chưa hiểu. Sau đó, hãy tra cứu ý nghĩa, ngữ cảnh sử dụng, từ đồng/trái nghĩa với những từ hoặc cụm từ này và thực hành sử dụng chúng trong nói và viết.
Đây là cách phổ biến nhất để học được tối đa một từ mới tiếng Anh. Không chỉ vậy, từ một từ mới, bạn có thể mở rộng tìm hiểu về nhiều từ khác có liên quan và củng cố vốn từ của mình.
4. Làm quen với trình độ hiện tại
Bạn phải có mục tiêu về việc cải thiện khả năng ngôn ngữ của bản thân và quan trọng hơn là làm điều này như thế nào. Một cách để đánh giá năng lực của mình là thực hiện các bài kiểm tra, chẳng hạn làm thử đề thi IELTS. Kết quả sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện và sâu sắc về trình độ của bản thân để từ đó xây dựng chiến lược cải thiện điểm số.
5. Không lạm dụng việc luyện đề
Thí sinh thường tin rằng càng luyện nhiều đề IELTS, điểm thi thật sẽ càng cao. Thực tế, cách tiếp cận này chỉ giúp bạn đối phó với kỳ thi IELTS nhưng không giúp cải thiện khả năng ngoại ngữ nói chung. Luyện đề là hoạt động ôn tập hữu ích nhưng sẽ giá trị hơn nếu bạn ưu tiên học ngoại ngữ từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách. Như vậy, việc thu thập kiến thức sẽ linh hoạt và hiệu quả.
Ở trình độ thấp, thí sinh sẽ tập trung mở rộng vốn từ vựng và củng cố nền tảng ngữ pháp. Sẽ có ích hơn nếu bạn học từ vựng và ngữ pháp bằng nhiều cách ở nhiều địa điểm như học từ sách, báo, phim ảnh ở nhà, trên xe bus hay cùng với bạn bè. Khi đã tự tin về khả năng của mình, bạn có thể bắt tay làm từng phần nhỏ trong bài thi IELTS.
Tú Anh
Theo British Council/VNE
Cậu bé 14 tuổi chinh phục 8.0 IELTS, PET 166/170: Bảng điểm toàn 10, biết đọc sách song ngữ từ năm 7 tuổi Với khả năng nói tiếng Anh lưu loát, bé Hà Duy Anh (sinh năm 2007) đã lập kỷ lục là một trong số ít những thí sinh nhỏ tuổi nhất chinh phục bài thi IELTS với số điểm gần như tuyệt đối. Họ và Tên: Hà Duy Anh Sinh năm 2007, hiện đang học lớp 7.1trường THCS VSTARSCHOOL Đạt 8.0 IELTS, PET (166/170),...