Bài thi tổ hợp KHTN: Đề thi gây áp lực lớn với học trò và giáo viên?
Không chỉ thí sinh than thở về đề thi, ngay nhiều giáo viên tại TPHCM cũng đánh giá đề thi Hoá, Sinh đều gây áp lực cho học trò. Ngay cả những thí sinh khá giỏi cũng khó đạt được mức 7- 8 điểm.
Đề Hoá gây áp lực cho học sinh và giáo viên
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du cho biết, tôi khá bất ngờ với đề môn Hoá hôm nay vì mức độ khó và sự phân hóa cao.
Về cấu trúc thì đề tương tự đề minh họa của Bộ GD-ĐT công bố với 30 câu kiến thức lớp 12 và 10 câu kiến thức lớp 11. Trong số đó, có 17 câu bài tập và 23 câu lý thuyết với kiến thức dàn trải. Tôi cho rằng, học sinh học hành nghiêm túc, chăm chỉ thì đạt được điểm 5. Học sinh xuất sắc lắm thì may ra mới đạt điểm 8, tôi chưa dám nói 9 – 10.
Học sinh trầm tư sau khi hoàn thành bài thi tổ hợp môn KHTN sáng nay
Tuy nhiên, số câu bài tập đòi hỏi tốn nhiều thời gian để giải chiếm tỷ trọng lớn trong đề khiến phần lớn thí sinh không đủ thời gian hoàn thành trọn đề. Cũng theo thầy giáo này, với cách ra đề thế này sẽ làm khó cả giáo viên và học sinh trong công tác ôn luyện. Bởi nếu chỉ đơn thuần ôn tập theo chương trình sách giáo khoa thì thí sinh khó đạt điểm tốt với đề này.
Đề Sinh dài và gây mệt mỏi cho thí sinh
Cô Nguyễn Khánh Hồng Vân, giáo viên dạy Sinh trường THPT Thành Nhân (Quận Tân Phú, TPHCM) nhận xét: So với đề thi năm 2017 và đề minh hoạ 2018 được Bộ GD-ĐT công bố trước đó, đề thi môn sinh học khó hơn và tính phân hoá cao. Nhìn chung, cách sắp xếp của đề theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó, 14 câu đầu khá dễ làm nên học sinh có thể nhanh chóng làm được, tuy nhiên, kể từ sau mức độ khó càng tăng cao. Tôi nhận thấy có đến 20 câu phải đếm ý đúng, sai. Từ câu thứ 30 trở đi thì nhiều câu bài tập dài khiến học sinh mất nhiều thời gian tính toán mới có thể chọn đáp án.
Để kiếm được điểm số 8-9 điểm thì không đơn giản đối với thí sinh học khá. Học sinh trung bình chỉ có thể đạt được mức 4-5 điểm chứ khó có thể đạt điểm 6 trở lên. Bởi đề này đòi hỏi nhiều tư duy tốt, nhiều câu thí sinh dễ bị nhầm lẫn.
Tuy nhiên, tôi cho rằng đề thi này không có dạng câu hỏi “lạ”, gây bất ngờ dù đề thi quá dài. Trong khi trước đó các em vừa phải thi liên tiếp 2 môn trắc nghiệm với số câu dài khó tương đương thì đến môn thứ 3 thí sinh sẽ mệt mỏi ngay khi bắt đầu nhận đề. Tôi cho rằng với thời gian thi chỉ 50 phút thì đây là quả là áp lực lớn đối với học trò.
Thầy Nguyễn Lâm Quang Thoại, giáo viên bộ môn Sinh, trường THPT Nhân Việt cũng nhận xét: Cấu trúc đề này đúng theo cấu trúc của Bộ, trong đó 11 câu khó. Đề có sự phân hóa năng lực, độ phân hóa cao, học sinh giỏi mới làm được điểm 8 trở lên. Theo tôi, mức điểm trung bình học sinh có thể đạt được là 5,3.
Tuy nhiên tôi đánh giá đề dài nhưng không hay, độ phân hóa không rõ. Nhất là mức độ 6-7-8 điểm không thể phân hóa học sinh trung bình và học sinh khá. Đề không có các câu tích hợp liên môn hoặc giải quyết tình huống thực tiễn hay. Hết 24 câu hỏi lý thuyết; 16 câu bài tập và chỉ có 3 câu ở mức độ dễ, số còn lại là mức độ khó cao.
Trước đó, trao đổi với Dân trí sau giờ thi, nhiều thí sinh đánh giá các em làm được khoảng 50% bài làm, không dễ để đạt điểm cao. Một thí sinh có học lực giỏi môn Hóa cho hay, cho dù rất tự tin với môn này nhưng em không làm trọn vẹn được bài thi, chắc chắn không đạt điểm tối đa. “Thi ba môn liên tiếp, đề khó và dài em thấy rất đuối, quá căng thẳng”, thí sinh cho biết.
Video đang HOT
Lê Phương – Hoài Nam
Theo Dân trí
Những đề thi 'siêu ngắn'
Trong số những đề thi gây 'bão' có những đề cực ngắn, đôi khi chỉ có 1 câu, 1 từ, đề thi trong văn có toán...
Hai thí sinh trao đổi về đề thi - Ảnh: N.H.
Cách ra đề mới lạ và sáng tạo sẽ tạo được hứng thú cho thí sinh
TS Trần Nam Dũng
"Người ấy còn mãi trong tôi"
"Tuổi thơ tôi đã đi qua những năm tháng sợ hãi vì những câu hỏi vô tình của một bạn nào đó trong lớp học: "Sao mẹ không đến đón cậu?", "Cậu nhớ nói mẹ mua cái này giống tớ nhé", "Tớ méc mẹ cậu vì cái tội chiều hôm nay"...
Mẹ bỏ đi từ khi nào tôi không biết. Tôi lớn lên chỉ có bố. Lẽo đẽo theo bố nhiều nơi, bố luôn yêu thương chiều chuộng, mua đồ chơi, mua bánh kẹo và cả nhiều quần áo đẹp nhưng tôi luôn khát khao sự ôm ấp, chở che... của mẹ như bao bạn bè cùng trang lứa.
Những buổi chiều tan học tôi luôn ngóng đợi. Những buổi tối bố làm việc khuya, tôi cứ nằm chờ và thèm có mẹ trở về, rồi thiếp đi. Sáng thức dậy chỉ thấy bố đang loay hoay cặp vở, giày dép, luôn miệng nhắc "Con nhanh lên... Con nhanh lên!".
Rồi một chiều từ trường về nhà, một cô gái tóc vàng, da trắng, mũi cao cười tươi đón tôi từ tay bố (sau này, tôi biết mẹ là cô gái ấy, đến từ nước Nga). Người tôi co rúm lại! Tôi sợ, nỗi sợ theo tôi từ truyện "Tấm Cám" trong bài học ở lớp.
Tôi dửng dưng trước mọi ân cần của cô. Tôi mặc kệ trước mọi khuyên nhủ của bố... Suốt một thời gian dài, tôi cứ thế không thay đổi. Tôi không chờ bố làm việc khuya nữa. Nhiều đêm nước mắt tôi ướt đầm gối.
Bố đi công tác, cô thay bố chuẩn bị bữa ăn sáng, sắp xếp cặp vở, cột tóc, bỏ cái khăn, thêm hộp sữa... vào cặp cho tôi. Cô dạy tôi cách xếp quần áo, cách giữ gìn vệ sinh thân thể tuổi thiếu nữ, cách làm nhiều món ăn ngon... Tôi đi qua nỗi sợ từ khi nào không biết nữa. Nhiều đêm thức giấc tôi thấy cô nằm bên cạnh...
Nhà có thêm em bé, nhưng cô vẫn luôn yêu tôi! Nhớ lại một buổi chiều tan học, tôi ào qua các bạn chạy về phía cô và gọi: "Mẹ ơi!...".
Bây giờ, tôi đã lớn khôn qua bao điều mẹ dạy và tôi muốn nói nhiều lời "Con cảm ơn mẹ đã đến và sưởi ấm trái tim con...". Mẹ đã đến! Chúng ta - những người không cùng huyết thống nhưng đã làm nên ấm áp mang tên gia đình!"...
Đó là bài văn của H.V. - học sinh lớp 8 một trường THCS tư thục ở Q.2, TP.HCM. Cô Nguyễn Thị Ngọc Diệp, giáo viên môn văn của H.V., đã ra đề kiểm tra chỉ vỏn vẹn 1 câu: "Người ấy còn mãi trong tôi".
Cô Diệp cho biết: "Tôi rất bất ngờ với khả năng viết văn của V., bất ngờ cả về câu chuyện của em nữa - cô bé có đôi mắt rất buồn ngồi ở cuối lớp. Sau khi đọc bài viết của em, tôi đã gặp V. để nói chuyện.
Em bảo rất vui khi đề kiểm tra đã tạo cơ hội cho em viết về niềm tin và sự hạnh phúc của mình. Tôi cũng rất vui khi học sinh đã giúp mình thêm tin rằng: cuộc đời còn nhiều điều tử tế và tốt đẹp".
Giám thị kiểm tra danh sách thí sinh - Ảnh: NHƯ HÙNG
Đề siêu ngắn
Cô giáo Đặng Nguyệt Anh, Trường THPT chuyên Amsterdam (Hà Nội), là một trong những giáo viên sở hữu "xêri" những đề văn siêu ngắn nhưng để lại ấn tượng rất dài cho học sinh.
"Anh/chị hãy chọn một trong ba đề sau: Đề 1: Tại sao lại không?; Đề 2: Điều em muốn nói với cô; Đề 3: Người ấy đối với tôi" - Đây là một trong nhiều đề văn siêu ngắn của cô Nguyệt Anh.
Trong đề "Người ấy đối với tôi", có học sinh viết về bạn bè, về người các em gặp trong cuộc sống, về thầy cô. Và nhiều em viết về mẹ. Có học sinh đã viết rất xúc động về người mẹ đã qua đời khi em chỉ mới học lớp 3. Em lớn lên với những thiếu vắng, mất mát và những dằn vặt, ghen tị với bạn bè vì các bạn ấy có mẹ, còn mình thì không...
Trong đề "Tại sao lại không?" cũng có những bài viết thú vị khi học sinh đặt ra các tình huống khác nhau để đặt câu hỏi "tại sao không?".
Đề kiểm tra nhưng cũng là cơ hội để học sinh tự đặt câu hỏi cho mình trong nhiều tình huống đơn giản nhưng lại rất đáng nâng niu, trân trọng. Ví như việc ôm mẹ và nói "con yêu mẹ", tại sao lại không thể nhỉ? Có lẽ ngay tối nay khi về nhà, mình sẽ làm thử - một học sinh đã viết.
Cô Doãn Tuyết Mai, giáo viên Trường THCS & THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội), cho biết thường với học sinh các lớp ban D hay lớp chất lượng cao, giáo viên có thể đưa ra những bài phá cách. Ví như "Tôi là ai?", "Vì sao tôi có mặt trong cuộc sống này?", "Phía sau lời nói dối?" hay "Một cuốn sách mà em thích?", "Em hiểu thế nào về "Nước mắt chảy xuôi"?".
Đây là những đề siêu ngắn nhưng học sinh có thể tự do nói về điều mình biết, mình quan tâm và để lại dấu ấn. Theo các thầy cô, ra đề siêu ngắn thì bất ngờ sẽ nhiều hơn ở bài làm của học sinh. Vì có những suy nghĩ, lập luận của học sinh mà giáo viên chưa nghĩ đến.
"Một bé trai đùm trong bọc nilông bị bỏ rơi ven quốc lộ 47 qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa...". Hãy trình bày giả định về nguyên nhân" - một đề nữa của cô Đặng Nguyệt Anh bắt đầu từ thông tin trên một bài báo.
Nhưng thay vì đề nghị học sinh "trình bày suy nghĩ", cô muốn học sinh nghĩ đến một nguyên nhân thuyết phục để lý giải hiện tượng này. Không dễ với nhiều học sinh chưa va chạm nhiều vấn đề xã hội nhưng lại thú vị, gợi sự tò mò của lứa tuổi mới lớn.
Căng thẳng trước giờ thi - Ảnh: NHƯ HÙNG
Đề văn chứa toán
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn ngữ văn năm học 2017-2018 của Sở GD-ĐT TP.HCM bắt đầu bằng một bài toán như sau:
"Theo em, chiếc ôtô đang đậu ở ô số mấy?
Thật khó phải không? 16 - 06 - 68 - 88 - ? - 98. Dường như bãi đậu xe này đánh số không theo một quy tắc nào cả. Không phải thế đâu. Chỉ cần quay ngược tấm hình lại, em có thể dễ dàng tìm ra câu trả lời.
Cũng như vậy, trong cuộc sống, đôi khi chỉ cần thay đổi góc nhìn, ta sẽ khám phá ra bao điều thú vị. Em có đồng ý như vậy không? Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em".
Nhiều thí sinh đã bộc bạch là rất bất ngờ khi đọc câu hỏi trên, nhưng sau khi đọc xong thì lại thấy sự thú vị. TS Trần Nam Dũng - giáo viên Trường phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM - cũng nhận định: "Đề văn có chứa bài toán như trên đã đưa ra một góc nhìn độc đáo nhưng không kém phần sâu sắc: đôi khi chỉ cần thay đổi góc nhìn, ta sẽ khám phá ra bao điều thú vị".
Theo tuoitre.vn
Đề thi hỏi về tiền, thí sinh viết làm nhiều người rơi lệ "Trời ơi là trời! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế?..." bài làm văn của một thí sinh về vai trò của đồng tiền khiến nhiều người bật khóc. Khuôn mặt đăm chiêu của thí sinh sau khi làm xong một đề thi độc và lạ -...