Bài thi THPT của thí sinh F1 có thể là nguồn lây Covid-19, sẽ chấm sau cùng
Kỳ thi THPT 2020 (từ ngày 8 đến ngày 10/8) vẫn diễn ra theo đúng dự kiến. Trước tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, mới đây ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã thông tin một số lưu ý quan trọng về việc tổ chức thi cũng như chấm thi.
VTC dẫn lời ông Trinh, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 cơ bản đầy đủ và hoàn tất. Đề thi đã gửi về các địa phương để đi in sao.
Trong bối cảnh việc in đề thi hết sức phức tạp, nhất là các môn thi trắc nghiệm, ông Trinh yêu cầu các địa phương phải có những tính toán kỹ lưỡng trong việc tổ chức phòng thi, điểm thi, giãn cách phù hợp để không bị động trong công tác in sao đề thi.
Khoảng cách giữa các thí sinh là 1.2m. Ảnh minh họa.
Về vấn đề địa điểm thi, Bộ cũng yêu cầu địa phương phải nhanh chóng rà soát, điều chỉnh số lượng điểm thi, phòng thi để in sao đề thi tương ứng. Nếu có thể tổ chức phòng thi cách ly trong điểm thi chung sẽ thuận lợi hơn vì có thể sử dụng đề dự phòng. Nếu bắt buộc phải tổ chức điểm thi riêng thì các địa phương cần có phương án bảo quản bài thi của thí sinh ở các điểm thi và chấm bài sau cùng, tránh nguy cơ lây nhiễm.
Về vấn đề thí sinh trong phòng thi, quy chế thi quy định, khoảng cách giữa các thí sinh là 1.2m. Những địa phương không có học sinh có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh vẫn giãn cách theo quy chế.
Về việc tổ chức chấm thi, ông Trinh cũng lưu ý tất cả các địa phương, sau khi phân loại thi sinh F1 và tổ chức thi tại khu vực cách ly cần phải lưu ý sản phẩm bài thi của học sinh có thể trở thành nguồn lây bệnh.
‘ Do vậy, các địa phương phải tính toán kỹ phương án bài thi được bảo quản thế nào ở khu cách ly để vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo yếu tố khoanh vùng dịch. Những bài thi này sẽ được tổ chức chấm sau cùng’, ông nói.
Video đang HOT
Lịch thi THPT 2020.
Ngày 30/7, Bộ GD-ĐT đã có văn bản tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, đề nghị tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Theo đó, đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tổ chức kỳ thi, Bộ này đề nghị không để cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc diện F0, F1 hoặc F2 tham gia vào các khâu của Kỳ thi.
Đối với thí sinh, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo sở GD-ĐT phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, phân loại thí sinh đăng ký dự thi thành 4 nhóm: F0, F1, F2 và các đối tượng khác.
Cụ thể: F0 (ca bệnh xác định, dương tính với SARS-CoV2), F1 (tiếp xúc gần với F0, phải cách ly tập trung), F2 (tiếp xúc với F1, cách ly tại nơi cư trú) và các thí sinh khác.
Ngoài đối tượng thí sinh F0 sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp và được tạo điều kiện tham gia xét tuyển đại học bằng các hình thức phù hợp, thí sinh diện F1, F2 sẽ được bố trí thi tại phòng thi hoặc điểm thi riêng.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi tại các phòng thi dành cho thí sinh thuộc diện F1, F2 thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Thay thế lực lượng kiểm tra thi đến từ vùng dịch
Ngay sau khi dịch COVID-19 bùng phát tại à Nẵng, Sở GD&T Phú Yên đã có văn bản gửi Bộ GD&T xem xét việc cử đoàn thay thế đoàn kiểm tra in sao đề thi và công tác coi thi THPT quốc gia 2020 từ trường H Sư phạm à Nẵng (thuộc ại học à Nẵng) đến tỉnh này như kế hoạch trước đó.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019 Ảnh:Như Ý
Ngày 28/7, PV Tiền Phong đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Cường, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT về những nội dung liên quan đến việc điều động đội ngũ kiểm tra thi đến từ các trường ĐH ở vùng dịch.
Ông Nguyễn ức Cường, Chánh Thanh tra Bộ GD&T
Từ 28/7, toàn thành phố Đà Nẵng thực hiện cách ly xã hội do dịch COVID-19. Phương án của bộ trong việc điều động các trường đại học khác thay thế các trường ĐH tại Đà Nẵng đã được phân công trước đó như thế nào, thưa ông?
Trưởng ban chỉ đạo thi quốc gia đã họp bàn một số nội dung về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh mới. Thanh tra đã liên hệ với một số cơ sở giáo dục ĐH, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng để xây dựng ngay phương án bổ sung, thay thế đội ngũ cán bộ, giảng viên ĐH kiểm tra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Theo phân công của bộ trưởng, 2 trường ĐH của Đà Nẵng được phân công kiểm tra thi là ĐH Duy Tân và trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) với số lượng là 91 người.
Ngoài ra, các trường trên địa bàn Đà Nẵng còn tham gia công tác in sao đề thi và kiểm tra thi tại 5 địa phương khác là Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, tổng số 284 người.
Thanh tra Bộ GD&ĐT đã xây dựng phương án điều động cán bộ, giảng viên ĐH tại các địa phương khác làm công tác kiểm tra thi thay thế.
Đối với địa bàn Đà Nẵng, theo chỉ đạo của Thủ tướng, tiến hành phân loại thí sinh theo các đối tượng phù hợp, vẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Với 5 địa phương còn lại, Bộ GD&ĐT đưa ra giải pháp như sau: Bộ đã trao đổi với ĐH Huế tăng cường nhân lực từ ĐH Kinh tế và Khoa Luật (đều là thành viên của ĐH Huế) tới Quảng Nam.
Tại Quảng Ngãi, có 3 trường ĐH đều đến từ Đà Nẵng. Bộ thay thế bằng trường ĐH Tài chính Kế toán và ĐH Phạm Văn Đồng.
Tỉnh Phú Yên có 1 trường đến từ Đà Nẵng. Bộ đã có văn bản gửi Bộ Quốc phòng để điều động nhân lực từ Trường Sĩ quan thông tin liên lạc và Trường Sĩ quan Phòng không không quân. Tại Gia Lai, Bộ đã yêu cầu ĐH Tây Nguyên cử nhân lực thay thế. Còn tại Kon Tum, cán bộ, giảng viên đến từ Học viện Hải quân và Trường Sĩ quan Phòng không không quân sẽ thay thế hai trường ĐH đến từ Đà Nẵng.
Có thể thấy, lực lượng cán bộ, giảng viên thay thế phần lớn đến từ chính các cơ sở giáo dục ĐH tại chỗ. Như vậy liệu có khách quan, công bằng, thưa ông?
Nói là lực lượng tại chỗ nhưng thực chất, đó đều là các trường ĐH trực thuộc các bộ (Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính) để đảm bảo tính khách quan. Chỉ duy nhất ĐH Phạm Văn Đồng là trường thuộc địa phương quản lý.
Dịch COVID-19 chưa thể đoán trước sẽ còn bùng phát ở những địa phương nào. Vậy Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có phương án để chuẩn bị đủ lực lượng dự phòng chưa?
Phương án sẽ được xây dựng theo tình hình thực tế diễn ra. Hiện tại, có 235 trường, chúng ta mới sử dụng 130 trường nên số dư vẫn còn nhiều. Bước đầu, ưu tiên điều động những trường ĐH lớn, có kinh nghiệm làm công tác thi nhiều năm nay.
Theo kinh nghiệm của ông, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, khâu nào cần lưu ý nhất?
Trong các khâu của kỳ thi từ coi thi, chấm thi, phúc khảo đều phải tập trung. Trong tập huấn thanh tra và làm việc với các địa phương chúng tôi đều đặc biệt lưu ý phần coi thi là khâu tiềm ẩn sai sót. Do đó, phải nhấn mạnh và quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân tham gia kỳ thi. Các địa phương cũng đều chú trọng việc này.
Cảm ơn ông!
Chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT 2020 ở tâm dịch bạch hầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các tỉnh Tây nguyên chuẩn bị các phương án phòng, chống bạch hầu trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Bác sỹ kiểm tra bệnh bạch hầu ở Đắk Nông. Trong thời gian qua Tây Nguyên đã bùng phát ra nhiều ổ dịch bạch hầu, với trên 110 trường hợp dương tính, tại...