Bài thi sẽ bị hủy nếu viết vẽ những nội dung không liên quan
Huỷ bỏ kết quả thi của cả 3 môn thi đối với những thí sinh viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài dùng bài của người khác để nộp…
Đó là một trong những quy định của Bộ GD-ĐT trong công tác chấm thi đại học, cao đẳng 2012.
Trừ 50% điểm bài thi nếu có nghi vấn
Quy chế của Bộ GD-ĐT quy định, trừ điểm đối với bài thi bị nghi vấn có dấu hiệu đánh dấu thì tổ chức chấm tập thể, nếu đủ căn cứ xác đáng để các cán bộ chấm thi và Trưởng môn chấm thi kết luận là lỗi cố ý của thí sinh thì bị trừ 50% điểm toàn bài.
Cho điểm (0) đối với những phần của bài thi hoặc toàn bộ bài thi là chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi Những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định Nộp hai bài cho một môn thi hoặc bài thi viết bằng các loại chữ, loại mực khác nhau.
Huỷ bỏ kết quả thi của cả 3 môn thi đối với những thí sinh là viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi Nhờ người khác thi hộ hoặc làm bài hộ cho người khác dưới mọi hình thức sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài dùng bài của người khác để nộp.
Đối với những bài thi nhàu nát hoặc nghi có đánh dấu (ví dụ: viết bằng hai thứ mực hoặc có nếp gấp khác thường) thì tổ chức chấm tập thể. Nếu Trưởng môn và hai cán bộ chấm thi xem xét kết luận có bằng chứng tiêu cực thì trừ điểm theo quy định. Nếu do thí sinh khác giằng xé làm nhầu nát thì căn cứ biên bản coi thi, tiến hành chấm bình thường và công nhận kết quả.
Đối với phần tự chọn (nếu có) trong đề thi, thí sinh chỉ được làm bài một trong hai phần tự chọn nếu làm bài cả hai phần tự chọn thì bị coi là phạm qui và không được chấm điểm cả hai phần tự chọn.
Video đang HOT
Thi đại học đợt 2, thí sinh cần đặc biệt lưu ý những quy định trong phòng thi.
Không được dự thi các đợt tiếp theo nếu vi phạm kỷ luật
Trong thi đại học đợt 1, cả nước có 129 thí sinh bị xử lý kỷ luật, khiển trách 27 cảnh cáo 6 đình chỉ 92 và 4 thí sinh đến muộn không được dự thi. Do vậy, để tránh mắc phải những lỗi trên, thí sinh thi đại học đợt 2 cần đặc biệt lưu ý để không phải lập biên bản trong thi. Cụ thể như sau:
Thí sinh sẽ bị khiển trách nếu một lần nhìn bài của bạn, trao đổi với bạn (hình thức này do cán bộ coi thi quyết định tại biên bản được lập). Thí sinh bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% số điểm thi của môn đó.
Đối với thí sinh bị cảnh cáo kỷ luật vi phạm một trong các lỗi như đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho bạn Chép bài của người khác. Những bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau. Nếu người bị xử lý có đủ bằng chứng chứng minh mình bị quay cóp thì Chủ tịch HĐTS trường có thể xem xét giảm từ mức kỷ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách.
Người bị kỷ luật cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% số điểm thi của môn đó. Hình thức kỷ luật cảnh cáo do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và ghi rõ hình thức kỷ luật đã đề nghị trong biên bản.
Đình chỉ thi đối với các thí sinh đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế Khi vào phòng thi mang theo tài liệu phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, các vật dụng gây nguy hại khác Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi. Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác.
Đặc biệt, thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi môn nào sẽ bị điểm không (0) môn đó và không được thi các môn tiếp theo không được dự các đợt thi kế tiếp trong năm đó tại các trường khác.
Tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi như: Có hành vi giả mạo hồ sơ để hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực hoặc theo đối tượng trong tuyển sinh Sử dụng văn bằng tốt nghiệp không hợp pháp Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức Có hành động phá hoại kỳ thi, hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác. Sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.
Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết: “Những thí sinh đã bị kỷ luật trong thi đợt 1 sẽ không được dự các đợt thi kế tiếp trong năm đó tại các trường khác. Kết thúc kỳ thi, Bộ sẽ thực hiện kiểm dò các khâu trong thi theo đúng quy chế”.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Các trường ĐH khó xác định máy thu - phát trong phòng thi
Quy định mới của Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh mang vào phòng thi các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi... Điều này đã làm khó cho các trường đại học.
Cán bộ coi thi đối chiếu ảnh với thí sinh dự thi đại học năm 2011 để phòng ngừa thi hộ.
Quá cập rập!
Điểm mới nhất trong tuyển sinh 2012 mà Bộ GD-ĐT vừa sửa đổi, bổ sung là cho phép thí sinh được phép mang vật dụng vào phòng thi là các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi và người sử dụng không nghe được âm thanh, không xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ nếu không có thiết bị hỗ trợ khác Thí sinh không được mang vào phòng thicác loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh và thiết bị mà người sử dụng có thể nghe được âm thanh, xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ hoặc có thể truyền thông tin ra ngoài phòng thi.
Lãnh đạo của nhiều trường đại học rất hoan nghênh ủng hộ phương án này của Bộ vì sẽ ngăn chặn được tình trạng gian lận cao trong thi. Tuy nhiên, quy định trên được Bộ phát ra ngày 1/7/2012 khiến các trường đại học cập rập triển khai vội bởi công tác tập huấn cán bộ coi thi đã hoàn tất từ trước. Đặc biệt, hiện các trường lo lắng nhất là khó xác định được các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi...
Ông Nguyễn Thanh Chương - trưởng phòng đào tạo trường ĐH Giao thông Vận tải cho biết: "Trường đã thông báo khẩn tới các điểm thi về quy định mới này của Bộ GD-ĐT để trưởng các điểm thi phổ biến tới cán bộ coi thi vì gấp quá. Nhưng điều chúng tôi lo lắng nhất là rất khó xác định phương tiện không phát hình, phát tiếng vì phải là người có kỹ thuật mới xác định được. Tôi sợ rằng sẽ "loạn" phòng thi vì nếu thí sinh liên tục chụp ảnh, ghi hình trong giờ làm bài".
Còn Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Hà Nội, Lê Quốc Hạnh cho hay, Hội đồng thi của trường luôn chấp hành các quy định của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, ông Hạnh cho rằng, khó lường trước được điều gì xảy ra bởi không đủ trình độ để kiểm tra các thiết bị mà thí sinh được phép mang vào phòng thi. Trường chỉ thông báo kịp cho thí sinh về trách nhiệm của các em trong phòng thi và những vật dụng mang vào phòng thi và không được mang vào phòng thi".
Gây khó cho các trường!
PGS.TS Lê Trọng Thắng - trưởng phòng đào tạo trường ĐH Mỏ Địa chất cho biết: "Quy định trên của Bộ đưa ra có mặt được và chưa được. Mặt được là khắc phục chống tiêu cực công nghệ cao. Mặt khác là hơi rối, bởi hiện nay cán bộ coi thi chưa có kỹ năng để kiểm tra, xác định được phương tiện nào chỉ có chức năng thu nhưng không có chức năng phát. Nếu giám thị không xác định được phương tiện có phát thông tin mà để thí sinh sử dụng sợ lộ đề thi sẽ rất nguy hiểm. Và, ngược lại nếu giám thị không xác định được phương tiện không có chức năng phát mà kỷ luật thí sinh hoặc thu lại phương tiện thì vi phạm quy chế tuyển sinh sẽ bị kỷ luật".
Đồng quan điểm, PGS.TS Phạm Văn Điển, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Lâm nghiệp cho hay: "Theo tôi, đây chưa phải là giải pháp hay và phù hợp với điều kiện hiện nay. Vẫn biết rằng, nhiệm vụ chính của thí sinh là đi thi và tập trung làm bài thi thật tốt chứ không dám làm việc quay cóp để tố cáo tiêu cực bởi vì thi đại học từ trước tới nay rất nghiêm túc. Nhưng hiện nay, Bộ quy định cho phép thí sinh được sử dụng thiết bị hiện đại như vậy trong phòng thi lại gây khó khăn cho các cán bộ coi thi vì rất khó phân loại và khó xác định phương tiện nào thu mà không phát được bởi nó là sản phẩm công nghệ cao. Để đảm bảo an toàn, chúng tôi xác định nếu có nghi ngờ vật dụng nào đó thì cán bộ coi thi được phép yêu cầu thí sinh để ngoài phòng thi".
Theo PGS.TS Lê Hữu Lập - Phó Giám đốc Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông, bây giờ phương tiện truyền tin nào có thu mà không có phát nên quy định trên hơi khó đối với các trường. Quán triệt tinh thần trên, ngoài việc cán bộ phổ biến cho thí sinh, Học viện đã phôtô các phương tiện thí sinh được phép và không được phép mang vật dụng vào phòng thi, dán ngay cửa phòng thi để thí sinh đọc biết, nếu vi phạm là bị kỷ luật".
Hôm nay 3/7, thí sinh bắt đầu làm thủ tục đăng ký dự thi ĐH đợt 1.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Gần 1 triệu thí sinh ĐKDT tốt nghiệp THPT 2012 Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, kì tốt nghiệp THPT năm nay có 963.571 thí sinh (TS) ĐKDT, trong đó có 856.271 TS giáo dục THPT, 107.300 TS GDTX. So với năm 2011 thí số lượng thí sinh ĐKDT giảm 8,5%. Ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), Phó trưởng ban...