Bài tập tốt cho người bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm, có thể kèm loét xuất hiện ở niêm mạc đại tràng.
Ngoài điều trị bằng thuốc, các biện pháp tự nhiên như tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn… cũng có thể giúp giảm triệu chứng và giảm số lần tái phát viêm đại tràng…
1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh viêm đại tràng
Tập thể dục là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tốt cho những người bị viêm đại tràng.
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp:
Giảm căng thẳng Tăng cường hệ miễn dịch
Cải thiện sức khỏe tâm lý
Giảm trầm cảm , lo lắng
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Tăng cường xương
Cải thiện sức mạnh cơ bắp…
Trong thời gian bùng phát bệnh viêm đại tràng, việc tập thể dục có thể khó khăn hoặc không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, nên bạn cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân để điều chỉnh kế hoạch tập luyện cho phù hợp.
2. Một số bài tập hỗ trợ triệu chứng viêm đại tràng
2.1. Thiền và yoga
Người bệnh viêm đại tràng thường có tâm trạng lo lắng, căng thẳng, thậm chí có nguy cơ bị trầm cảm. Chính bởi vậy, các thực hành thân – tâm như yoga, chánh niệm và thiền định có thể giúp người bệnh giảm căng thẳng, cải thiện trạng thái tinh thần, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể.
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Bệnh viêm ruột, tạp chí chính thức của Tổ chức Crohn’s & Colitis Foundation of America (CCFA), tập thiền và các kỹ thuật dựa trên chánh niệm khác mang lại những cải thiện lâu dài về sức khỏe tinh thần, chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột nói chung và viêm đại tràng nói riêng.
Bên cạnh đó, các động tác yoga được biết đến có lợi cho người bệnh viêm đại tràng bao gồm tư thế em bé, tư thế cánh bướm, tư thế chiến binh 1, tư thế con mèo – con bò, tư thế cái ghế, tư thế xác chết…
Video đang HOT
- Tư thế em bé: Ngồi quỳ gối trên thảm, từ từ gập người về phía trước giữa hai đùi, hai tay duỗi thẳng trước mặt và lòng bàn tay úp xuống thảm. Dồn sức nặng của nửa phần trên cơ thể lên đùi. Hít thở sâu, giữ tư thế trong 30 giây đến 1 phút hoặc lâu hơn rồi nâng người về tư thế ban đầu.
- Tư thế con mèo – con bò: Giữ nguyên tư thế kết thúc sau khi tập động tác em bé, hít vào, từ từ võng lưng xuống, bụng đưa về gần mặt sàn, hông đẩy lên cao, tạo tư thế con bò. Thở ra, ấn tay vào mặt sàn, chân siết chặt, cánh tay trụ vững cơ thể, bụng hóp lại, cong lưng lên cao nhất có thể và cúi đầu, tạo tư thế như con mèo. Thực hiện luân phiên 2 tư thế này trong 5 nhịp thở, chậm rãi, hít thở sâu.
- Tư thế cái ghế: Bắt đầu bằng cách đứng thẳng trong tư thế quả núi, gập đầu gối cho đến khi đùi gần như song song với sàn, tưởng tượng như bạn đang ngồi trên 1 chiếc ghế. Nâng cao tay, lòng bàn tay hướng vào nhau, tay thẳng, không cong khuỷu tay. Giữ tư thế trong 5 đến 10 nhịp thở và quay lại tư thế quả núi.
Tư thế cái ghế.
2.2. Đi bộ
Đi bộ là một hoạt động mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người bệnh viêm đại tràng nên duy trì thói quen đi bộ nhằm giảm các triệu chứng của bệnh, đồng thời tăng cường sức khỏe tim, cơ và xương, tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện tinh thần…
Với người trưởng thành nên tham gia ít nhất 150 phút hoạt động thể chất với cường độ vừa phải mỗi tuần. Nếu bạn ít vận động, hãy bắt đầu bằng cách tăng dần số bước hàng ngày. Ví dụ bạn có thể nhắm tới 5.000 bước mỗi ngày trong một tuần, sau đó là 6.000 bước vào tuần tiếp theo…
2.3. Thể dục nhịp điệu
Các bài tập aerobic như đạp xe, đi bộ nhanh, khiêu vũ, bơi lội… rất tốt cho sức khỏe, phù hợp với hầu hết các độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Đối với người mắc bệnh viêm đại tràng, tập aerobic giúp kích thích hoạt động của đại tràng, giảm căng thẳng tinh thần do lo lắng, cải thiện chất lượng giấc ngủ, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể.
Những người lớn tuổi cũng có thể tập aerobic nhằm giữ cho cơ bắp khỏe mạnh, duy trì khả năng vận động. Đồng thời, nó cũng làm giảm nguy cơ chấn thương và té ngã do mất thăng bằng.
Khi lựa chọn tập aerobic, hãy bắt đầu thật chậm rãi. Người tập có thể đi bộ 5 phút vào buổi sáng và 5 phút vào buổi tối. Ngày hôm sau, tăng thêm vài phút cho mỗi buổi đi bộ và tăng tốc độ hơn một chút. Một thời gian ngắn sau, người tập có thể đi bộ nhanh ít nhất 30 phút/ngày.
Các bài tập aerobic rất tốt cho sức khỏe và phù hợp với hầu hết các độ tuổi và tình trạng sức khỏe.
3. Lưu ý khi tập luyện
Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả khi tập luyện, tốt nhất người bệnh viêm đại tràng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các bài tập và tần suất phù hợp. Đừng quên khởi động trước khi tập, điều này không chỉ giúp bạn làm ấm cơ thể mà còn giúp làm giãn khớp xương và cơ, nhằm hạn chế những chấn thương khi luyện tập.
Tránh tập luyện quá sức bởi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Tùy từng tình trạng sức khỏe, nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng và không gây căng thẳng cho cơ bụng, đồng thời điều chỉnh thời gian và tần suất tập sao cho phù hợp. Tránh ăn uống quá no hoặc quá đói trước khi tập thể dục.
Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào trong quá trình tập thể dục, nên dừng lại và nghỉ ngơi, lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những điều cần lưu ý để tránh bị viêm ruột
Bệnh viêm ruột thường xảy ra ở người trưởng thành, tuy nhiên gần đây có nhiều cảnh báo về chứng bệnh viêm ruột, trong đó trẻ em cũng là đối tượng nguy cơ của bệnh.
Thủ phạm gây viêm ruột
Khi cơ thể khỏe mạnh, hiếm khi mọi người chú ý đến hoạt động của hệ tiêu hóa trừ khi chúng gặp bất ổn, như trong trường hợp của bệnh viêm ruột.
Bệnh viêm ruột gồm hai bệnh mạn tính gây ra là: viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Các tổn thương này không định khu ở một chỗ mà có thể lan tỏa ảnh hưởng các vị trí khác trên đường tiêu hóa. Viêm do Crohn ăn sâu vào các lớp của thành ruột và trong khi viêm loét đại tràng chỉ ảnh hưởng đến niêm mạc của ruột.
Bệnh viêm ruột thường xảy ra ở người trưởng thành, tuy nhiên gần đây có nhiều cảnh báo về chứng bệnh viêm ruột, trong đó trẻ em cũng là đối tượng nguy cơ của bệnh.
Thủ phạm gây viêm ruột gồm nhiều yếu tố như: môi trường, chế độ ăn uống, và di truyền. Ngoài ra viêm ruột còn có khả năng liên quan đến một khiếm khuyết di truyền ảnh hưởng hệ thống miễn dịch hoạt động và viêm được kích hoạt phản ứng với một đại lý vi phạm, giống như vi khuẩn, virus, hoặc protein trong thực phẩm như thế nào.
Dấu hiệu và triệu chứng gây viêm ruột
Bệnh viêm ruột có thể khó chẩn đoán do không có các triệu chứng rõ ràng ngay cả khi ruột đã bị ảnh hưởng trong nhiều năm. Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là tiêu chảy và đau bụng.
Tiêu chảy có thể từ nhẹ đến nặng (có thể đến 20 lần/ ngày). Tiêu chảy cấp có thể dẫn đến mất nước, trụy tim mạch, shock, nhịp tim nhanh, và tụt huyết áp. Nếu kèm mất máu, dù là mất một lượng máu nhỏ trong phân cũng có thể dẫn tới thiếu máu.
Với bệnh Crohn, những người bị viêm ruột cũng có thể táo bón điều này có thể xảy ra như kết quả của một tắc nghẽn trong lòng ruột.
Máu trong phân : Quá trình thực phẩm di chuyển qua đường tiêu hóa có thể dẫn đến chảy máu. Máu đỏ tươi trong bồn cầu hoặc máu sẫm màu trộn với phân.
Sốt, mệt mỏi và sụt cân: Cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân bị viêm ruột do thiếu ăn, mất nước vì tiêu chảy và viêm ruột mạn tính.
Viêm ruột có thể ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác của cơ thể như viêm nhiễm ở các nơi khác như ở các khớp, mắt, da và gan, vùng hậu môn có thể xuất hiện các áp xe và trĩ.
Trẻ mắc bệnh viêm ruột loét đại tràng hay bệnh Crohn, có thể sẽ chậm lớn và chậm dậy thì do thiếu hấp thu dưỡng chất.
Các triệu chứng nếu có lại không đặc hiệu do đó gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh.
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh đường ruột, trong đó có viêm ruột.
Cách hạn chế viêm ruột
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh đường ruột, trong đó có viêm ruột. Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm nặng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột, đặc biệt là trong tình trạng cấp tính.
Những việc cần làm
Ăn các bữa ăn nhỏ: Nếu cảm thấy tốt hơn, hãy ăn 5-6 bữa ăn nhỏ 1 ngày thay vì 2 hoặc 3 bữa lớn.
Uống nhiều nước: Hãy cố gắng uống nhiều nước các loại hàng ngày.
Ưu tiên lựa chọn thực phẩm ít chất béo.
Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả và ngũ cốc nguyên chất.
Bổ sung sữa chua trong bữa ăn hằng ngày. Lợi khuẩn và men probiotic có trong sữa chua vô cùng tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Không những thế, chúng còn tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tạo ra hàng rào để ngăn không cho vi khuẩn gây bệnh tiến vào máu, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, giúp chuyển hóa đường lactose thành những loại đường mà đường ruột dễ hấp thu, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
Duy trì giấc ngủ tốt và chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao.
Những việc cần tránh
Hạn chế những thực phẩm làm cho các dấu hiệu và triệu chứng viêm ruột nặng hơn. Những thực phẩm này có thể bao gồm đậu, bắp cải, bông cải xanh, nước trái cây nguyên liệu và hoa quả, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt, thức ăn cay, bỏng ngô, rượu và thức ăn, thức uống có chứa caffeine như sô-cô-la, soda.
Hạn chế các sản phẩm sữa: Những vấn đề như tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng ở bệnh viêm ruột có thể được cải thiện khi hạn chế hoặc loại bỏ các sản phẩm sữa.
Hạn chế rượu và đồ uống có chứa caffeine kích thích ruột có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn, trong khi đồ uống có ga thường xuyên tạo ra khí.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
Chế độ ăn giúp người bệnh ung thư đại tràng nâng cao thể trạng Ngoài việc tuân thủ điều trị ung thư đại tràng thì chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, quá trình điều trị và khả năng phục hồi của người bệnh. 1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh ung thư đại tràng Ung thư đại tràng là u xuất hiện ở...