Bài tập tốt cho người bệnh Nocardia
Người bệnh nhiễm Nocardia cần có một chế độ chăm sóc toàn diện để hỗ trợ quá trình phục hồi, trong đó các bài tập đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tổng quát, tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu các tác động tiêu cực của bệnh lên cơ thể.
1. Vai trò của tập luyện với người nhiễm Nocardia
Nocardia là một loại vi khuẩn gram dương, hiếu khí, thường có trong đất, bụi, và nước. Bệnh do Nocardia gây ra, còn được gọi là nhiễm Nocardia, thường xảy ra khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc vết thương trên da.
Nocardia chủ yếu ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch suy yếu, như bệnh nhân ung thư, đái tháo đường, hoặc người dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm Nocardia là viêm phổi, với các dấu hiệu như ho, sốt, đau ngực, và khó thở.
Nhiễm Nocardia cũng có thể lan ra các bộ phận khác như não, da, và thận, gây ra áp xe hoặc viêm màng não.
Chẩn đoán nhiễm Nocardia đa phần dựa trên việc nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu mô, dịch cơ thể, hoặc vết thương.
Việc điều trị thường kéo dài và bao gồm kháng sinh, với sulfonamide là loại thuốc phổ biến nhất. Tuy nhiên, việc điều trị sớm và đúng cách rất quan trọng để tránh các biến chứng nghiêm trọng, do bệnh có thể tiến triển nhanh và đe dọa tính mạng.
Người bệnh nhiễm Nocardia, đặc biệt là những người bị suy giảm hệ miễn dịch, cần có một chế độ chăm sóc toàn diện để hỗ trợ quá trình phục hồi. Trong đó, các bài tập luyện đóng vai trò quan trọng đối với việc cải thiện sức khỏe tổng quát, tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu các tác động tiêu cực của bệnh lên cơ thể.
Bài tập hít thở sâu hỗ trợ làm sạch phổi ở người nhiễm Nocardia.
Nhiễm Nocardia thường gây ra các triệu chứng liên quan đến hô hấp như ho, khó thở và viêm phổi. Vì vậy, các bài tập nhẹ nhàng, đặc biệt là các bài tập hít thở sâu và giãn cơ, có thể giúp cải thiện chức năng phổi.
Các bài tập như yoga, các động tác giãn cơ toàn thân giúp người bệnh kiểm soát hơi thở tốt hơn, tăng cường khả năng trao đổi khí và cải thiện quá trình phục hồi phổi. Việc hít thở sâu cũng giúp làm sạch phổi và đẩy đờm ra ngoài, giảm triệu chứng viêm phổi.
Ngoài ra, việc tập thể dục đều đặn giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp oxy và dưỡng chất cho các tế bào, hỗ trợ quá trình tái tạo mô và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng và vừa sức, tránh vận động quá mạnh, gây căng thẳng cho cơ thể vốn đang suy yếu.
Bên cạnh việc tăng cường thể lực, các bài tập thể dục còn giúp cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng và lo âu. Một tinh thần thoải mái, cùng với chế độ chăm sóc dinh dưỡng và điều trị hợp lý, sẽ giúp người bệnh đối phó tốt hơn với nhiễm Nocardia.
2. Những bài tập tốt cho người nhiễm Nocardia
Bài tập 1: Bài tập hít thở sâu (Diaphragmatic Breathing)
- Cách thực hiện:
Ngồi hoặc nằm thoải mái.
Đặt một tay lên bụng và một tay lên ngực.
Hít sâu qua mũi, cảm nhận bụng phồng lên khi không khí lấp đầy phổi.
Thở ra chậm qua miệng, cảm nhận bụng xẹp xuống.
Lặp lại 5 – 10 lần, hít thở đều và chậm.
- Tác dụng: Bài tập này giúp cải thiện dung tích phổi, hỗ trợ làm sạch phổi, giảm đờm. Đồng thời góp phần tăng cường trao đổi oxy, cải thiện chức năng hô hấp.Làm giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện cảm giác khó thở.
Video đang HOT
Bài tập giãn cơ lưng và cột sống cải thiện khả năng hô hấp ở người nhiễm Nocardia.
Bài tập 2: Bài tập co giãn cơ ngực
- Cách thực hiện:
Đứng hoặc ngồi thẳng lưng.
Đặt tay lên hông, hít sâu qua mũi, đồng thời mở rộng lồng ngực và đẩy vai ra sau.
Giữ trong 3 – 5 giây rồi thở ra chậm qua miệng, thả lỏng vai.
Lặp lại 8 – 10 lần.
- Tác dụng: Bài tập này giúp mở rộng phổi, cải thiện khả năng hô hấp và giảm khó thở. Đồng thời giảm căng cứng cơ vai và lưng do ho kéo dài hoặc khó thở, tăng cường sức bền cho lồng ngực.
Bài tập 3: Bài tập kéo giãn cơ liên sườn
- Cách thực hiện:
Ngồi thẳng trên ghế, hai chân chạm sàn.
Giơ một cánh tay qua đầu, kéo dài về phía đối diện.
Giữ tư thế trong 10 – 15 giây, cảm nhận sự kéo giãn ở bên sườn.
Đổi bên và lặp lại 5 – 8 lần.
- Tác dụng: Bài tập này giúp làm giảm áp lực lên phổi, tăng khả năng co giãn của cơ liên sườn. Hỗ trợ mở rộng dung tích phổi, quá trình trao đổi khí.Cải thiện linh hoạt và giảm căng thẳng cơ liên sườn do ho hoặc khó thở.
Bài tập chân dựa tường giúp tăng tuần hoàn máu.
Bài tập 4: Bài tập giãn cơ lưng và cột sống (Cat-Cow Stretch)
- Cách thực hiện:
Bắt đầu ở tư thế bốn chân, chống người trên hai tay và hai chân, đầu gối chạm sàn.
Khi hít vào, nâng đầu và ngực lên, đẩy bụng xuống dưới, lưng cong như hình con bò.
Khi thở ra, cúi đầu, uốn cong lưng lên trời như con mèo.
Lặp lại 5 – 10 lần, hít thở đều đặn.
- Tác dụng: Bài tập này giúp cải thiện sự lưu thông máu trong phổi và cơ quan nội tạng. Giảm căng cơ, cải thiện linh hoạt của cột sống, hỗ trợ tư thế ngồi đúng cách. Tăng cường sự thoải mái cho cơ thể và giảm các cơn đau lưng do hô hấp khó khăn.
Bài tập 5: Tư thế chân dựa tường
- Cách thực hiện:
Nằm ngửa trên thảm, đặt chân dựa vào tường.
Duỗi thẳng chân dọc theo tường, giữ lưng và mông áp sát sàn.
Thả lỏng tay, để dọc theo thân hoặc đặt lên bụng.
Giữ tư thế từ 5 – 10 phút, thở sâu và đều.
- Tác dụng: Tư thế này giúp tăng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi và cải thiện chức năng hô hấp. Ngoài ra, tư thế này còn hỗ trợ thư giãn cơ bắp và hệ thần kinh, giảm căng thẳng hiệu quả.
3. Lưu ý khi tập luyện
- Người nhiễm Nocardia thường có hệ miễn dịch suy yếu hoặc gặp khó khăn trong việc hô hấp. Vì vậy, nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, tránh những bài tập đòi hỏi sức mạnh và cường độ cao vì chúng có thể làm tăng gánh nặng cho cơ thể và hệ hô hấp.
- Người bệnh cần lắng nghe cơ thể, nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi và không cố gắng tập luyện quá sức. Việc tập quá sức có thể làm cơ thể suy yếu và kéo dài quá trình hồi phục.
- Xen kẽ giữa thời gian tập và thời gian nghỉ, cho phép cơ thể có đủ thời gian hồi phục sau mỗi buổi tập.
- Nên tránh tập khi cơ thể còn sốt, vì sốt là dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đang diễn biến phức tạp hơn.
- Tập luyện trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, có không khí trong lành. Tránh các môi trường quá ẩm ướt hoặc ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm tình trạng hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tập từ 2 – 3 lần mỗi tuần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây áp lực quá lớn lên cơ thể.
- Đảm bảo uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện để tránh mất nước, đặc biệt quan trọng đối với người bệnh đang có nhiễm trùng.
Viêm tai giữa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus...
Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tai giữa.
Do sức đề kháng yếu, vòi nhĩ rộng và ngắn nên trẻ em thường bị viêm tai giữa nhiều hơn người lớn.
1. Tổng quan về tai giữa
Tai giữa có nhiệm vụ chính là truyền các rung động từ màng nhĩ đến tai trong thông qua chuỗi xương con, giúp chúng ta nghe được âm thanh.
Tai được chia thành 3 phần chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa (khu vực phía sau màng nhĩ) bị nhiễm trùng gây sưng, đau, sốt, chảy dịch. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất là trẻ em từ 6-36 tháng tuổi do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh, miễn dịch yếu.
Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus,...
Tùy vào mức độ nhiễm trùng, viêm tai giữa thường được chia thành các loại bao gồm:
Viêm tai giữa cấp tính: Thường là một biến chứng của rối loạn chức năng vòi nhĩ xảy ra trong một đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus.
Viêm tai giữa mạn tính: Là tình trạng viêm tai giữa dai dẳng, bị chảy mủ lâu ngày qua lỗ thủng màng nhĩ (thường trên 12 tuần).
Viêm tai giữa ứ dịch: Là tình trạng niêm mạc của tai giữa bị viêm và tiết dịch, nhưng dịch này không chảy ra ngoài tai mà bị ứ lại phía sau màng tai.
2. Nguyên nhân gây viêm tai giữa
Nhiễm trùng tai do vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa gây ra. Tình trạng nhiễm trùng cũng thường xảy ra do cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng gây tắc nghẽn cửa mũi sau (viêm VA), vùng họng và vòi nhĩ.
Vòi nhĩ (vòi Eustachian): Là một ống vòi tai có kích thước rất hẹp, nối tai giữa và vòm họng. Vòi nhĩ làm nhiệm vụ điều chỉnh áp suất không khí và làm mới không khí trong tai, đồng thời thoát chất tiết bình thường từ tai giữa. Khi vòi nhĩ bị sưng có thể làm tắc nghẽn, khiến chất lỏng tích tụ trong tai giữa gây nhiễm trùng. Ở trẻ em, các vòi nhĩ chưa phát triển nên thường hẹp và nằm ngang hơn, khiến cho việc thoát nước khó khăn dẫn đến dễ bị nhiễm trùng tai giữa.
VA (Adenoids ): Là mô lympho nhỏ nằm ở phía sau mũi, có vai trò trong hoạt động như một hệ miễn dịch. Do VA nằm gần chỗ mở của các vòi nhĩ, nên khi VA bị viêm sưng to, có thể làm tắc nghẽn vòi nhĩ, dẫn đến nhiễm trùng tai giữa. Viêm tai giữa do viêm VA thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn.
Cơ địa hoặc dùng thuốc không đúng cách: Cơ địa viêm mũi dị ứng, hen suyễn, tiếp xúc khói thuốc lá, suy dinh dưỡng, không được bú mẹ 6 tháng đầu, nhà đông con... các bé này rất dễ bị viêm nhiễm hô hấp, hay bị V.A lớn làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.
3. Triệu chứng viêm tai giữa
Triệu chứng nhiễm trùng tai thường nhanh chóng và biểu hiện khác nhau giữa người lớn và trẻ em.
Trẻ em thường có các dấu hiệu viêm tai giữa: đau tai, đặc biệt khi nằm; khó ngủ; khóc nhiều; nghe kém hoặc phản ứng kém với âm thanh; mất thăng bằng; sốt 38 độ trở lên; dịch chảy ra từ tai; đau đầu; ăn/bú kém.
Ở người lớn có các dấu hiệu: cảm giác đau nhức trong tai, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, khả năng học tập và làm việc. Viêm tai giữa còn gây đau đầu kéo dài có thể khiến người bệnh mất ngủ và gây mệt mỏi kéo dài cho cơ thể.Cơ thể sốt nhẹ đến sốt vừa, có dịch trong tai, nghe không rõ.
4. Điều trị viêm tai giữa
Để chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cần được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa với sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại để nội soi tai và đo chức năng tai.
Các nhóm thuốc điều trị bao gồm kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc nhỏ tai. Lưu ý kháng sinh điều trị đợt cấp viêm tai giữa mạn có nhiều nhóm.
Có một số trường hợp điều trị kháng sinh kéo dài không đáp ứng, bệnh nhân được lấy mủ cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để điều trị. Bác sĩ sẽ dùng ống hút và que bông chuyên dùng để làm sạch mủ đọng ở ống tai, giúp dẫn lưu mủ trong tai giữa ra ngoài tốt hơn và sử dụng thuốc nhỏ tai hiệu quả hơn.
Cần lưu ý thuốc nhỏ tai cũng có nhiều loại, những thành phần có Neomycin rất độc cho tai trong, có thể gây nên nghe kém khi dùng cho bệnh nhân thủng màng nhĩ. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Khi đợt cấp đã điều trị ổn định, bạn nên có các biện pháp dự phòng bệnh tái phát, giữ cho tai được khô. Ảnh minh họa
5. Dự phòng bệnh viêm tai giữa tái phát
Khi đợt cấp đã điều trị ổn định, bạn nên có các biện pháp dự phòng bệnh tái phát, giữ cho tai được khô:
Hạn chế nước vào tai: có thể sử dụng nút bông hoặc núm tai bảo vệ khi tắm gội hoặc đi bơi.
Hạn chế ngoáy tai, sử dụng chung đồ vệ sinh tai với người khác hoặc lấy ráy tai ngoài hàng cắt tóc. Các thói quen này dễ dẫn đến viêm ống tai ngoài, nếu không điều trị kịp thời tổn thương có thể qua lỗ thủng màng nhĩ gây viêm tai giữa tái phát.
Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.
Giảm tiếp xúc với nhiều trẻ khác, nhằm ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên - nguyên nhân gây viêm tai thường xuyên.
Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.
Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
Khi có biểu hiệm viêm mũi họng bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị sớm để có thể tránh các biến chứng viêm tai giữa xảy ra.
Đồng Nai điều trị thành công bệnh sởi nặng cho bệnh nhi 1 tuổi nhiều bệnh nền Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa điều trị thành công bệnh nhi bị bệnh sởi nặng. Đây là ca bệnh sởi nặng nhất tại Đồng Nai kể từ đầu năm 2024 đến nay. Bác sĩ Phạm Kiều Trang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai kiểm tra sức khỏe cho bé...